Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủ tịch Hội Khoa Tâm lý - Giáo Dục TP. HCM Đinh Phương Duy: Trẻ em ngày nay có quá ít thời gian vui chơi

Thứ tư, 10:00 27/09/2017 | Gia đình

Bài phóng sự “Trẻ phải học từ sớm đến khuya” của báo Tuổi Trẻ đang gây xôn xao dư luận những ngày qua, khi phản ánh một thực trạng đáng buồn về việc trẻ em ngày nay có quá ít thời gian để vui chơi. Thay vào đó, các em bị nhồi nhét và bắt ép học hành.

Phụ huynh dường như đang bị xoáy vào một cuộc đua để biến con mình trở nên xuất chúng. Tiến sĩ Đinh Phương Duy – Chủ tịch Hội Khoa Tâm lý Giáo dục TP.HCM đặt ra trăn trở: “Khi nào thì cha mẹ mới hiểu đúng về việc cho con trẻ chơi đùa?”


Chủ tịch Hội Khoa Tâm lý - Giáo Dục TP. HCM Đinh Phương Duy

Chủ tịch Hội Khoa Tâm lý - Giáo Dục TP. HCM Đinh Phương Duy

Xin chào Tiến sĩ, ông nhìn nhận như thế nào về bài viết phóng sự của báo Tuổi Trẻ? Liệu bộ ảnh có phản ánh đúng thực trạng của trẻ em thời hiện đại hay không?

Tôi đã xem bài viết phóng sự của báo Tuổi Trẻ, các tác giả đã có những quan sát tinh tường và phản ánh rất đúng thực tế. Xã hội đang phát triển rất nhanh chóng và đúng là trẻ em ngày nay cũng đang bị cuốn theo nhịp sống vội vã của người lớn, các em đối diện với quá nhiều áp lực và gần như không có thời gian để vui chơi. Điều tôi muốn chia sẻ là vui chơi cần phải thực sự phù hợp với các đặc điểm tâm - sinh lý của các em chứ không đơn giản chỉ là người lớn “khoán” cho một thiết bị điện tử để các em miệt mài chơi game hoặc lướt Internet. Thực trạng này vốn đã xảy ra từ lâu và luôn là một bài toán nan giải cho các nhà giáo dục Việt Nam. Điều đáng lo ngại là bố mẹ Việt đều biết điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến con cái, tuy nhiên họ vẫn xem đây là chuyện “thường ngày ở huyện”, hoặc của “con cái nhà ai” chứ chưa nhận thức đúng về những hệ quả đang gây ảnh hưởng “âm ỉ” đến chính những đứa con của mình.

Hình ảnh các bé vẫn mặc nguyên bộ đồng phục để đến lớp học thêm gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Hình ảnh các bé vẫn mặc nguyên bộ đồng phục để đến lớp học thêm gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Liệu đây có phải là thực trạng của trẻ em Châu Á nói chung hay không thưa Tiến sĩ, khi mà ở những đất nước như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… những bà mẹ “hổ” luôn đặt áp lực việc học tập lên trẻ và vô tình làm trẻ mất đi tuổi thơ đúng nghĩa của mình?

Đúng là tại một số nước châu Á, tư duy nuôi dạy trẻ vẫn còn đặt nặng thành tích, điểm số, chỉ tiêu giỏi toàn diện… khiến cho trẻ em ngay từ nhỏ đã phải vắt chân lên cổ bận rộn học hành. Một số ông bố bà mẹ cho rằng trẻ cần phải học tập từ thật sớm, và học thật cần mẫn bất kể lúc nào thì mới có thể đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho trẻ. Trong khi sự phát triển não bộ, tư duy và những kĩ năng về cuộc sống, sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho trẻ, đều đến từ nhiều nguồn khác khác nhau, trong đó có một điều đặc biệt: Sự tự do vui chơi bên cạnh việc học hành căng thẳng! Hệ lụy của áp lực học tập là trẻ phải gắn tuổi thơ của mình với những trang sách và kỳ vọng lớn lao của bố mẹ. Ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, số trẻ em tự tử vì áp lực học tập luôn chiếm tỷ lệ cao. Tại Việt Nam, đáng buồn thay cũng có những trường hợp như thế. Mới đây nhất là trường hợp một em học sinh lớp 9 bị điểm 3 môn tiếng Anh - môn học mà em giỏi và tự tin nhất - trong kỳ thi sát hạch đầu năm. Kết quả này đã làm em bị trầm cảm nặng, không muốn đi học và sau đó đã tử tự.

Ở các nước phương Tây, phụ huynh quan niệm như thế nào về giờ chơi cho trẻ? Cách họ cân bằng giờ chơi và học cho trẻ như thế nào thưa ông?

Phương pháp giáo dục của các nước có nhiều sự khác biệt, nhất là giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Học sinh ở các nước đang phát triển không cần phải đi học thêm hay tốn quá nhiều thời gian một cách tuyệt đối cho việc học mỗi ngày. Ví dụ như ở Mỹ, học sinh thường vào học lúc 8h-9h sáng (muộn hơn 1 tiếng so với ở Việt Nam), giúp các bạn nhỏ được ngủ thêm nhiều hơn, đem lại hiệu quả học tập cao hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu giờ học muộn hơn một tiếng thì trung bình điểm thi toán tăng 2,2% và điểm thi môn đọc tăng 1,5%. Một ngày học của học sinh Mỹ chỉ kéo dài khoảng 7 tiếng (bao gồm giờ nghỉ giải lao), như thế học sinh có thêm thời gian rảnh để tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục thể thao .

Thưa Tiến sĩ, một đứa trẻ nếu bị tước mất những giờ chơi đùa quý giá thì sẽ có hệ quả như thế nào đối sự phát triển thể chất, trí tuệ, cảm xúc?

Trẻ sẽ phải gánh những hệ lụy như thừa cân, béo bụng vì ít hoạt động thể chất, phát triển chậm về năng lực cảm xúc, sáng tạo, ngôn ngữ, giao tiếp, bị trầm cảm, thụ động… Một khảo sát gần đây tại một số trường tiểu học và THCS tại Hà Nội và Đà Nẵng cho thấy, hơn 15% trẻ em gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như tăng động giảm chú ý, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi. Ngoài ra, việc ngồi học quá nhiều mà không được vận động thể chất thường xuyên cũng sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo bụng. Một khảo sát khác trên gần 5.000 học sinh ở Tp.HCM độ tuổi từ 10 đến 15 cũng cho thấy 31% em bị béo bụng. Đặc biệt, không chỉ học sinh từ 10 đến 15 tuổi mà ngay cả các em từ 6 đến 10 tuổi bị béo bụng cũng có chiều hướng gia tăng.

Bé được mẹ đút vội gói xôi ngay trước cổng trường để kịp thời gian “chạy show” đến lớp học kế tiếp. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Bé được mẹ đút vội gói xôi ngay trước cổng trường để kịp thời gian “chạy show” đến lớp học kế tiếp. Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Thưa Tiến sĩ, ông có đặt ra vấn đề lợi ích của việc cho trẻ được tự do vui chơi nhiều hơn. Vậy cụ thể là những lợi ích như thế nào thưa ông? Và các bậc phụ huynh tại Việt Nam cần phải hành động ra sao trước vấn đề này?

Việc cho trẻ được tự do vui chơi nhiều hơn khi đã xong việc học mang đến rất nhiều lợi ích. Trước hết bố mẹ cần phải thay đổi suy nghĩ rằng để trẻ tự do vui chơi sẽ dễ nảy sinh tính lười biếng hay tâm lý đua đòi ở trẻ. Thực tế, về mặt thể chất, nghiên cứu cho thấy trẻ em được vui chơi đầy đủ mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị béo phì, tiểu đường, cải thiện thể chất và mang lại những lợi ích đối với tim mạch. Còn về mặt trí tuệ, vui chơi đóng vai trò là cơ chế tiếp sức cho những suy nghĩ sáng tạo, làm tiền đề cho tinh thần can đảm, đức hy sinh, thúc đẩy năng lực tư duy, thể hiện cảm xúc cho trẻ… Chính vì vậy, bố mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ được thoái mái vui chơi ít nhất 2 giờ đồng hồ mỗi ngày để phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện!

Xin cảm ơn Tiến sĩ!

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng

Gia đình - 2 giờ trước

Quyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới

Gia đình - 4 giờ trước

Đoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc

Gia đình - 6 giờ trước

Năm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

Đôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời

Gia đình - 10 giờ trước

Tổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"

Gia đình - 12 giờ trước

Nội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh

Gia đình - 14 giờ trước

Hóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.

Top