Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chữa gan nhiễm mỡ bằng ăn uống

Thứ hai, 14:27 13/08/2012 | Sống khỏe

Siêu âm là phương pháp đơn giản phát hiện gan nhiễm mỡ. Về mặt điều trị, có nhiều biện pháp, tuy nhiên vấn đề kiêng kị trong ăn uống và sử dụng các món ăn – bài thuốc đóng một vai trò rất quan trọng.

Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan dưới 5%. Do ăn uống nhiều chất béo (lipid) hoặc do rối loạn chuyển hóa làm cho lượng mỡ trong gan vượt quá 5% gọi là gan nhiễm mỡ. Siêu âm là phương pháp đơn giản phát hiện gan nhiễm mỡ. Về mặt điều trị, có nhiều biện pháp, tuy nhiên vấn đề kiêng kị trong ăn uống và sử dụng các món ăn – bài thuốc đóng một vai trò rất quan trọng.
 
Những người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Ngô: Đây là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ. Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều các axit béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô có vị ngọt, tính bình. Ngô công dụng điều trung kiện vị lợi niệu, thường được dùng cho trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Ngô là món ăn phổ biến ở nước ta, nhất là tại vùng miền núi. Thường dùng dưới dạng cháo bột ngô.

Nhộng tằm: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tì bổ hư, trừ phiền giải khát. Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng món ăn hoặc tán thành bột để uống.
 
Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.

Nấm hương: Được xem là loại thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến món ăn.

Lá trà (chè): Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ chất béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy nó có khả năng làm tăng tính năng đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen: Cũng có tác dụng giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường được dùng làm rau ăn. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên chú trọng bổ sung các loại rau tươi như cải xanh cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan: cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp dưa gang, dưa chuột… có công dụng thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi tiểu; các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương… chứa nhiều axit béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt, cá ít mỡ và thức ăn chế biến từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen…

Và uống gì?

Nên dùng một trong những loại trà sau đây:

Trà khô 3g, trạch tả 15g, hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycered và lipopro – tein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng xơ vữa động mạch.
 
Trà khô 2g, uất kim (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày; có công dụng làm gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu khá tốt.

Trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) loa, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hàng ngày.

Rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống trong ngày. Loại trà này thích hợp với người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.

Trà tươi 30g, sơn tra 10g. Hai vị hãm nước sôi uống hàng ngày có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.

Hoa trà 2g, trần bì 2g, bạch linh 5g. Ba thứ thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tì hóa thấp, lợi niệu trừ đàm. Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ…; các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc… 
 
Theo Lương y Hoài Vũ
SK&ĐS
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 5 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 7 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 8 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 21 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Top