Chữa viêm tai giữa bằng cách này cả con nhỏ lẫn bố mẹ đều hết hẳn đau và khổ sở bấy lâu
GiadinhNet – Thời tiết này nhiều trẻ em và cả người lớn dễ mắc bệnh viêm tai giữa, chậm chữa là dễ biến chứng xấu. Các bác sĩ vừa đưa cách thổi bóng vào điều trị viêm tai giữa, nhưng khuyến cáo người dân không tự làm ở nhà vì sẽ rất nguy hiểm.
Cần biết về bệnh viêm tai giữa
Cả nhà đang ngủ say thì chị Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội) thấy bé Bi tấm tức khóc kêu đau tai. Chị lấy nước muối sinh lý nhỏ cho con, một lúc thấy bé ngủ tiếp chị mới yên tâm đi ngủ. Chưa đầy 10 phút sau bé Bi khóc váng lên vì tai đau hơn. Thế là nửa đêm hai vợ chồng lật đật đưa con đi cấp cứu ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và được bác sĩ xác định là bé bị viêm tai giữa.
Chị Hoa nhớ tới chồng chị năm ngoái cũng bị viêm tai giữa, nhưng do bận việc chủ quan nên tới khi tai chảy dịch vàng, chị hối thúc anh mới đi khám. Hậu quả là điều trị lâu và uống rất nhiều thuốc đặc trị, rất tốn kém và ảnh hưởng tới sức khỏe. Giờ bé Bi thì vốn bé bỏng lại uống nhiều thứ thuốc thì sẽ còn còi cọc tới mức nào. Chị chia sẻ lo lắng với bác sĩ và được động viên là giờ đã có phương pháp thổi bóng điều trị viêm tai giữa mới hiệu quả, tiết kiệm bớt chi phí và quan trọng là không phải uống nhiều thuốc như trước.
Theo định nghĩa y học, bệnh viêm tai giữa là hiện tượng tạo dịch trong lòng tai giữa (hòm tai) và các tế bào xương chũm (một trong 3 cấu trúc của tai giữa). Mùa mưa, giao mùa, thời tiết thay đổi, đi bơi lội về... là nhiều người có thể xuất hiện chứng viêm tai giữa - nhất là trẻ nhỏ. Nếu không kịp thời chữa trị đúng cách sẽ biến chứng nặng gây mất thính lực, nhiễm trùng, thậm chí là ảnh hưởng đến não.

Trẻ em rất hay mắc bệnh viêm tai giữa. Ảnh minh họa.
Viêm tai giữa chia thành 2 loại:
- Viêm tai giữa cấp: Hay gặp do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em (nhất là khi bị sởi, cúm, bạch hầu, ho gà... dưới 3 tuần). Bệnh ảnh hưởng đến tai giữa, màng nhĩ và nếu không chữa trị sớm đúng cách sẽ có mủ, chảy mủ và có thể tạo thành dịch… và để lâu khiến dịch chảy liên tục gây thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa có dịch tiết (tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn 3 tháng), thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm, đôi khi bệnh nhân mô tả có cảm giác đầy nặng tai.
Dù ở loại nào thì viêm tai giữa cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe, nếu tiết dịch còn gây khiếm thính kéo dài, không tốt cho sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân.

Sơ đồ viêm tai giữa do BV Đại học Y Hà Nội cung cấp
Nguyên nhân gây viêm tai giữa chủ yếu do viêm nhiễm mũi họng gây tắc vòi nhĩ, viêm mũi xoang mủ hoặc do vi khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh trào ngược, môi trường ô nhiễm, khí hậu lạnh cũng gây ra viêm tai giữa.
Trẻ em khi bị viêm tai giữa có triệu chứng sau:
- Trẻ nhỏ bị sốt cao có thể lên đến 39 - 40 độ C, quấy khóc, bỏ bú, kén ăn, nôn mửa kèm co giật, hay lắc đầu, dùng tay giụi lỗ tai.
- Trẻ lớn sẽ kêu đau tai, rối loạn tiêu hóa (dạng lỏng, đi ngoài nhiều lần), kèm sốt.
Khi thấy trẻ em hay sốt, nôn mửa, tiêu chảy cần báo với bác sĩ để được thăm khám kỹ, kịp thời phát hiện được bệnh viêm tai giữa cấp, kẻo bệnh rất nhanh trở nặng, gây vỡ và chảy mủ ra ngoài bởi màng tai bị thủng.
Khi màng tai thủng trẻ sẽ giảm sốt, quấy khóc, ăn uống tốt hơn, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, đi vệ sinh bình thường, giảm tình trạng đau tai… Nhưng đó là dấu hiệu bệnh biến chuyển nặng, chuyển sang viêm tai giữa mạn tính, hay viêm tai - xương chũm mạn tính và nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao.

Viêm tai giữa gây đau nhức rất khó chịu. Ảnh minh họa.
Viêm tai giữa không điều trị sẽ gặp nhiều biến chứng
Người lớn bị viêm tai giữa thấy đau tai xuất hiện nhiều lần, thậm chí là giật và đau nhói rất khó chịu, có thể lan đến đầu khiến hai bên bị tê cứng, chạm vào thấy nóng. Thính lực bị ù, nghe kém, ọc ọc như nước đọng trong tai. Khi thời tiết thay đổi thì dịch chảy ra nhiều hơn, màu vàng và hôi. Lúc này rất cần đi khám ở các bệnh viện chuyên khoa lớn, có trang thiết bị tốt, bác sĩ lành nghề để được nội soi, chữa trị đúng cách.
Tuy viêm tai giữa không nguy hiểm tính mạng, nhưng không điều trị sớm sẽ gặp nhiều biến chứng phức tạp. Điều trị bệnh viêm tai giữa chủ yếu là khôi phục lại thính lực, hạn chế bệnh lý phát triển, nếu không thủng màng nhĩ thì 8 ngày là ổn (tùy tình trạng bệnh).

Khi tai chảy dịch là bệnh đã nặng rồi, cần điều trị ngay. Ảnh minh họa.
Điều trị viêm tai giữa bằng bóng thổi
Việc điều trị viêm tai gữa không khó nếu không phải là những trường hợp đặc biệt (như viêm tai giữa sau sởi, viêm tai giữa do lao), nhưng bệnh rất hay tái phát nếu do có nguyên nhân từ viêm mũi họng. Vì vậy cha mẹ cần kiểm soát viêm mũi họng ở trẻ để bệnh không có nguy cơ lan vào tai giữa.
Các bác sĩ thường dùng phác đồ điều trị viêm tai giữa bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc làm loãng dịch.
Hoặc điều trị tại chỗ bằng thuốc nhỏ mũi, nhỏ tai bằng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm sung huyết. Bệnh nhân nặng hơn sẽ chích, rạch màng nhĩ, đặt ống thông khí.
Mới đây các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đưa phương pháp bóng thổi phối hợp dùng thuốc, chích rạch dẫn lưu màng nhĩ, đặt ống thông khí… để điều trị bệnh viêm tai giữa. Theo đó bác sĩ điều trị sẽ thổi khí vào tai giữa để dồn dịch ra và cân bằng áp lực giữa môi trường bên ngoài và tai giữa.
Ưu điểm của cách điều trị này là giúp bệnh nhân viêm tai giữa chóng hồi phục hơn, hạn chế việc phải uống thuốc như phương pháp điều trị cũ, giảm bớt chi phí điều trị cho bệnh nhân...

Khi tai có vấn đề cần đi khám ngay kẻo ảnh hưởng tới chức năng nghe. Ảnh minh họa.
Cách thổi bóng rất đơn giản:
- Bệnh nhân được làm sạch mũi (để khi thổi tránh dịch từ mũi xoang vào lại tai giữa).
- Đặt một đầu bóng vào một bên lỗ mũi, bịt bên mũi còn lại. Thổi dồn hơi từ vùng họng mũi (vòm mũi họng) đi qua vòi tai (ống thông giữa mũi với tai giữa) vào tai giữa.
- Thời gian thổi bóng kéo dài từ 10 - 14 ngày thì bệnh tiến triển tốt dần lên. Quá trình hồi phục tai giữa lâu nên thời gian thổi bóng có thể kéo dài tới 4 tuần.
Các bác sĩ khuyến cáo là bệnh nhân dùng phương pháp thổi bóng mới này cần được thực hiện ở các cơ sở y tế có chuyên khoa khám tai mũi họng để được giám sát, điều chính cách thở, phù hợp, kiểm soát được dịch trong mũi... Nếu sau 7 ngày thổi bóng mà bệnh không tiến triển thì đó là do dịch trong tai giữa quá đặc, bám dính chặt… các bác sĩ sẽ cân nhắc chuyển phác đồ điều trị khác phù hợp hơn.
PGS. TS. BS Phạm Thị Bích Đào
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội


Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 8 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 18 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.