Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chủng cúm gia cầm A/H5N6 tại Việt Nam: Chủng virus có độc lực cao

Thứ tư, 10:19 20/08/2014 | Y tế

GiadinhNet - Thông tin về loại cúm A/H5N6 có độc lực cao xuất hiện tại 2 tỉnh Lạng Sơn và Hà Tĩnh vừa qua khiến nhiều người khá lo lắng. Phía Lạng Sơn đã lên tiếng phủ nhận thông tin này. Tuy nhiên, Hà Tĩnh đã xác nhận sự việc là chính xác và đang kiểm soát chặt chẽ các vấn đề liên quan.

Chủng cúm gia cầm A/H5N6 tại Việt Nam: Chủng virus có độc lực cao 1

Bộ Y tế khuyến cáo chỉ nên ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng và đã được nấu chín. ảnh: P.V

 
Lạng Sơn chưa xuất hiện cúm A/H5N6?

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đơn vị này nhận được thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) qua giám sát chủ động đã phát hiện một số trường hợp dương tính với cúm A/H5N6 trên đàn gà nuôi tại huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn) và trên đàn vịt nuôi tại huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh). Đây là lần đầu tiên virus cúm A/H5N6 được ghi nhận tại Việt Nam.

Kiểm soát buôn bán gia cầm qua biên giới

Theo các chuyên gia dịch tễ, vấn đề quan trọng nhất để ngăn ngừa cúm A/H5N6 cũng như các chủng virus cúm khác trong thời điểm này là phải kiểm soát thật tốt tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu. Bộ Y tế đã khuyến cáo các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm là không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng gia cầm chưa được kiểm dịch; che miệng, mũi khi ho, hắt xì hơi; sử dụng đồ phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng khi tiếp xúc gia cầm; tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh hô hấp cấp...
Ngày 19/8, chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Tĩnh về sự việc này. Ông Tâm xác nhận, hiện nay ở Kỳ Anh đã xuất hiện cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm. Ðối với đàn gia cầm nhiễm bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng kết hợp với Chi cục Thú y, Sở NN&PTNT tỉnh đã xử lý đàn gia cầm này và tiếp tục theo dõi các đàn gia cầm ngoài vùng dịch cũng như sức khỏe người chăn nuôi.

Trước đó, ngày 25/6, cơ quan thú y Hà Tĩnh nhận được thông báo về dịch bệnh trên đàn gia cầm của hai hộ dân ở thôn Tân Sơn, xã Kỳ Hậu, huyện Kỳ Anh. Gia cầm của hai hộ dân này có biểu hiện bị bệnh, tỷ lệ chết cao và có dấu hiệu của cúm gia cầm độc lực cao. Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đã chỉ đạo cơ quan thú y khảo sát, cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và tổ chức thiêu hủy toàn bộ số gia cầm trên. Ðồng thời phun tiêu độc, khử trùng xung quanh khu vực có gia cầm bệnh và vùng lân cận, đình chỉ việc buôn bán, vận chuyển gia cầm trong vùng dịch. Ngày 3/7, địa phương tiếp tục nhận được thông báo mẫu bệnh phẩm dương tính với H5N6 từ cơ quan thú y vùng 3.

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, đặc thù của hai hộ chăn nuôi nói trên biệt lập với bên ngoài. Nơi phát sinh dịch có nhiều chim hoang và vịt trời. Ðây có thể là nguyên nhân nhiễm bệnh của đàn gia cầm. Hiện nay, các cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã tổ chức điều tra trên tổng đàn gia cầm ở huyện Kỳ Anh, thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo người dân về dịch cúm gia cầm. Sở NN&PTNT Hà Tĩnh cũng đã cử cán bộ lấy hơn 80 mẫu quanh vùng dịch để xét nghiệm và có kết quả âm tính với virus cúm A/H5N6. Hiện nay tình hình vẫn trong vòng kiểm soát.

Còn ở Lạng Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tràng Định, ông Lương Quốc Toản đã có phản hồi với báo chí: “Nhận được thông tin này, địa phương chúng tôi rất bất ngờ và lập đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả là ở thôn Kéo Quang không hề có dịch”. 

Ngành Thú y huyện Tràng Định cũng khẳng định: Tất cả các mẫu vật phẩm mà cơ quan chuyên môn của huyện gửi đi xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với virus cúm. Cụ thể, khi phát hiện tại 2 nhà dân ở thôn Kéo Quang có hiện tượng gà chết lác đác, ngày 22/4, Trạm Thú y lấy mẫu gửi giám định. Ngày 29/4, Trạm nhận được văn bản thông báo tất cả các mẫu này đều âm tính với cúm A/H5N6. Ba tháng sau, vào ngày 29/7, cấp trên yêu cầu lấy 7 mẫu ở địa phương đi xét nghiệm. Tất cả các mẫu này đều có kết quả âm tính với cúm A/H5N6.

Bộ Y tế sẽ kiểm tra thông tin, giám sát chặt dịch bệnh

Trước thông tin huyện Tràng Định phủ nhận việc phát hiện đàn gà mang virus cúm A/H5N6, ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thông tin được Cục Thú y gửi tới, Bộ Y tế đang tiến hành xác nhận lại thông tin tại Lạng Sơn. Theo ông Phu, có thể Cục Thú y đã tiến hành lấy mẫu độc lập mà không thông báo cho địa phương.

Hiện Bộ Y tế đã gửi công văn tới các địa phương đề nghị các tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện ngăn chặn nhập lậu, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển và buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; thông báo kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm cho ngành Y tế để phối hợp giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm A/H5N6 ở người.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh tăng cường giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do virus, đặc biệt các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh để phát hiện sớm các chủng virus cúm độc lực cao, đồng thời triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị và các biện pháp phòng chống dịch.

Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị các đơn vị truyền thông tăng cường đăng tải các thông tin vận động người dân hạn chế tiếp xúc với gia cầm ốm, chết và chất thải từ gia cầm, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, chỉ ăn thịt gia cầm và các sản phẩm gia cầm đã được nấu chín kỹ, không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi có các biểu hiện hoặc dấu hiệu của bệnh cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
 
Chủng virus cúm A/H5N6 đã từng được phát hiện ở vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Điển, Đức, Mỹ, Đài Loan.

Kết quả xét nghiệm bằng giải trình tự gien của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt Nam thấy có sự tương đồng đến 99% với chủng virus cúm A/H5N6 gây mắc và tử vong đầu tiên trên người tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 4/2014 và trên đàn gia cầm ở khu vực bệnh nhân sinh sống. Đây là trường hợp duy nhất mắc cúm A/H5N6 ở người cho đến nay. Trước đó Trung Quốc chưa có báo cáo về nhiễm cúm A/H5N6 trên gia cầm. Tại Lào cũng đã phát hiện các mẫu gia cầm dương tính với virus cúm A/H5N6 nhưng không gây bệnh lâm sàng cho gia cầm tại tỉnh Luang Prabang vào tháng 7/2014.
 
Hoàng Phương – Hoài Nam
 
 
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top