Chung tay chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, để người cao tuổi sống khỏe, sống vui, sống có ích, không chỉ là sự nỗ lực của mỗi gia đình mà còn là nỗ lực chung của Nhà nước, cộng đồng và chính bản thân người cao tuổi.
Tốc độ già hóa dân số nhanh
Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tỷ lệ người cao tuổi trên 60 là 10%. Năm 2021, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả nước có 11,99 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số. Theo dự báo tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và lên 26,10% vào năm 2049.
Thông tin tại buổi Giao lưu trực tuyến "Quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi - Chủ động thích ứng với già hóa dân số" do Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống tổ chức mới đây, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, số người cao tuổi Việt Nam sẽ tăng nhanh trong thời gian tới, thời gian quá độ từ "già hóa dân số" sang "dân số già" ngắn hơn nhiều nước trên thế giới.

Các chuyên gia tham gia Giao lưu trực tuyến "Quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi - Chủ động thích ứng với già hóa dân số". Ảnh Chí Cường
Nước ta là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như: Pháp: 115 năm; Australia: 73 năm …nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 26 năm.
Về đặc điểm người cao tuổi Việt Nam, theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan, phần lớn người cao tuổi sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp, đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2009, tỷ lệ người cao tuổi sống ở nông thôn là 72,1% (tương ứng là 5,53 triệu người) gấp 2,6 lần khu vực thành thị và chủ yếu là làm nông nghiệp. Người cao tuổi ở nước ta phân bố không đều, tập trung ở 3 vùng là Đồng bằng sông Hồng (28,6%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (25,4%) và Đồng bằng sông Cửu Long (18,7%). Tây nguyên là vùng có tỷ lệ người cao tuổi thấp nhất (3,7%).
Bên cạnh đó, dân số cao tuổi nước ta có sự chênh lệch lớn về cơ cấu giới tính. Ở nhóm tuổi càng cao sự chênh lệch giới tính càng lớn. Năm 2009, tính chung trong dân số cao tuổi (60+) cứ 1,5 cụ bà có 1 cụ ông nhưng ở nhóm tuổi 80+ cứ 2 cụ bà có 1 cụ ông và ở nhóm tuổi 85+ cứ 2,5 cụ bà có 1 cụ ông .
Chênh lệch giới tính của dân số cao tuổi của Việt Nam cũng theo quy luật chung: tỷ số giới tính của dân số càng ở các nhóm tuổi cao càng giảm, do tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ. Điều này dẫn đến hiện tượng "nữ hóa trong dân số cao tuổi".
Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, người cao tuổi Việt Nam chủ yếu sống với con cháu trong khi xu hướng cấu trúc gia đình có thay đổi. Mô hình gia đình ở Việt Nam đang thay đổi theo xu hướng mà ở đó người cao tuổi ngày càng sống độc lập với con cái; số phụ nữ cao tuổi sống ly hôn, ly thân hoặc góa chồng cao gấp nhiều lần so với nam giới cao tuổi.
"Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với người cao tuổi, bởi gia đình luôn là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất rất quan trọng đối với người cao tuổi", bà Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết.
Một đặc điểm khác của người cao tuổi Việt Nam được nhiều nghiên cứu chỉ ra đó là người cao tuổi đang đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn khi người cao tuổi có những biến chứng của các bệnh mãn tính.
Theo lãnh đạo Tổng cục Dân số, ở nước ta, chăm sóc cho người cao tuổi để đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần luôn là những định hướng chính sách mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện trong mọi giai đoạn phát triển đất nước. Tuy nhiên, do tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, với số lượng và tỷ lệ người cao tuổi tăng cao sẽ làm tăng gánh nặng kinh tế, xã hội để duy trì ổn định cuộc sống khoẻ mạnh của nhóm người cao tuổi.
Đẩy mạnh chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi
Các chuyên gia nhận định, để thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam, cần xây dựng các mô hình chăm sóc sức khỏe phù hợp với người cao tuổi, đồng thời cần chuyển trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ, hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Ảnh minh họa
Trên phương diện chính sách, ông Nguyễn Xuân Lập, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Chăm sóc Người cao tuổi Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho biết, hiện nay, với xu thế già hóa dân số, nhằm tiếp tục bảo vệ chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi ngày càng tốt hơn, nước ta cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội nói chung và chính sách trợ giúp, trợ cấp đối với người cao tuổi như Luật Người cao tuổi, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Khám chữa bệnh, Luật Dân số, các chính sách về xã hội hóa...
Bên cạnh đó, các chính sách, pháp luật được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong hoạt động bảo vệ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Cũng đề cập đến công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trong bối cảnh hiện nay, GS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội cho biết, để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích cần có sự tham gia của nhiều bên. Trước hết là vai trò của chính người cao tuổi.
Người cao tuổi phải phấn đấu chủ động đảm bảo được tài chính đủ chi trả cho hàng hóa sản phẩm và dịch vụ phục vụ đời sống của mình. Người cao tuổi nêu cao tinh thần tự phục vụ, hợp tác đón nhận sự hỗ trợ của môi trường xã hội và tích cực đóng góp cho gia đình và cộng đồng, nếu có thể.
Theo GS Nguyễn Đình Cử, đối với Nhà nước, cần tạo ra khuôn khổ, luật pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người cao tuổi có việc làm, có trợ cấp, được bảo vệ thân thể, danh dự, tài sản, quyền quyết định nơi ở sao cho thuận lợi với họ… Nhà nước cần bố trí đủ nguồn lực để thực hiện pháp luật và chính sách về người cao tuổi; khen thưởng hoặc xử lý vi phạm.
Về phía gia đình, vai trò chủ yếu của gia đình là đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cần cung cấp hàng hóa và dịch vụ thích hợp với người cao tuổi; tạo việc làm sử dụng lao động cao tuổi; hỗ trợ nguồn lực đóng góp cho việc chăm sóc người cao tuổi.
Cuối cùng là vai trò của cộng đồng, cần truyền thông giáo dục, đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ để tạo quan hệ thân thiện giữa các thế hệ; tổ chức các hoạt động nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi; theo dõi sức khỏe người cao tuổi và huy động nguồn lực hỗ trợ người cao tuổi.
"Để người cao tuổi sống khỏe, sống vui, sống có ích, không chỉ là sự nỗ lực của mỗi gia đình mà còn là nỗ lực chung của Nhà nước, cộng đồng và chính bản thân người cao tuổi", GS Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh.

Thủ thuật cắt bao quy đầu có rủi ro và biến chứng tiềm ẩn gì?
Dân số và phát triển - 6 phút trướcCắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa khá phổ biến, thường được thực hiện để điều trị các vấn đề liên quan đến bao quy đầu. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ và biến chứng.

Chấn thương tinh hoàn có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChấn thương tinh hoàn không phải là một loại chấn thương quá phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm gặp. Chấn thương tinh hoàn có thể gây ra nhiều nguy hiểm, từ đau đớn tức thời đến các biến chứng lâu dài ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Hành trình kỳ diệu của em bé sinh non 26 tuần tuổi - 900g: 'Chiến binh' kiên cường trải qua 50km mới đến được BV
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBé N.A.K chào đời khi mới 26 tuần - nặng 900g, trải qua quãng đường 50km mới đến được Bệnh viện Nhi Hà Nội nên việc điều trị càng khó khăn gấp bội phần.

Chảy máu khi rụng trứng có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcChảy máu khi rụng trứng có thể là một phần bình thường của quá trình rụng trứng do những thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, đôi khi chảy máu khi rụng trứng là dấu hiệu phụ nữ cần lưu ý.

Phát hiện mới mở ra bí ẩn của thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcThời điểm mãn kinh ở mỗi người không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mới đây các nhà khoa học đã dự đoán định lượng thời điểm mãn kinh bằng cách phân tích sự chuyển đổi các nang buồng trứng qua các giai đoạn khác nhau.

Con trai 8 tuổi nghịch dại, bố 51 tuổi đau đớn vì bị vỡ đôi tinh hoàn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Trong lúc đang ngủ, người đàn ông này bị con trai 8 tuổi dùng đồ chơi bằng gỗ đập vào bìu. Ông được đưa đến viện trong tình trạng sưng đau, bầm tím vùng bẹn bìu bên trái.

9 chất dinh dưỡng phụ nữ cần để khỏe mạnh và tăng tuổi thọ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChế độ ăn uống của phụ nữ nên tăng cường một số chất dinh dưỡng thiết yếu nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu hơn. Tìm hiểu 9 chất dinh dưỡng quan trọng dành cho phụ nữ.

Điểm danh 8 loại vắc xin quan trọng người 50 - 70 tuổi cần tiêm, rất nhiều người không biết
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcRất nhiều người cho rằng sau tuổi 50 thì không cần tiêm vắc xin nữa, nhưng sự thật thì ngược lại!

Cẩm nang "chuyện yêu": Tất tần tật ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai hiện đại
Dân số và phát triển - 1 tuần trước"Chuyện yêu" sẽ càng thăng hoa, thoát khỏi lo lắng về "trái thanh" khi bạn gái cập nhật sớm những biện pháp tránh thai hiện đại, bao gồm mức độ hiệu quả cùng tác dụng phụ, và chọn được cách bảo vệ bản thân tốt nhất đấy.

Khắc phục bất lợi của thuốc tránh thai
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcThuốc tránh thai là một phương pháp tin cậy giúp phòng ngừa thai nghén. Hầu hết phụ nữ đều dung nạp tốt loại hormone này. Tuy nhiên, thuốc có thể gây bất lợi ở một số người. Vậy cách khắc phục như thế nào?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.