Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Thực sự giảm tải hay “bình mới rượu cũ”?

Thứ bảy, 07:49 29/12/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Chương trình được áp dụng vào năm 2020 với nhiều sự thay đổi nhằm giảm tải, hướng đến phát triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến băn khoăn, lo lắng về chuyện giảm tải có thực sự hiệu quả hay chỉ là chuyện hô hào khẩu hiệu.


Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng vào năm học 2020 – 2021 đối với lớp 1. Ảnh: Q.Anh

Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng vào năm học 2020 – 2021 đối với lớp 1. Ảnh: Q.Anh

Nhiều giải pháp giảm tải toàn diện

Theo Chương trình GDPT mới, nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cấp THCS bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Cấp THPT gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết, Ban Soạn thảo đã chỉ ra những nguyên nhân gây quá tải cho người học hiện nay, đồng thời đưa ra 6 giải pháp nhằm giảm tải trong chương trình mới. Đó là, sẽ giảm kiến thức kinh viện. “Chương trình Giáo dục phổ thông mới là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Được chọn những nội dung học tập (ở cả ba cấp học) và môn học (ở cấp THPT) phù hợp với sở trường, học sinh sẽ học tập hào hứng, hiệu quả hơn”, GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Để chuẩn bị đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Trong vòng 5 năm trở lại đây, Bộ tổ chức nhiều cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng tiếp cận với những nội dung đổi mới Chương trình GDPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng năng lực thông qua nhiều hình thức, trong đó có tập quấn qua mạng Internet đảm bảo liên tục, thường xuyên. Để chuẩn bị cho năm học 2020 - 2021, các giáo viên dạy lớp 1 được lựa chọn phù hợp, tốt nhất và tiếp tục lựa chọn, bồi dưỡng giáo viên cho các lớp tiếp theo”.

Trước mối lo về cơ sở vật chất, ông Phạm Hùng Anh, Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình Giáo dục mầm non và Chương trình GDPT… Đến nay, nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh miền núi cũng đã có những chính sách đầu tư hệ thống trường lớp, đạt tỷ lệ cao về trường lớp học kiên cố. Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình mới theo lộ trình, ưu tiên đáp ứng yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học.

Vẫn còn nhiều băn khoăn

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Chương trình GDPT mới, chuyên gia giáo dục Nguyễn Sóng Hiền, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Giáo dục (ĐH Newcastle, Australia), thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế NAFSA bày tỏ nhiều băn khoăn. Ông chia sẻ, trong khi chúng ta còn chưa có một nghiên cứu đánh giá tổng thể thì liệu áp dụng vào năm 2020 có khả thi. Cá nhân tôi cho rằng, Chương trình chỉ là “bình mới rượu cũ”. Chúng ta giảm tải môn học chỉ theo cơ số chứ hoàn toàn không về thực chất. Ví dụ, thay vì dạy 2 môn Lịch sử và Địa lí thì gộp chung hay cái gọi là tích hợp thành môn Sử - Địa, số tiết học tăng lên và số buổi cũng tăng theo.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố Chương trình GDPT mới, nhiều giáo viên cũng đặt ra câu hỏi, chuyện giảm tải cho học sinh có thực sự được thực hiện triệt để, hay chỉ là chuyện khẩu hiệu? Lấy dẫn chứng từ cấp Tiểu học, một số ý kiến cho rằng có tới 11 môn (so với hiện nay 7 môn) là tăng lên, chứ chưa giảm môn học. Ngoài ra, dẫn chứng từ chương trình phổ thông hiện nay so với trước đây đã tăng kiến thức rất nhiều, buộc học sinh phải ôn tập và làm bài nhiều hơn mới theo kịp chương trình…

Chia sẻ thêm về chuyện giảm tải trong Chương trình GDPT mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Chương trình mới về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với hiện tại, nên giáo viên, học sinh không phải lo lắng về vấn đề dễ hay khó. Cái mới là dạy theo hướng phát triển năng lực, tư duy của học sinh. Nội dung kiến thức cơ bản là như vậy, nhưng sẽ được dạy và học theo hướng tiếp cận mới. Công tác dạy thực nghiệm các môn theo Chương trình mới cũng đã được triển khai tại một số nơi, theo hướng dạy trực tiếp để rút kinh nghiệm hoàn thiện môn học”.

Bộ GD&ĐT cho biết, căn cứ các Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở kết quả xây dựng chương trình, tình hình chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất để triển khai thực hiện đổi mới, Bộ GD&ĐT thực hiện lộ trình áp dụng Chương trình mới như sau: Năm học 2020 - 2021 đối với lớp 1; năm học 2021 - 2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 - 2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023 - 2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024 - 2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội xem xét tăng phí trước bạ, phí biển số xe chạy xăng, dầu từ quý III/2025

Hà Nội xem xét tăng phí trước bạ, phí biển số xe chạy xăng, dầu từ quý III/2025

Thời sự - 5 giờ trước

Hà Nội được yêu cầu nghiên cứu tăng lệ phí trước bạ, phí đăng ký, biển số xe chạy xăng, dầu và lộ trình tăng giá giữ xe trung tâm từ quý III/2025.

Nghi phạm trong vụ dùng kéo sát hại mẹ vợ ở Tây Ninh về đầu thú

Nghi phạm trong vụ dùng kéo sát hại mẹ vợ ở Tây Ninh về đầu thú

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 13/7, Thượng tá Phạm Thành Trung, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây, tỉnh Tây Ninh cho biết đã bàn giao đối tượng Nguyễn Văn Tài (27 tuổi, ngụ ấp Đông Mỹ, xã Châu Thành, thành phố Cần Thơ) là nghi phạm trong vụ án giết người xảy ra tại ấp Thanh An, xã Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Tây Ninh tiếp tục điều tra.

Gần 20 năm để xây dựng, Trường Đại học Hoa Lư ở Ninh Bình hiện ra sao?

Gần 20 năm để xây dựng, Trường Đại học Hoa Lư ở Ninh Bình hiện ra sao?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau gần 20 năm triển khai xây dựng, dự án Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình đang dần hoàn thiện, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2025.

Từ nay, muốn mua xe mới, hàng triệu người dân cả nước bắt buộc phải theo quy định này

Từ nay, muốn mua xe mới, hàng triệu người dân cả nước bắt buộc phải theo quy định này

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc cấp biển số xe tại 34 tỉnh thành có thay đổi lớn theo Thông tư 51/2025/TT-BCA, người dân cần nắm rõ để tránh rắc rối.

Bức xúc vì xe không nổ máy, Ngân Baby ném đá phá hoại tài sản

Bức xúc vì xe không nổ máy, Ngân Baby ném đá phá hoại tài sản

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Cho rằng có người cố tình phá xe của mình, Ngân tỏ ra tức giận, lớn tiếng chửi bới giữa phố, rồi bất ngờ nhặt đá ném vào khu vực xung quanh, gây hư hại một số tài sản.

Cận cảnh dùng xe cẩu giải cứu du khách lao xe máy xuống vực ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Cận cảnh dùng xe cẩu giải cứu du khách lao xe máy xuống vực ở Vườn Quốc gia Ba Vì

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Chạy xe máy lên Vườn Quốc gia Ba Vì, hai người bị rơi xuống vực sâu 25m được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, Công an TP Hà Nội giải cứu thành công.

Khởi tố 5 thanh, thiếu niên dàn cảnh cướp giật tài sản, lấy tiền… ăn nhậu

Khởi tố 5 thanh, thiếu niên dàn cảnh cướp giật tài sản, lấy tiền… ăn nhậu

Pháp luật - 9 giờ trước

Nhóm thanh, thiếu niên dàn cảnh cướp giật chiếc điện thoại rồi cầm cố được 550.000 đồng, lấy tiền mua bia ăn nhậu.

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?

Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 từ 1/7/2026: Các tuyến phố nào sẽ bị cấm?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/7/2026, Hà Nội sẽ cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch (xe máy chạy xăng) hoạt động trong khu vực Vành đai 1. Đây là một bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí và ùn tắc giao thông, hướng tới một thủ đô xanh và văn minh hơn.

Bước chân thép giữa nắng lửa của nữ đặc nhiệm trước lễ diễu binh 2/9

Bước chân thép giữa nắng lửa của nữ đặc nhiệm trước lễ diễu binh 2/9

Đời sống - 14 giờ trước

Giữa thời tiết hơn 40 độ C, nữ chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm vẫn miệt mài rèn luyện từng bước chân, từng động tác vung tay chuẩn xác, sẵn sàng cho lễ diễu binh 2/9.

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025

Lịch đăng ký nguyện vọng tuyển sinh đại học năm 2025

Giáo dục - 15 giờ trước

Theo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 của Bộ GD-ĐT, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển từ ngày 16/7.

Top