Chuyện chưa kể về nghề nói “thông tầm”
GiadinhNet - Âm thầm giữa hàng triệu bước chân du khách trong và ngoài nước mỗi năm đến viếng thăm quê hương Bác Hồ kính yêu - Khu di tích đặc biệt Kim Liên (thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An) - có mấy ai để ý đến những công việc thầm lặng nơi đây. Câu chuyện của 16 chị em thuyết minh những người thường xuyên phải nói “thông tầm” và 15 cán bộ bảo quản tại quê ngoại Hoàng Trù và quê nội Làng Sen của Bác Hồ thuộc khu di tích đặc biệt này rất ít người để ý đến.
Chị Nguyễn Thị Oanh cán bộ bảo quản khu di tích thường dậy sớm để quét dọn, lau chùi các hiện vật. Ảnh: V.ĐỒNG
Nghề nói “thông tầm”
Tranh thủ ít phút nói chuyện với chúng tôi tại quê ngoại Bác ở làng Hoàng Trù, chị Nguyễn An Vinh – một thuyết minh viên có thâm niên ở đây - tâm sự: "Trong những ngày lễ lớn, đặc biệt là dịp sinh nhật 19/5 của Bác, chúng tôi ít có thời gian nghỉ bởi ai cũng làm việc thông tầm. Có chăng chỉ kịp uống tạm ngụm nước để đỡ khan cổ rồi tiếp tục thuyết minh, hướng dẫn đoàn cho kịp kẻo mọi người chờ".
Theo thống kê chưa đầy đủ từ ban quản lý, vào những ngày lễ lớn, khu di tích đặc biệt này đón khoảng 600 đoàn khách từ khắp mọi miền đất nước, chưa kể du khách nước ngoài. Nhiều đoàn khách đến đây thường yêu cầu thuyết minh riêng để các thành viên hiểu hơn và có được cảm nhận sâu sắc nhất, kĩ lưỡng nhất về làng quê, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác.
Những lúc đó, chị em thuyết minh viên phải vận dụng tối đa kinh nghiệm và kiến thức thuộc phạm vi thuyết minh về Bác để đáp ứng nhu cầu của du khách.
Cái công việc “nói” tưởng chừng dễ mà không dễ chút nào. Bởi, họ phải tùy theo khả năng nhận thức, trình độ của khách để đưa ra phương án thuyết minh hợp lý nhất.
"Có đoàn là những nhà nghiên cứu khoa học thì chúng tôi chú trọng giới thiệu những mốc thời gian và bước ngoặt mang tính lịch sử trong hành trình cách mạng của Bác. Thời gian thuyết minh phục vụ các đoàn khách này thường dài hơn.
Đặc biệt nhất là khi nghe du khách hay nêu câu hỏi về những gì họ muốn hiểu sâu thêm về Bác. Đây là dịp chúng tôi trả lời bằng cách kể những câu chuyện phong phú gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác.
Riêng đối với đoàn là những em học sinh thì việc thuyết minh cần uyển chuyển, cách kể chuyện phải cuốn hút, ngắn gọn. Sau kể chuyện, chúng tôi hỏi lại các em những điểm chính để các em luôn ghi nhớ sau lần về thăm quê Bác này"- chị Vinh kể về những khó khăn khi thực hiện công tác thuyết minh.
Nước mắt chảy nhưng phải giữ cho mình không khóc
Chị Dương Thị Bích Thủy đang thuyết minh cho các em học sinh tại quê ngoại của Bác. Ảnh: V.ĐỒNG
Tại quê nội Làng Sen, khi thấy đoàn cựu chiến binh vừa đến ngoài cổng tre giữa hai hàng dâm bụt, chị Dương Thị Bích Thủy vừa thuyết minh cho các em học sinh vừa nhanh chân ra đón đoàn. Đó là đoàn cựu chiến binh đến từ các tỉnh miền Trung. Khi vừa đặt chân vào ngõ để vào quê nội của Bác, các cựu binh bỗng lặng lẽ ngắm nhìn từ sân đất phẳng lì đến bờ tre đang kẽo kẹt trong nắng trưa mùa hạ.
Chị Thủy tâm sự: Khó nhất là mình kìm giữ được những giọt nước mắt của mình trước giọt nước mắt của du khách. Bởi nếu mình khóc thì làm sao thuyết minh nổi cho du khách, làm sao nói cho tròn vành rõ chữ, cho diễn cảm những điều cần diễn cảm?
Nói khó nhất còn bởi, khi thuyết minh, hình bóng gia đình Bác và muôn nẻo cuộc đời bôn ba tìm đường cứu nước của Bác luôn khiến trái tim mọi người thổn thức và hướng theo nên không thể không xúc động”.
Rồi chị kể cho chúng tôi nghe một kỷ niệm mà nhiều chị em thuyết minh ở đây còn nhớ mãi. Đó là hình ảnh người cha cựu binh thời chống Pháp ôm khư khư hài cốt của con là liệt sĩ thời chống Mỹ trong chiếc ba lô cũ sờn về thăm quê Bác.
Vừa bước chân đi thăm từ lối ngõ, mảnh vườn, bếp núc rồi nhìn bàn thờ, khung cửi… người cựu binh vừa khóc rưng rức. Rất nhiều người có mặt hôm đó đã ngạc nhiên khi thấy bác cựu chiến binh cứ ôm khư khư cái ba lô rồi đứng khóc tu tu trước sân, trong nhà Bác. Chị em thuyết minh viên tưởng có chuyện gì mới tìm hiểu.
"Hỏi chuyện bác tôi mới biết, con trai bác ấy ngày trước đi hành quân qua đây mà không ghé thăm quê Bác được nên rất day dứt. Vì vậy khi tìm được hài cốt con, bác ấy nhất quyết đưa di hài con đến đây cho toại nguyện tâm tình của con. Khi bước đến cổng vào bác ấy ôm chặt lấy ba lô rồi đứng khóc khiến chúng tôi ai cũng rưng rưng nước mắt"- chị Thủy nhớ lại.
Còn rất nhiều những trường hợp cảm động khác, khi khách khóc vì chứng kiến những kỷ vật đơn sơ nơi sinh thành của vị Cha già dân tộc, anh chị em phải kìm nén để giữ mình làm sao không khóc. Ngay cả việc này cũng thực sự khó khăn. Bởi, cảm xúc thường có tính lan truyền mà việc kìm nén nó, thực chẳng phải là điều dễ!
Những người đến sớm nhất và trở về muộn nhất
Đồng hành cùng với các chị thuyết minh tại khu di tích là các chị thuộc Phòng sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày. Chị Nguyễn Thị Oanh, cán bộ bảo quản thuộc Phòng sưu tầm, cho biết: "Chị em công tác ở khu Di tích là những người phải đến sớm nhất để quét dọn, lau chùi di tích, hiện vật rồi đón khách. Chiều tối mỗi ngày thì chúng tôi lại là người về cuối cùng sau khi kiểm tra lại tất cả mọi hiện vật của di tích".
Công việc của các chị thầm lặng bởi luôn đi sau các đoàn du khách để nhắc nhở họ giữ gìn các hiện vật trưng bày. Bởi, chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi, những thứ quý giá ngàn vàng về mặt lịch sử đó sẽ hư hại, hỏng hóc. Còn nữa, nếu trong các đoàn đi thăm quan, có người thắp hương thì các chị lại phải đứng canh cho hương cháy hết mới di chuyển đi chỗ khác được.
Chưa kể việc hàng trăm tài liệu hiện vật được trưng bày tại đây với nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, tranh, tre, nứa, lá là những vật liệu rất dễ cháy, dễ hư hỏng, mục nát. Vì thế, chị em ở đây phải rất cẩn trọng khi giữ gìn nguyên trạng các hiện vật, không để xảy ra sở xuất dù là nhỏ nhất.
Đặc biệt, các hiện vật như sách báo từ xưa xa, độ kết dính không còn nên phải rất cẩn trọng, kiểm tra thường xuyên. Miền Trung thời tiết khắc nghiệt, mưa nhiều nắng lắm nên công tác bảo quản những thứ này càng vô cùng khó khăn. Bởi, chỉ cần hơi ẩm tác động vào, các hiện vật này sẽ hỏng ngay.
Chị Oanh tâm sự: "Chăm sóc di tích, hiện vật là thể hiện lòng kính yêu đối với Bác, dù công việc khó khăn, vất vả đến mấy chúng tôi cũng không quản ngại. Được chăm sóc ngôi nhà của Bác là niềm vinh dự lớn lao của chúng tôi".
Lao động cật lực trong những ngày cả nước nghỉ ngơi
Ông Nguyễn Bảo Tuấn – Giám đốc khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên cho biết: "Càng những ngày cả nước nghỉ ngơi, những dịp lễ lớn như ngày kỷ niệm sinh nhật Bác, lượng khách khắp cả nước hành hương về khu di tích càng đông. Công việc chính của Khu di tích trong thời điểm này là nâng cao chất lượng, số lượng thuyết minh phục vụ từng đoàn du khách.
Do khách đông, nhu cầu phục vụ cao nên mỗi chị thuyết minh cho 30 đoàn du khách mỗi ngày. Đây cũng là thời điểm lao động cật lực của cán bộ, nhân viên. Mệt đấy nhưng vô cùng tự hào vì mỗi ngày phục vụ du khách là mỗi ngày chúng tôi gìn giữ, phát huy những giá trị lịch sử và nhân văn tại Khu di tích đặc biệt này”.
Vũ Đồng
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 21 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 30 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 52 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.