Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về những ca cấp cứu xuyên đêm ngoài biển khơi

Thứ hai, 08:23 14/11/2016 | Y tế

GiadinhNet - Nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án 1816, bệnh viện vệ tinh và chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, Sở Y tế Quảng Ninh giao cho mỗi bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ trực tiếp một huyện vùng khó khăn. Trong đó, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh được phân công hỗ trợ toàn diện cho Trung tâm Y tế huyện đảo Cô Tô, từ đầu năm 2016.

Các y, bác sĩ Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh thăm khám cho sản phụ. Ảnh: BVCC
Các y, bác sĩ Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh thăm khám cho sản phụ. Ảnh: BVCC

Cán bộ bệnh viện luân phiên ra đảo

Cách đất liền 32 hải lý, huyện đảo Cô Tô là địa bàn thuộc diện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm Y tế huyện Cô Tô có quy mô 20 giường bệnh nhưng thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho gần 7.000 người dân của huyện và bốn xã của các huyện Hải Hà, Thủy Nguyên (Hải Phòng) và ngư dân của nhiều tỉnh từ Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa ra khai thác thủy sản. Khó khăn lớn nhất của Trung tâm là thiếu nguồn nhân lực có tay nghề giỏi. Bên cạnh đó, trang thiết bị y tế tuy đã được đầu tư nâng cấp song chưa đồng bộ, thiếu phương tiện vận chuyển người bệnh từ đảo vào đất liền, nhất là những ngày thời tiết xấu, biển động.

Kể về thời gian chuẩn bị để chuyển giao kỹ thuật cho Trung tâm Y tế huyện Cô Tô, BS Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh cho biết, sau nhiều chuyến làm việc, khảo sát, đơn vị đã cử nhân lực luân phiên giúp đỡ Trung tâm. Những lĩnh vực là thế mạnh của Bệnh viện, thiết thực với cơ sở y tế nơi đảo xa được tập trung chuyển giao là: Sản phụ khoa, nhi khoa, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, gây mê hồi sức. Ngoài trực cấp cứu, hàng tuần bệnh viện cử 1 bác sĩ và 1 kỹ thuật viên xét nghiệm luân phiên nhau ra huyện đảo để trực tiếp khám, chữa bệnh cho người dân.

Đến nay, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh đã bố trí được 32 đợt (64 cán bộ) tăng cường ra hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Cô Tô. Các bác sĩ trực tiếp tham gia khám cho hơn 1.000 lượt người bệnh ngoại trú và nội trú cũng như tham gia xử trí cấp cứu nhiều trường hợp bị bỏng điện, sốc phản vệ, đau quặn thận, hen phế quản cấp… Đồng thời khám, tư vấn điều trị nội trú một số bệnh lý hay gặp ở trẻ em như: Viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, dị ứng cấp… Nhiều ca bệnh sản-nhi như băng huyết sau sinh, phẫu thuật cắt khối u chửa ngoài tử cung… cũng được các bác sĩ từ Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh ứng cứu kịp thời.

Nhờ sự hỗ trợ chuyển giao của Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh, Trung tâm Y tế huyện Cô Tô đã thực hiện được nhiều kỹ thuật xét nghiệm khó. Trong việc hỗ trợ cho y tế đảo xa, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh chú trọng đến việc đào tạo cán bộ gắn với chuyển giao kỹ thuật. Bên cạnh đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc, nhiều lượt cán bộ của Trung tâm được đưa về Bệnh viện đào tạo nâng cao tay nghề.

Những kíp cấp cứu đặc biệt “siêu cơ động”

BS Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ, Bệnh viện lúc nào cũng có một đội nhân viên y tế “cơ động” để sẵn sàng tăng cường cho y tế huyện đảo Cô Tô hoặc các ca cấp cứu trên biển. “Có thông tin về ca cấp cứu là 10 phút sau, một ê-kíp bao gồm 8 người gồm các bác sĩ, y tá, điều dưỡng… sẽ sẵn sàng lên đường”, BS Nguyễn Quốc Hùng cho biết.

Một trong những bệnh nhân ở Cô Tô may mắn được cứu bởi nhóm bác sĩ ở Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh là chị Đinh Thị Huệ (SN 1996, thôn Nam Hà, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô). Ngay sau khi chuyển dạ, chị Huệ được người nhà đưa vào nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Cô Tô. Một ngày sau, chị sinh hạ em bé nặng 3,8kg bằng phương pháp đẻ thường. Trong quá trình khâu vết mổ, sản phụ đã bị chảy máu sau đẻ do tử cung co kém. Nhận thấy cơ sở vật chất không đủ điều kiện nên Trung tâm Y tế huyện Cô Tô đã nhờ sự trợ giúp của Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh.

Nhận được tin báo, BS Đỗ Minh Cường (Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh) cùng các y, bác sĩ đã nhanh chóng lên đường. Sau hơn 2 giờ đồng hồ cấp cứu, các y, bác sĩ dùng thuốc tăng co khâu cơ ở đoạn cổ tử cung và truyền 4 đơn vị máu, 2 đơn vị huyết tương cho sản phụ. Ngay sau đó, sản phụ đã được chuyển vào Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh để theo dõi và điều trị.

Còn với BS Tạ Thị Thu Hợp (Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh), ca cấp cứu xuyên đêm cho một thai phụ chuyển dạ nhưng có dấu hiệu suy thai cách đây không lâu khiến chị phải thốt lên là “kỷ niệm để đời”. Nhận thông tin khi thời tiết không thuận lợi, người bệnh đang mất máu nhiều mà chưa xác định thuộc nhóm máu nào, kíp cấp cứu quyết định vẫn lên đường, mang theo tới... 30 đơn vị máu của cả bốn nhóm. Sau khi xử lý cho người mẹ qua cơn nguy kịch, nhóm cấp cứu lại đưa người bệnh về đất liền để tiếp tục điều trị.

BS Tạ Thị Thu Hợp chia sẻ về những khó khăn, vất vả khi đi cấp cứu giữa đêm ngoài khơi xa: “Không ít lần tôi và đồng nghiệp phải xuất phát ra đảo khi trời nhá nhem tối. Một tiếng đồng hồ di chuyển từ Bệnh viện ra đến cảng Cái Rồng. Sau đó lại mất bằng đó thời gian vượt sóng ra đảo. Không phải là không hoang mang, lo lắng khi chị em đi đêm đi hôm ngồi xuồng ra đảo. Có người còn say sóng mệt lả. Nhưng đặt chân lên bờ là anh em lại sấp ngửa lao vào cấp cứu, xong lại vội vã lên tàu trở về để mai bắt đầu làm việc”.

Với sự giúp đỡ kịp thời và hiệu quả của Đề án 1816 từ Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh, đến nay công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên huyện đảo Cô Tô đã có nhiều thay đổi. Kỹ thuật tiến bộ, trình độ tay nghề nâng cao, các thầy thuốc Cô Tô đang dần tạo được niềm tin của nhân dân, giúp người dân không phải di chuyển đi xa để khám, điều trị bệnh.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 16 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 2 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 3 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 3 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 3 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top