Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia cảnh báo hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối vaccine

Chủ nhật, 14:06 23/03/2025 | Y tế

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do dự vaccine là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vaccine. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.

Bé gái 4 tuổi, con thứ 3 trong một gia đình có 3 con, sống ở nội thành Hà Nội đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu trong tình trạng khó thở, tím tái. Đánh giá tình trạng lúc nhập viện, kết hợp với các xét nghiệm và thăm dò, các bác sĩ kết luận trẻ đang mắc sởi, phổi tổn thương nặng với hội chứng suy hô hấp cấp tính tiến triển (acute respyratory distress syndrome –ARDS, đáp ứng viêm toàn thân quá mức trong tình trạng cơn bão cytokine (cytokine storm), các tạng gan, thận và hệ thống tuần hoàn đều có biểu hiện suy sụp.

TS.BS. Lê Kiến Ngãi -Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương.

TS.BS. Lê Kiến Ngãi -Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Một loạt các biện pháp cấp cứu và hồi sức tích cực cao cấp như lọc máu, áp dụng tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) ngay lập tức được triển khai để cứu em bé. Tuy nhiên do tình trạng quá nặng, em bé đã không qua khỏi.

Điều đáng quan tâm ở đây là qua khai thác tiền sử các bác sĩ nhận thấy, mặc dù đã 4 tuổi nhưng em bé mới chỉ được tiêm một liều vaccine viêm gan ngay sau sinh và một mũi vaccine BCG trong vài tuần sau đó. Tất cả các vaccine cần thiết để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong đó có vacine Sởi trẻ đều không được tiêm. Hỏi thêm về tiền sử tiêm chủng của các trẻ khác trong gia đình, đều có tình trạng tương tự. Các bác sĩ nghi ngờ em bé là hậu quả của tình trạng do dự hoặc chống đối vắc xin.

Vậy chống đối vaccine hoặc do dự vaccine là gì, thực trạng hiện nay ra sao và hệ luỵ của tình trạng này như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do dự vaccine là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vaccine hoặc vaccine đã có sẵn. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do dự vaccine là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vaccine hoặc vaccine đã có sẵn. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.

Do dự vaccine (vaccine hesitancy)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do dự vaccine là tình trạng chần chừ hoặc từ chối tiêm vaccine. Đây là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu.

Nguyên nhân phổ biến của do dự vaccine có thể kể đến gồm:

  • Một bộ phận trong cộng đồng thiếu thông tin hoặc hiểu sai về vaccine như lo lắng về an toàn, tác dụng phụ, hay chưa bị thuyết phục về hiệu quả của vaccine
  • Tâm lý chủ quan cho rằng bệnh truyền nhiễm nay đã hiếm gặp hoặc không nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông và mạng xã hội, từ những nguông thông tin giả, thông tin sai lệch.

Do dự vaccine dẫn đến những hậu quả như thế nào?

Bản thân cá thể không được tiếp nhận vaccine mà đáng ra cần phải có sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao và nếu nhiễm bệnh sẽ có diễn biến nặng nề, điều trị khó khăn, thậm chí nguy hiểm tính mạng, nhất là khi gặp tác nhân gây bệnh nguy hiểm.

Đối với cộng đồng, do dự vaccine làm giảm tỷ lệ bao phủ vaccine tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh (ví dụ: sởi, ho gà, COVID-19…). Do dự vaccine là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây quá tải cho hệ thống y tế khi dịch bệnh quay lại.

Chống đối vaccine (anti-vaccine)

Trong cộng đồng có những nhóm người hoàn toàn bác bỏ vaccine và tích cực tuyên truyền chống vaccine, thường dựa trên những thông tin sai lệch.

Đặc điểm và hành động của nhóm này là phủ nhận hoàn toàn hiệu quả của vaccine lan truyền thuyết âm mưu (như vaccine gây tự kỷ, vô sinh, giảm dân số...), đặc biệt là tận dụng mạng xã hội để gây ảnh hướng xấu trong cộng đồng.

Chống đối vaccine là một tình trạng cực đoan hơn cả do dự vaccine và có tác động rất tiêu cực. Chính vấn đề này làm "lây lan" gia tăng sự do dự tiêm chủng trong cộng đồng. Chống đối vaccine là nguyên nhân gián tiếp gây ra các đợt bùng phát dịch bệnh.

Việc nâng cao nhận thức về lợi ích của vaccien là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc nâng cao nhận thức về lợi ích của vaccine là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Thực trạng của do dự và chống đối vaccien hiện nay nay ra sao?

Tình trạng do dự vaccine và chống đối vaccine đang là mối quan tâm toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tiêm chủng và sức khỏe cộng đồng.

Trên thế giới, theo báo cáo của UNICEF, trong hơn ba năm đại dịch COVID-19, có 67 triệu trẻ em trên toàn cầu bị bỏ lỡ một hoặc nhiều liều vaccine do gián đoạn dịch vụ tiêm chủng, hệ thống y tế quá tải và thông tin sai lệch.

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ miễn trừ vắc xin đã tăng từ 1% năm 2006 lên 2% trong năm 2016-2017, và tiếp tục tăng lên 2,6% trong năm 2021–2022. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine cao hơn ở những trẻ có cha mẹ từ chối một hoặc nhiều loại vaccine vì lý do phi y tế.

Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều điều tra và nghiên cứu về tình trạng do dự hay chống đối vaccine. Một nghiên cứu tại huyện Bình Lục, Hà Nam cho thấy tỷ lệ do dự tiêm vaccine phòng COVID-19 là 25,1%. Nguyên nhân chính bao gồm lo ngại về tác dụng phụ, thiếu thông tin và tin tưởng vào miễn dịch tự nhiên. Và có một thực tế là làn sóng "anti vaccien" xuất hiện trên mạng xã hội, với các nhóm kêu gọi không tiêm chủng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của cộng đồng.

Giải pháp nào ứng phó với do dự và chống đối vaccine

Do dự vaccine có thể được khắc phục bằng giáo dục và tư vấn, trong khi nhóm chống đối vaccine thường khó thay đổi hơn. Việc nâng cao nhận thức về lợi ích của vaccine là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

  • Giáo dục cộng đồng bằng thông tin khoa học, dễ hiểu. Cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về lợi ích và an toàn của vaccine.
  • Truyền thông minh bạch để xây dựng niềm tin. Tổ chức các chương trình giáo dục. cộng đồng để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng.
  • Tăng cường sự tham gia của nhân viên y tế, vì cán bộ y tế là người có ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêm chủng của bệnh nhân.
  • Kiểm soát tin sai lêch trên mạng xã hội thông qua hợp tác với các nền tảng mạng xã hội để ngăn chặn sự lan truyền của thông tin không chính xác về vaccine.
  • Việc đối phó với tình trạng do dự và chống đối vaccine đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan y tế, truyền thông và cộng đồng để đảm bảo sức khỏe cho toàn dân.
  • Cần xem xét đưa vấn đề do dự và chống đối vaccine như một vấn đề sao nhãng với sức khoẻ và quyền lợi của trẻ em.
  •  Lê Kiến Ngãi

    Trưởng Khoa Dự phòng và KSNK- Bệnh viện Nhi Trung ương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc nâng cao nhận thức, phòng ngừa ung thư do HPV

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Chiến dịch truyền thông toàn quốc ‘Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV’ đã được Bộ Y tế phát động vào sáng ngày 29/3. HPV là một loại vi rút có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo…

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Triển lãm công nghệ AI: "Vì một Việt Nam không gánh nặng bệnh tật bởi HPV"

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội đã diễn ra lễ phát động chiến dịch truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV" thu hút hàng chục nghìn người tham dự.

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Chiến lược phòng lây nhiễm chéo sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Nhi Trung ương dành riêng Trung tâm Bệnh Nhiệt đới để làm nơi điều trị, cách ly bệnh nhân sởi. Bệnh viện thực hiện phân luồng từ sớm, khoa học để giảm thấp nhất tình trạng lây chéo. Đây là một trong những biện pháp phòng, chống bệnh sởi được triển khai từ sớm tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Cứu sống bé sơ sinh 2 ngày tuổi mắc teo thực quản bẩm sinh

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ phát hiện bé mắc teo thực quản Type C – một dị tật bẩm sinh nguy hiểm, đồng thời bé còn gặp biến chứng viêm phổi nặng và có ống động mạch nhỏ.

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non

Nuốt phải xương gà, nhiều người bị thủng ruột non

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nuốt phải xương gà, xương cá hoặc dị vật sắc nhọn... có thể gây thủng ruột, viêm phúc mạc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Toàn thân biến dạng, vùng kín tổn thương vì đắp dịch kiến ba khoang chữa ngứa

Y tế - 4 ngày trước

Nam thanh niên 25 tuổi bị ngứa lâu ngày, nghe lời họ hàng mách bảo đã chế dịch kiến ba khoang thành bài thuốc để bôi.

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Người phụ nữ nặng hơn 100kg hôn mê sâu sau khi uống rượu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Buổi sáng, bệnh nhân được người nhà phát hiện trong tình trạng không còn phản ứng, trong phòng có nhiều bãi nôn nên đưa đi cấp cứu.

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

'Xé quy trình', mổ khẩn cấp cứu người phụ nữ bị chấn thương sọ não nguy kịch

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Mặc dù chưa xác định được danh tính bệnh nhân nhưng với việc khối máu tụ tăng lên nhiều kèm phù não, các bác sĩ đã quyết định mổ cấp cứu để cứu sống người bệnh.

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

'Phép màu' với bà mẹ đưa con trai hôn mê vượt 100km đi cấp cứu dù không có tiền

Y tế - 6 ngày trước

Bà Thủy đưa con trai bị đột quỵ từ Bạc Liêu lên Cần Thơ cấp cứu với hy vọng duy nhất “con sẽ được cứu” dù trong túi không có tiền.

Top