Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia chỉ ra những bài tập tăng sức đề kháng hiệu quả khi ở nhà thực hiện giãn cách

Thứ ba, 09:35 10/08/2021 | Sống khỏe

Có trường hợp mắc sai lầm khi tập luyện tại nhà là vận động quá mức dẫn đến quá sức, kiệt sức, có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp…

Sân thượng chung cư, tập thể cũ không có công năng tập thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao là một biện pháp nhằm tăng cường sức khoẻ tăng cường thể lực phòng chống bệnh tật. Những ngày gần đây nhiều tỉnh thành phố thực hiện Chỉ thị 16 để phòng chống dịch Covid- 19. Theo quy định người cách ly cách ly với người, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc, tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Vì thế, trao đổi với phóng viên Infonet, PGS. TS. BS. TTƯT Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao nhấn mạnh, với những địa phương đang thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì người dân tập thể dục thể thao ngoài không gian ở nhà là không được phép.

Chuyên gia chỉ ra những bài tập tăng sức đề kháng hiệu quả khi ở nhà thực hiện giãn cách - Ảnh 1.

Chuyên gia chỉ ra những bài tập tăng sức đề kháng hiệu quả khi ở nhà thực hiện giãn cách (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, tập ở ngoài không gian công cộng có nguy cơ lây nhiễm bệnh tật vì hiện nay cơ chế lây nhiễm vi rút - có thể lây qua đường không khí, chính vì thế tập thể dục thể thao ở ngoài trời, ở trên đường, sân thượng khu chung cư, nhà tập thể cũ có nhiều hộ gia đình sinh sống,.. đều không được phép và không nên.

Ngoài ra, Giám đốc BV Thể thao VN cũng lưu ý sân thượng chung cư, tập thể là sân công cộng chung, không có công năng để tập thể dục thể thao. Trong khi đó, việc tập luyện thể dục thể thao phải đảm bảo sân luyện tập, dụng cụ tập luyện đạt tiêu chuẩn, người tập có bảo hộ, kỹ thuật, động tác, thể lực thời gian và lượng vận động… Tất cả những yếu tố đó phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Tập thể dục ở trong nhà cần lưu ý những gì?

PGS.TS.BS. Võ Tường Kha nhấn mạnh, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết, vì tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh tật.

Trong thời gian giãn cách, việc tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể có sức khoẻ tốt, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, để tập luyện tại nhà có hiệu quả, người tập phải thực hiện các bài tập một cách khoa học để trách gây tác động không tốt cho sức khoẻ.

Nếu không tuân thủ nguyên tắc tập luyện, không tập đúng động tác, tập theo những bài tập được lan truyền, phát tán trên mạng, người dân có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

PGS.TS Kha cảnh báo, việc tập theo những bài tập tự chế, tự phát, học theo trên mạng không có thẩm định còn dễ dẫn đến chấn thương về gân, cơ, xương, khớp, dây chằng, chấn thương cột sống....

Hoặc có trường hợp mắc sai lầm khi tập luyện tại nhà là vận động quá mức, tập theo sự thách đấu trên mạng từ đó dẫn đến quá sức, kiệt sức, có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, huyết áp…

Do vậy, khi tập luyện tại nhà, trước hết người dân cần phải chọn bài tập đảm bảo khoa học. Tùy vào điều kiện mỗi người có thể lựa chọn một bài tập, môn thể thao phù hợp.

"Yêu cầu bắt buộc là phải tập những bài tập đã được cơ quan chức năng thẩm định, không thực hiện tập luyện theo kiểu tự phát, tự biên, tự diễn, học theo trên mạng xã hội… không có thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt thẩm định của chuyên gia về y học thể thao hay giáo dục thể chất.

Những bài tập do cơ quan chức năng ban hành, xuất bản dưới dạng sách, báo giấy, báo hình qua truyền thông là những bài tập đáng tin cậy. Tốt nhất là thực hiện theo những bài tập của cơ quan chức năng công bố", PGS. TS. BS Võ Tường Kha thông tin .

Theo đó, các bài tập ở nhà sẽ chú trọng vào 4 nhóm:

Bài tập về sức bền như: Chạy trên thảm, hít đất, đạp xe tại chỗ, yoga, khiêu vũ, nhảy dây…

Bài tập về sức mạnh như: các bài tập tạ, bài tập gym...

Bài tập về sức nhanh như: Bóng bàn...

Bài tập kết hợp sức mạnh, sức nhanh như: Võ thuật, bóng bàn, tập xà, hít đất...

Các chuyên gia lưu ý, thời gian luyện tập tại nhà khoảng 45 đến 60 phút và ngày tập 1 đến 2 lần là hợp lý. Khung tập thường diễn ra vào sáng sớm hoặc chiều là tốt nhất. Nên tập vào lúc không đói quá và no quá.

Theo Infonet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 4 giờ trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 20 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 22 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Top