Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia hướng dẫn súc họng đúng cách để phòng bệnh hiệu quả

Thứ hai, 12:31 28/02/2022 | Bệnh thường gặp

GiadinhNet - Khi súc họng cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được...

Sống cùng nhà với F0, làm thế nào để không bị lây nhiễm chéo?Sống cùng nhà với F0, làm thế nào để không bị lây nhiễm chéo?

GiadinhNet - Việc bạn có bị lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng nhà với F0 sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…

Theo các chuyên gia y tế, SARS-CoV-2 cũng giống như các loại vi rút gây viêm đường hô hấp khác, sau khi vào vùng hầu họng, vi rút xâm nhập các tế bào niêm mạc và nhân lên, từ một con sẽ sản sinh ra hàng trăm con. Phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào để tràn lan ra ngoài và mỗi con lại tìm cách chui vào một tế bào mới. Cứ như thế chu trình phát triển được lặp lại nhiều lần và ngày càng đi sâu hơn vào cơ thể. Đây là giai đoạn ủ bệnh.

Đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng vi rút đủ lớn phá vỡ cơ chế tự bảo vệ của con người thì bệnh sẽ phát ra. Đây là giai đoạn phát bệnh.

Chuyên gia hướng dẫn súc họng đúng cách giúp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Như vậy trong giai đoạn ủ bệnh, người mang vi rút không có triệu chứng nên người khác không thể biết. Do đó, họ có thể âm thầm lây truyền vi rút sang người khác.

Để phòng tránh bị nhiễm bệnh hay lây truyền cho người khác, chúng ta phải cố gắng ngăn chặn vi rút đi vào vùng hầu họng của chính mình.

Ngoài thực hiện tốt 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc súc họng thường xuyên bằng dung dịch diệt khuẩn là biện pháp mang lại nhiều hiệu quả.

Theo PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào - Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y Hà Nội, bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng mỗi ngày để phòng chống lây nhiễm COVID-19.

Các loại dung dịch thường dùng để súc họng bao gồm:

Chuyên gia hướng dẫn súc họng đúng cách giúp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

 - Nước muối pha: Lấy 1 lít nước đun sôi để nguội, pha với 9g muối để được dung dịch có nồng độ 0,9% muối. Trời lạnh nên dùng nước muối ấm để súc họng.

- Nước muối sinh lý 0,9% có bán sẵn tại các nhà thuốc để súc họng.

- Nhóm kháng sinh súc họng: Loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất để pha chế các thuốc súc họng là tyrothricine như veybirol-tyrothricine.

- Nhóm sát khuẩn: Các thuốc sát khuẩn như betadine gargle, givalex, chlorhexidine, BBM - muối borat, muối bicarbonat và methol...

- Nhóm trung hòa pH: Nước muối 0,9%, natribicarbonat...

Thời điểm súc họng hiệu quả nhất:

- Khi vừa đi ngoài đường về, hoặc sau tiếp xúc với những nguồn có nguy cơ lây nhiễm cao…

- Khi cảm thấy đau, rát, cộm, vướng, khó chịu ở vùng họng… hãy súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn họng nhiều lần trong ngày. Cách 1 giờ súc họng một lần.

Chuyên gia hướng dẫn súc họng đúng cách giúp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Nguyên tắc cơ bản khi súc họng để phòng bệnh:

- Cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.

- Súc họng mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa dung dịch xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong thì để nguyên, không súc lại bằng nước.

- Chỉ súc khoảng 5 ml/lần là đủ vì lượng dung dịch càng nhiều càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

- Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà, hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.

- Trong vùng có dịch thì súc họng định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

F0 sau khi khỏi bệnh nếu có dấu hiệu này cần khám hậu Covid -19 sớmF0 sau khi khỏi bệnh nếu có dấu hiệu này cần khám hậu Covid -19 sớm

GiadinhNet - Hậu Covid-19 là vấn đề sức khỏe được người dân quan tâm, lo lắng, nhất là những bệnh nhân vừa hồi phục sức khỏe sau khi mắc bệnh.

Vụ chìm cano Hội An 15 người tử vong, vẫn còn 2 người mất tích

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Một nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Chỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Loại quả thơm nức mũi nhưng người mắc gan nhiễm mỡ nên tránh xa

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Mít là một loại trái cây phổ biến ở Việt Nam, nhưng ăn mít có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe ở một số người.

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó

Đi bộ mà có 5 dấu hiệu này chứng tỏ cholesterol đang 'chạm đỉnh nóc', muốn tuổi thọ cao hay trẻ lâu cũng khó

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Khi cholesterol đang cao bất thường, cơ thể sẽ phản ứng thông qua 5 dấu hiệu này khi đi bộ mà ít người biết.

Top