Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia nhi khoa chỉ cách lấp đầy 'khoảng trống miễn dịch' cho trẻ

Thứ sáu, 09:45 27/05/2022 | Sống khỏe

Theo các chuyên gia nhi khoa và dinh dưỡng, giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi (hoặc có thể kéo dài tới 4 hoặc 5 tuổi) được coi là giai đoạn "khoảng trống miễn dịch" của trẻ. Ở giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.. Do vậy, việc bổ sung dinh dưỡng miễn dịch để tăng cường kháng thể giúp nâng cao sức khỏe và miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng…

Trẻ hay ốm và nguy cơ mắc bệnh cao 

Thời gian gần đây, khi thời tiết chuyển mùa, bé Hạnh Mai (2 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cứ liên tục bị sổ mũi, ho, chỉ trong hơn 1 tháng mà bé đã 2 lần mắc viêm phế quản phải vào bệnh viện thăm khám và dùng kháng sinh điều trị. Chị Hạnh, mẹ bé rất  sốt ruột khi thấy tần suất ốm của con gái nhiều lên làm con sụt đi trông thấy. Chị nói: 'chỉ mong con qua đốt này, đề kháng tốt hơn sẽ ít ốm đau'.

Cùng tâm trạng với chị Hạnh, chị Lan ở Thanh Xuân (Hà Nội) cũng chia sẻ lo lắng, buồn phiền khi con trai Tuấn Anh 18 tháng liên tục ho, sổ mũi. Mà mỗi lần bé ốm 'chỉ hôm trước hôm sau là thành viêm họng nặng, con phải dùng kháng sinh, kháng viêm, rồi khí dung… Vừa thương con mà bố mẹ cũng thêm áp lực'.

Tại Việt Nam, theo số liệu từ Bộ Y tế, tính từ đầu mùa dịch đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi khoảng 19,2% tương đương khoảng 490.000 trẻ. Trong số này nhiều trẻ mắc hậu COVID-19 với các biểu hiện lâm sàng hoặc di chứng kéo dài. Một vài trường hợp bệnh nhi được ghi nhận gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C) hậu COVID-19.

Các dịch bệnh mùa hè khác như tay chân miệng, viêm đường hô hấp cấp… cũng đang gia tăng, khiến nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện điều trị.

Tâm trạng lo lắng, buồn phiền kèm với  mong muốn con nhanh 'qua đốt' ốm đau, con an toàn qua mùa dịch bệnhcủa 2 bà mẹ trên cũng là tâm trạng chung của nhiều cha mẹ khác có con nhỏ trong độ tuổi từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên ít mẹ hiểu rõ lý do tại sao bé lại có những giai đoạn khó khăn và hay bị bệnh giống nhau như thế. Do vậy cũng sẽ khó khăn để có được biện pháp khắc phục phù hợp.

Khoảng trống miễn dịch ở trẻ.

Chuyên gia nhi khoa chỉ cách lấp đầy 'khoảng trống miễn dịch' cho trẻ - Ảnh 1.

Trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dễ bị nhiễm bệnh do virus vi khuẩn.

Hệ miễn dịch khoẻ mạnh là yếu tố quan trọng để trẻ có khả năng phòng và chống lại bệnh tật.  Khi mới sinh, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh thường rất tốt nhờ có hệ thống kháng thể IgG trẻ được mẹ truyền cho trong giai đoạn bào thai. Kết hợp với Kháng thể được mẹ truyền qua sữa mẹ trong giai đoạn sau sinh, các kháng thể này tạo thành hệ miễn dịch 'thụ động' để bảo vệ bé khoẻ mạnh.

Tuy nhiên miễn dịch 'thụ động' không tạo ra được sức đề kháng lâu dài vì lượng kháng thể mẹ truyền cho này bắt đầu giảm mạnh sau khoảng 6 tháng.  Trái ngược với miễn dịch "thụ động" là hệ miễn dịch chủ động hay miễn dịch tự thân của chính bản thân cơ thể trẻ tại thời điểm trẻ sinh ra thì lại rất yếu. Lúc mới sinh, cơ thể trẻ chưa tự tạo được kháng thể. Hệ miễn dịch chủ động cần thời gian để phát triển, hoàn thiện và phải đến năm 3-4 tuổi, cơ thể trẻ mới có đủ lượng kháng thể gần bằng của người lớn, và lúc đó hệ miễn dịch mới đủ khoẻ mạnh để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật.  Như vậy, khoảng thời gian chuyển tiếp từ lúc  kháng thể dự trữ từ mẹ truyền cho không còn, cho tới khi cơ thể tự sản sinh ra lượng kháng thể đủ cao, thì cơ trẻ có sự thiếu hụt kháng thể, hệ miễn dịch yếu, và trẻ sẽ có  nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Giai đoạn này kéo dài từ khoảng 6 tháng tuổi tới khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi và được các  các chuyên gia gọi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch.

Ở giai đoạn khoảng trống miễn dịch trẻ trở nên nhạy cảm đối với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn (như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, tay chân miệng…) hoặc các tác nhân dị ứng, ô nhiễm môi trường…Đặc biệt, với COVID -19, trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch cũng nhạy cảm hơn với cả nguy cơ nhiễm covid-19, lẫn các ảnh hưởng sức khoẻ của giai đoạn hậu covid. Hầu hết mọi trẻ đều có giai đoạn khoảng trống miễn dịch này. Đó cũng là lý do các mẹ đều thấy các con cùng tầm tuổi đi học đều rất dễ ốm, rất dễ mắc bệnh.

Do vậy, việc bổ sung dinh dưỡng miễn dịch để tăng cường kháng thể, nâng cao miễn dịch cho trẻ nhỏ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch để bảo vệ bé phòng bệnh  là một trong những biện pháp hiệu quả được nhiều mẹ quan tâm gần đây.

Chuẩn bị nền tảng miễn dịch tốt: Giải pháp từ kháng thể IgG

Tại Hội thảo Khoa học Dinh dưỡng Miễn dịch Giai đoạn II (2022-2024) do Bộ Y tế phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia nhi khoa cho rằng, để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của hậu COVID-19 cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm khác, trẻ cần chuẩn bị nền tảng sức khỏe tốt. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện sức khoẻ, cải thiện các chức năng cho cơ thể.Đặc biệt "Dinh dưỡng miễn dịch rất tiềm năng trong mục tiêu tăng cường và cải thiện miễn dịch cho nhiều đối tượng kể cả trên trẻ em và người lớn. Trong đó, kháng thể IgG từ sữa non là thành phần dinh dưỡng miễn dịch có tác dụng trực tiếp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch" – PGS.TS.BS Diệu Thúy nói.

BS Diệu Thúy chia sẻ thêm, kháng thể IgG tự nhiên từ sữa non có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa nội độc tố vi khuẩn tại toàn bộ đường tiêu hóa. Kháng thể này cũng có các hoạt tính sinh học khác giúp ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy, phục hồi tổn thương mô.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, bổ sung kháng thể IgG từ sữa non bò có tác dụng dự phòng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp ở trẻ, giúp giảm số lần mắc bệnh trong giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức khoẻ từ bên trong chính là cách mà cha mẹ bảo vệ bé tốt nhất trong mùa dịch bệnh như hiện nay.

"Như vậy, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ và khoa học hoàn toàn có thể giúp trẻ có được sự phát triển vượt trội cả về thể chất, trí tuệ và miễn dịch. Miễn dịch khỏe sẽ giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh do virus, vi khuẩn, và chắc chắn là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện" – PGS.TS.BS Diệu Thúy cho biết. 

Sữa non ColosIgG 24h từ Mỹ có trong sản phầm ColosBaby giúp bé miễn dịch khoẻ, phát triển toàn diện từ bên trong, trở thành "nhà vô địch miễn dịch" của mẹ

ColosBaby xuất hiện như một giải pháp đã được bảo chứng: Đi cùng Bộ Y tế, chuyên gia, chứng nhận lâm sàng, sử dụng nguyên liệu sữa non colosIgG 24h độc quyền từ Mỹ...

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Liên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Mẹ và bé - 19 giờ trước

GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Top