Chuyên gia nói gì về việc bỏ kỳ thi THPT Quốc gia?
GiadinhNet - Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông, khoảng 5 năm nữa học sinh sẽ không phải thi THPT Quốc gia như hiện nay. Học sinh sau khi hoàn thành chương trình học THPT sẽ được xét tốt nghiệp, không phải qua kỳ thi nói trên. Thông tin này có phần bất ngờ với nhiều chuyên gia giáo dục, các bậc phụ huynh.

Bỏ thi tốt nghiệp THPT sau năm 2020?
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức công bố Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do GS Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng Chủ biên. Đây là dự án vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được Thủ tướng phê duyệt danh mục tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 8/4/2015 với chi phí khoảng 77 triệu USD. Bộ GD&ĐT là cơ quan chủ quản, đồng thời là chủ dự án. Thời gian thực hiện từ năm 2015-2020 tại Bộ GD&ĐT và 63 tỉnh, thành.
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, tại Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể một số môn học sẽ có tên mới. Thời gian thực hiện các môn học trong một năm (tương đương 37 tuần) bao gồm 35 tuần thực học dành cho những môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa và môn tự chọn bắt buộc. Hai tuần học dành cho môn tự chọn và nội dung giáo dục của địa phương.
Trong tương lai học sinh sẽ không phải thi THPT Quốc gia như hiện nay. Việc xét tốt nghiệp sẽ giao cho các cấp trường căn cứ vào đánh giá định kỳ năng lực học sinh. Từ nay đến năm 2020 sẽ giữ ổn định hình thức thi THPT Quốc gia và xét tốt nghiệp.
Đồng thời, ông cho rằng nếu chúng ta không đổi mới thi cử thì rất khó buộc giáo viên đổi mới cách dạy, người học đổi mới cách học. Tuy nhiên, từ sau năm 2020 sẽ áp dụng học sinh học xong THPT là được xét tốt nghiệp.
GS Nguyễn Minh Thuyết giải thích: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT đã có áp lực rất lớn, chủ yếu là kiểm tra kiến thức. Bây giờ chúng ta dạy học sinh theo kiểu mới buộc các em phải giải nhiều bài toán thực tế thì sau này các trường có thể tổ chức một vài môn thi theo hình thức như thế.
Lúc đó, trường giao cho học sinh làm một vài đề án nghiên cứu, học sinh làm tốt thì tích lũy thêm điểm cộng với đánh giá định kỳ và thường xuyên ở trường làm căn cứ xét tốt nghiệp THPT. Để xét tốt nghiệp, không nhất thiết thi theo kiểu kiểm tra lý thuyết và kỹ năng giải bài tập. Việc đánh giá thường xuyên, do giáo viên phụ trách môn học tổ chức thực hiện”.
Nhiều phụ huynh băn khoăn
Đón nhận thông tin sắp tới rất có thể học sinh sẽ không phải tham dự kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT, chị Nguyễn Thu Hương (Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết:
“Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang áp dụng kỳ thi “2 trong 1” (kỳ thi THPT Quốc gia -PV) cũng khá ổn, nhưng nếu bỏ thi để xét tốt nghiệp, trong khi ở bậc đại học chưa rõ ràng là dùng kết quả bậc THPT, hay lại tổ chức thi tiếp? Vấn đề đặt ra là Bộ GD&ĐT cần quy định cụ thể hơn, lúc đó cần phải tổ chức ra sao đối với học sinh đã hoàn thành THPT để vào đại học hoặc cao đẳng”.
Không lo về chuyện thi tốt nghiệp vì những năm vừa qua kỳ thi THPT Quốc gia được đánh giá là không quá khó, phụ huynh Trần Văn Hùng (phố Hạ Đình, Hà Nội) có con đang học lớp 7 cho biết:
“Nếu như bỏ thi cử, cần có lộ trình rõ ràng hơn để thực hiện. Hiện nay, cả giáo viên lẫn học sinh đều học và ôn tập đáp ứng kỳ thi THPT Quốc gia với nhiều môn học khác nhau. Bỏ thi đồng nghĩa với phổ cập bậc THPT, lúc đó học sinh chỉ cần đáp ứng yêu cầu là có thể tốt nghiệp. Nếu không thi, sẽ khó xác định năng lực, tuyển chọn học sinh cho các bậc học cao hơn”.
Trong khi đó, với nhiều học sinh, việc không thi tốt nghiệp THPT cũng là một thông tin được nhiều em đón nhận một cách dè chừng, vì để tốt nghiệp THPT không quá khó, mà chủ yếu là thi để vào các trường đại học.
Em Nguyễn Văn Nam - học sinh lớp 8 ở Hà Nội cho biết: “Rất có thể em thuộc lứa sẽ không phải thi tốt nghiệp THPT. Thông tin này khiến em khá bất ngờ, vì hầu hết chương trình, sách giáo khoa hiện nay đều hướng đến kỳ thi THPT Quốc gia để vừa xét tốt nghiệp, vừa làm căn cứ vào ĐH, CĐ”.
Cần loại bỏ “bệnh thành tích” trước
Ủng hộ về một chương trình giáo dục phổ thông hướng đến năng lực học sinh, không đặt nặng áp lực thi cử, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội chia sẻ, ngay từ phổ thông đã phải giáo dục học sinh có ý thức tự lập, sáng tạo, không học thuộc lòng, khuôn sáo nữa.
Gần như xu thế các nước tiên tiến hiện nay trên thế giới tập trung cho giáo dục phổ thông. Bây giờ chúng ta đặt ra vấn đề, làm sao tạo ra chất lượng phổ thông và đại học. Điều quan trọng nữa là thi đại học hay phổ thông, làm sao các kỳ thi này thực sự bổ ích, tạo nên chất lượng giáo dục, bởi vì các kỳ thi hiện nay làm hạn chế chất lượng giáo dục.
Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, dù đổi mới chương trình phổ thông cũng vẫn phải coi trọng kiểm tra và thi, đó là quy luật tất yếu của quá trình học tập. Học là phải có thi, có đánh giá nghiêm túc. Có thể bỏ kỳ thi đại học và phổ thông khi mà các kỳ thi học kỳ, thi hết năm học chúng ta làm thật nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng người học, bắt buộc người học phải học nghiêm túc.
Phải có một quy chế để kiểm tra đánh giá, nếu có giáo viên vi phạm, gian dối phải được xử lý nghiêm đồng thời phải ban hành quy chế quyền học sinh được khiếu nại thầy cô, giải quyết bảo vệ học sinh thì mới thực sự có dân chủ.
“Chất lượng kiểm tra từng tiết học, học kì, năm học phải làm chặt. Làm sao những vấn đề thi, kiểm tra ở phổ thông phải là vấn đề tất yếu của việc học.
Ở nhiều nước đã bỏ thi đại học, còn thi tốt nghiệp THPT họ cũng kiểm tra theo đề quốc gia nhưng không tổ chức thi tốt nghiệp cồng kềnh, căng thẳng và tốn kém như ta. Tôi đảm bảo bây giờ chúng ta giao cho các trường THPT để xét học sinh tốt nghiệp THPT sẽ chính xác hơn kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia nhiều, vì những học sinh không học thì không được tốt nghiệp”, TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ thêm.
Còn theo NGƯT Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspiring Mùa Xuân - Hà Nội: “Việc thay đổi chương trình phổ thông, thi cử là rất cần thiết. Nếu chương trình này được thực hiện đúng, sẽ có tác dụng rất tốt; vừa giảm tải cho học sinh, vừa mang tính định hướng cho học sinh khối THPT.
Đối với hoạt động thi cử, chúng ta cần có một lộ trình, định hướng dài hơi để cách học, cách đánh giá thực sự phù hợp. Khi đó, học sinh sau khi học xong chương trình phổ thông là có thể được xét tốt nghiệp, được xét tuyển vào đại học mà không cần qua thi cử”.
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình mới sẽ phân hóa thành các bộ môn bắt buộc, bắt buộc có phân hóa và môn tự chọn bắt buộc.
Theo lộ trình, chương trình mới bắt đầu được triển khai từ năm học 2018-2019. Trong đó, môn học bắt buộc có phân hóa nội dung được thiết kế thành các chủ đề hoặc học phần (mô - đun). Một số chủ đề hoặc học phần là bắt buộc đối với tất cả học sinh. Một số chủ đề hoặc học phần được tự chọn tùy theo nguyện vọng của học sinh và điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục.
Cũng theo dự kiến, sẽ áp dụng bỏ thi THPT, học sinh học xong sẽ được xét tốt nghiệp không qua thi cử.
Bỏ thi phổ thông thì khi xét tuyển vào ĐH phải làm rất nghiêm

“Chúng ta chỉ bỏ thi đại học, bỏ thi phổ thông khi chất lượng đã đồng đều, và xã hội chấp nhận được kết quả đó. Các nước đã bỏ thi và họ coi trọng từng cấp học, lấy điểm từng cấp học.
Theo tôi, tất cả các trường được quyền công nhận học sinh tốt nghiệp THPT, thi phổ thông nhiều môn, làm nghiêm túc để các trường đại học lấy điểm đó để tuyển người học vào trường.
Nếu muốn bỏ thi phổ thông thì việc xét tuyển của các trường đại học phải làm rất nghiêm, đánh giá từ trường phổ thông cũng phải nghiêm và phải có căn cứ để đánh giá”.
(TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Hà Nội)
Tôi đồng ý ngay

“Là phụ huynh, tôi muốn con mình thực sự được giảm áp lực trong học tập, thi cử. Nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT, tôi cũng giống như nhiều phụ huynh khác hoàn toàn đồng ý ngay. Tuy nhiên, nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT thì các trường ĐH, CĐ cũng cần xét đến học lực, năng lực học sinh để lựa chọn. Tránh việc học sinh cũng sẽ phải trải qua một kỳ thi căng thẳng để tranh đua suất học vào trường đại học”.
(Phụ huynh Nguyễn Thị Hà, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội)
Quang Anh

Công an nhận định ban đầu nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong
Thời sự - 27 phút trướcCơ quan công an vừa đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra vụ cháy nhà làm 4 người tử vong ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang - là do sự cố chập điện gần vị trí cầu thang lên gác.

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - 8 đối tượng ở Huế đi xe máy rượt đuổi 2 nam thanh niên, sau đó dùng vỏ chai bia đánh vào đầu khiến một người bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện.

Hà Nội đề nghị kiểm tra, đưa ra phương án xử lý các trụ sở bỏ hoang hàng chục năm ở Hà Đông
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các cơ quan trung ương liên quan, đề nghị rà soát và có phương án xử lý 3 trụ sở nhà nước bị bỏ hoang nhiều năm tại phố Tô Hiệu (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông), tránh gây lãng phí tài sản công.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2025 mới nhất cho học sinh Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcGĐXH - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5), học sinh sẽ được nghỉ lễ kéo dài 5 ngày liên tục.

Gió mùa Đông Bắc tràn xuống, thời tiết miền Bắc thay đổi ra sao?
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, từ chiều tối và tối 12/4, không khí lạnh tràn về, nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bắt đầu có mưa lớn kèm dông mạnh, nhiệt độ giảm sâu.

Thanh niên tử vong cạnh xe máy trên quốc lộ
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - Trong lúc đi làm đồng, người dân Hà Tĩnh phát hiện một thanh niên tử vong bên cạnh chiếc xe máy trên quốc lộ 8A.

Ngày sinh Âm lịch của người có cuộc đời thuận buồm xuôi gió, tài lộc từ đó mà hanh thông
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Những người sinh vào ngày Âm lịch này là người có phúc khí, ít gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu đánh ở Quảng Nam: Tình tiết giúp gia đình phát hiện con bị đánh
Giáo dục - 7 giờ trướcGĐXH - Phụ huynh cháu bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành ở Quảng Nam đã viết đơn gửi cơ quan công an yêu cầu điều tra, trừng trị nghiêm minh bảo mẫu đã đánh đập trẻ một cách dã man.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay
Đời sống - 9 giờ trướcNhận được cuộc gọi từ số lạ xưng nhân viên an ninh hàng không, nam hành khách mới hốt hoảng phát hiện quên chiếc ví chứa 8.000 USD. Anh tức tốc quay xe trở lại sân bay Nội Bài.

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ
Đời sốngGĐXH - Ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.