Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia nói về số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm những ngày gần đây

GiadinhNet - Số ca mắc mới giảm liên tiếp trong mấy ngày vừa qua. Đây là tín hiệu tốt nhưng chúng ta không được chủ quan.

Chuyên gia nói về số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm những ngày gần đây - Ảnh 1.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nói với PV Báo Gia đình & Xã hội lúc trưa 6/4.

Chuyên gia nói về số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm những ngày gần đây - Ảnh 3.

Theo thông báo của Bộ Y tế, trong 4 ngày gần đây, số ca mắc giảm mạnh, từ 10 ca ngày 3/4 xuống 3 ca ngày 4/4, một ca ngày 5/4 và đến sáng nay, ngày 6/4, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca nào.

PGS.TS Trần Đắc Phu nhận định "chưa đánh giá được điều gì" trước dấu hiệu các ca mắc mới có xu hướng giảm đi trong những ngày qua. Lý do là bởi thời gian ủ bệnh đến 14 ngày. Phải để sau 14 ngày mới đánh giá được.

Chuyên gia nói về số ca mắc mới COVID-19 liên tục giảm những ngày gần đây - Ảnh 4.

PGS.TS Trần Đắc Phu

Vị chuyên gia này đánh giá Việt Nam đã thực hiện các biện pháp chống dịch "sớm và quyết liệt". Ngay từ giai đoạn đầu, chúng ta đã triển khai biện pháp mạnh mẽ là tập trung giám sát, cách ly các ca bệnh nhập cảnh, ban đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, sau đó châu Âu, Mỹ và hàng loạt các nước khác.

Thực tế, khi số người nhập cảnh đã giảm thì số ca mắc được ghi nhận trong nhóm này cũng giảm hẳn.

"Ca mới có giảm, song chúng ta không được chủ quan mà cần phải quyết liệt hơn nữa", PGS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Chuyên gia cao cấp đánh giá, ở giai đoạn mới này, Việt Nam đã kiểm soát và xét nghiệm người nhập cảnh nhiều, nhưng lượng xét nghiệm trong cộng đồng chưa nhiều. Do đó, ông cho rằng cần đẩy mạnh xét nghiệm trong cộng đồng, vì có xét nghiệm mới phát hiện nhiều, từ đó có cơ sở đánh gia được tình hình dịch.

Nhấn mạnh lại nguyên tắc phòng chống dịch của Việt Nam vẫn tuân thủ ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch, điều trị, ông Phu nói, những ổ dịnh như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), quán bar Buddha (TP HCM) chúng ta đã xử lý tốt, nên "dịch không bùng phát".

Hiện, trong 241 ca mắc COVID-19 ở Việt Nam, có 44 trường hợp liên quan tới Bệnh viện Bạch Mai; 18 trường hợp liên quan tới quán Bar Buddha (trong đó có 12 người nguyên phát và 6 thứ phát)

Tuy nhiên, điều vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm là mối quan tâm chính hiện nay của nước ta là các ca lây nhiễm trong cộng đồng, nếu Việt Nam không làm tốt, dịch sẽ bùng lên như ở các nước.

Lấy ví dụ bệnh nhân 237 vừa được phát hiện có lịch trình đi lại khá phức tạp (người đàn ông Thuỵ Điển nhập cảnh vào Việt Nam từ 19/12/2019. Trong tháng 2, 3 đi lại nhiều nơi ở Hà Nội, TP HCM và Ninh Bình, đặc biệt, bệnh nhân tới 4 cơ sở y tế ở Hà Nội). 

Hiện, chúng ta chưa xác định được nguồn lây của bệnh nhân này (tức là F0 của bệnh nhân), chưa chắc chắn bệnh nhân lây bệnh từ nước ngoài vào mà có thể lây từ trong nước. Nếu lây trong nước thì lây của từ người nước ngoài hay người Việt Nam.

Ở giai đoạn hai có những diễn biến về dịch tễ khác với giai đoạn đầu. Số ca mắc, nhất là số ca mắc trong cộng đồng tăng nhanh. Ông Phu nhấn mạnh chúng ta phải quyết liệt nếu không toàn bộ công sức của giai đoạn một sẽ "đổ sông đổ biển".

Ông Phu nhấn mạnh, giai đoạn này người dân không được chủ quan, đặc biệt tuân thủ giãn cách xã hội, cách ly xã hội. "Giãn cách xã hội thực chất là không cho người bệnh tiếp xúc người lành và ngược lại. Người này không lây người kia, gia đình này không lấy gia đình khác, xã này không lây xã,… như vậy mới tiến tới khống chế được dịch", ông Phu nói.

PGS.TS Trần Đắc Phu cũng nhận định, do dịch vẫn còn kéo dài, tuỳ theo tình hình diễn biến của dịch trên thế giới và Việt Nam để có những biện pháp áp dụng tiếp theo (nếu dịch có chiều hướng giảm, chúng ta có thể nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng cũng có thể sẽ phải mạnh mẽ hơn)...

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 sáng 6/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, có thể khẳng định tới giờ phút này, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Phía trước vẫn còn rất nhiều gian khó và tiềm ẩn không ít rủi ro. Chúng ta quyết không được chủ quan, lơi lỏng.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 4 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Top