Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện khó tin phía sau mơ ước kiếm tìm người thân

Thứ ba, 14:30 28/05/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Vào những ngày tháng 3/1975, có hàng chục đứa trẻ tại Gia Lai bị lạc gia đình, bị bố mẹ bỏ lại. 44 năm sau ngày đất nước thống nhất, nhiều đứa trẻ năm xưa vẫn khắc khoải những giấc mơ đoàn tụ với gia đình.


Anh Rơ Ô Sông chưa một ngày thôi hy vọng, ngóng trông có thể trùng phùng với gia đình ruột thịt. Ảnh: Đức Huy

Anh Rơ Ô Sông chưa một ngày thôi hy vọng, ngóng trông có thể trùng phùng với gia đình ruột thịt. Ảnh: Đức Huy

Mong ngày trùng phùng

Đó là sự mong mỏi, là khát khao cháy bỏng của những người con bị lạc cha mẹ trong chiến tranh. Tận sâu trong đáy lòng họ luôn day dứt, nhớ mong và hy vọng sẽ sớm được trùng phùng với gia đình của mình. Lạc cha mẹ gần nửa thế kỷ, những đứa trẻ ngày ấy giờ đã là những người đứng tuổi, họ đã được làm cha, làm mẹ, thậm chí lên chức ông bà nhưng vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình ruột thịt.

Những năm tháng sau chiến tranh, anh Rơ Ô Sông (làng Biah, xã Ia Tul, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn luôn ngóng trông và hy vọng có thể tìm được nguồn cội của mình, tìm lại được những người thân yêu đã bị lạc mất từ dạo đó.

Anh Rơ Ô Sông với gương mặt khắc khổ kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thời chiến. Anh nhớ, vào khoảng tháng 3/1975, khi anh mới 5 tuổi đã chập chững theo cha mẹ hòa cùng đoàn người chạy về tỉnh Phú Yên.

Tuy nhiên, do người đông tình thế lúc bấy giờ lại lộn xộn nên anh chỉ đi được khoảng nửa chặng đường thì lạc khỏi vòng tay cha mẹ. Khi đó, vừa sợ hãi, vừa đói khát nên cậu bé 5 tuổi chỉ biết khóc rồi ngất lịm dưới tán cây rừng.

Khi mặt trời gần khuất sau bóng núi, cậu bé Rơ Ô Sông lúc ấy bỗng tỉnh dậy vì cái lạnh của núi rừng và tiếp tục khóc nức nở. Lúc này, bà Rơ Ô Tốt - một phụ nữ Jrai đi hái cây thuốc và rau trong rừng về nghe tiếng trẻ con khóc bèn tìm kiếm và bà phát hiện một đứa trẻ đang rúc sâu trong bụi cây với gương mặt lấm lem, tay chân run rẩy, người lả đi vì đói, khát.

Lúc này, bà vội cho cháu bé uống nước, ăn ít lá rừng và ôm chặt vào lòng để sưởi ấm rồi tức tốc đưa về làng. Kể từ đó, người phụ nữ ấy nhận nuôi Rơ Ô Sông và xem như con ruột của mình. Cậu bé Rơ Ô Sông cứ thế lớn lên từng ngày. Tuy nhiên càng cao lớn nước da, hình dáng Rơ Ô Sông lại càng khác xa người Jrai. Rơ Ô Sông không có làn da rám khét của nắng mà lại trắng trẻo khác thường. Do đó, nhiều dân làng bắt đầu bàn tán và cho rằng Rơ Ô Sông không phải con cháu của người Jrai.

Khi đó, Rơ Ô Sông vô cùng buồn bã và tức giận vì nghĩ rằng, từ nhỏ đã ăn thức ăn và uống dòng nước của người Jrai thì tại sao lại bị mọi người xa lánh như vậy? Ngay lập tức, Rơ Ô Sông chạy về hỏi mẹ để rõ ngọn ngành sự việc. Lúc này, bà Rơ Ô Tốt thấy con đã trưởng thành nên đã kể toàn bộ câu chuyện trước đây và cho con biết nguồn cội của cậu chính là người Kinh.

Ban đầu khi biết mình là con rơi, Rơ Ô Sông vô cùng buồn rầu và oán trách cha mẹ ruột sao không đi tìm mình. Nhưng sau nhiều ngày đóng cửa trong phòng suy nghĩ, Rơ Ô Sông cảm thấy thương và muốn tìm cha mẹ mình nhiều hơn. Thế là những lá thư, những mong ước tìm lại cội nguồn được anh gửi đi khắp mọi nơi.

Anh nhớ tới hàng chục lần có những gia đình đến tìm anh để nhận lại con đã bị lạc từ lâu. Khi đó, anh vui mừng khôn xiết vì nghĩ đó là cha mẹ, người thân ruột thịt. Tuy nhiên, niềm vui của anh chẳng được bao lâu, bởi khi xét nghiệm ADN thì kết quả lại là âm tính. Những người anh nghĩ là máu mủ ruột rà lại không phải. Nhiều lần trải qua cảm giác như vậy nhưng anh không lúc nào thôi hy vọng, thôi chờ mong một ngày nào đó sẽ gặp lại được gia đình của mình.

“Khi tôi vẫn còn sống trên cõi đời này thì không ngày nào tôi từ bỏ việc tìm kiếm gia đình của mình. Tôi không biết rằng cha mẹ, anh chị em ruột thịt của tôi hiện giờ ra sao, nhưng chỉ cần họ còn sống thì không một ngày nào tôi thôi hy vọng”, anh Rơ Ô Sông tâm sự với ánh mắt dõi về phía xa.

Đoàn tụ sau nửa đời người


Chị H’Tuynh mong những người bị lạc gia đình có thể sớm gặp đoàn tụ với người thân như chị.

Chị H’Tuynh mong những người bị lạc gia đình có thể sớm gặp đoàn tụ với người thân như chị.

Cách nhà anh Rơ Ô Sông không xa, chúng tôi tìm đến nhà chị Rơ Ô H’Tuynh, cũng là một trong những đứa trẻ lạc gia đình khi xưa. Khi chúng tôi đến chị H’Tuynh đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị cơm trưa cho cả nhà.

Thấy có khách, chị H’Tuynh mời khách lên nhà uống nước. Tuy nhiên, do chị không “sõi” tiếng Kinh nên chúng tôi phải nhờ một người khác trong làng phiên dịch lại. Chị H’Tuynh cho hay, trong quá trình di tản trên đường số 7 vào năm 1975 chẳng may chị bị rớt lại. Sau đó, chị được một số người tốt bụng gửi vào gia đình một người Jrai ở tỉnh Phú Bổn (nay là thị xã Ayun Pa).

Khi đó, bà Rơ Ô H’Kut do khát con gái nên đã xin chị về nuôi và đặt tên là Rơ Ô H’Tuynh (ý nghĩa tên là “nhặt được”). Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn, suốt ngày chị quanh quẩn với nương rẫy, gia súc nên chẳng biết mặt con chữ.

Đến khi lớn lên, chị H’Tuynh thấy cái tên của mình có nhiều ẩn ý nên mới tò mò lân la hỏi mẹ. Lúc này, bà H’Kut thấy con đã trưởng thành và cũng không muốn con quên gốc gác, cội nguồn nên bà kể lại hết sự thật cho H’Tuynh nghe. Bà H’Kut cũng mong muốn con mình có thể gặp được gia đình, được có họ hàng ruột thịt.

Từ đó, ngày ngày chị H’Tuynh cố gắng tìm lại một góc kí ức xưa cũ của mình và chợt nhớ ra khi xưa có tên là Nga. Mãi đến năm 2010, do thương mẹ nên người con út của chị H’Tuynh đã gửi hồ sơ của mẹ mình đến chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” với hy vọng mẹ có thể tìm thấy người thân.

Sau đó, những gia đình từng lạc con lại đến nhà chị H’Tuynh xem mặt chị để nhận con. Tuy nhiên, từng tốp người đến rồi lại đi với nỗi lòng nặng trĩu, buồn rười rượi từ cả hai phía.

Khoảng 6 năm sau, có 2 người phụ nữ đến tìm chị H’Tuynh. Khi chị ra mở cửa đón khách thì bỗng mọi người òa khóc nức nở vì cảm nhận được tình cảm ruột thịt. Sau khi đi xét nghiệm ADN, chị H’Tuynh đã được hưởng niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn khi những người đứng trước mặt chị chính là gia đình ruột thịt.

Sau đó, chị H’Tuynh theo gia đình ruột thịt về thăm họ hàng tại huyện Đắk Đoa (tỉnh Gia Lai), nhưng do đã quen, lại nhớ cuộc sống buôn làng nên chị H’Tuynh xin phép gia đình về làng Biah ở.

Chị H’Tuynh nghẹn ngào nói: “Sống giữa gia đình, giữa bố mẹ đẻ nhưng mình thấy nhớ buôn làng lắm. Do vậy mình xin gia đình cho mình về ở với mẹ H’Kut khi nào có việc gì hoặc lâu lâu về thăm nhà một lần. Chứ xa buôn làng mình nhớ lắm, nhớ mùi nắng, nhớ nước, nhớ món ăn của buôn làng không ngủ được. Mình may mắn hơn nhiều người khi tìm được gia đình, mình cũng mong những ai bị lạc gia đình như mình sẽ sớm tìm được nguồn cuội, gốc gác…”.

Ông Siu Sứ, Chủ tịch UBND xã Ia Tul (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, trên địa bàn có nhiều trường hợp bị lạc gia đình trên đường số 7 vào những năm 1975. Họ phải chịu cảnh chia ly, rời xa gia đình nên những năm qua chính quyền địa phương vẫn luôn tạo điều kiện, hỗ trợ cho những người này tìm kiếm người thân. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng hỗ trợ họ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Hiện những người này về cơ bản đã ổn định cuộc sống.

Đức Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 13 phút trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Việc thực hiện thủ tục cấp lại hộ chiếu (passport) hết hạn kịp thời là rất quan trọng, giúp đảm bảo các kế hoạch không bị gián đoạn. Vậy thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) năm 2025 được quy định thế nào?

Con giáp có tài lộc bùng nổ trong tháng 4

Con giáp có tài lộc bùng nổ trong tháng 4

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tháng 4/2025 đã gõ cửa, mang theo những luồng gió mới, cơ hội mới và cả những vận may bất ngờ cho các con giáp dưới đây.

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy

Giáo dục - 3 giờ trước

Nguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) gây ấn tượng khi đạt tới 130/150 điểm thi đánh giá năng lực - mức điểm cao nhất sau 2 đợt thi của năm 2025 và lọt top 4 điểm cao thi đánh giá tư duy.

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân

Pháp luật - 3 giờ trước

Đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái), Ngô Thanh Nhã (em dâu) với lý do thành khẩn, khắc phục hậu quả, tích cực làm công tác thiện nguyện...

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Luật An ninh mạng không chỉ nhấn mạnh vào nội dung chia sẻ, mà còn yêu cầu người dùng chủ động bảo vệ tài khoản cá nhân khỏi bị lợi dụng cho mục đích xấu. Một tài khoản bị hack có thể được dùng để phát tán nội dung độc hại, tiếp tay cho lừa đảo, hoặc tấn công người khác.

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Huế có những chia sẻ liên quan đến tiêu chí "kết quả giáo dục được đánh giá hoàn thành xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5" mới được dự tuyển lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Top