Chuyện thầy Nay Lít
Khi học sinh chưa tới trường, thầy Nay Lít, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 Trường tiểu học Ea Sol (xã Ea Sol, huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk), đã cặm cụi quét dọn, vệ sinh lớp đón các em.
Đến giờ học sinh vào lớp, sau khi kiểm tra sĩ số, nếu thấy vắng em nào, thầy Nay Lít lại vội vã đi khắp các buôn... tìm học sinh đưa về lớp.
Hầu như hôm nào cũng vậy, tiết học đầu tiên thầy phải nhờ tới bạn lớp trưởng quản lớp để thầy đi đón những học sinh còn vắng mặt. Bữa nào lớp chỉ vắng 1 - 2 em, thầy thấy phấn khởi lắm vì thời gian đi tìm các em nhanh hơn thường lệ.

“Tài xế” đưa đón học sinh
Là giáo viên người dân tộc Ê Đê, thầy Nay Lít rất buồn lòng khi đồng bào nơi mình đang sinh sống còn rất nghèo, và việc học của con em không hề được họ coi trọng. Chính vì vậy việc thầy cô ở đây phải tới từng nhà để vận động phụ huynh cho con em tới trường phải diễn ra quanh năm, bất kể mùa mưa hay nắng.
Trường tiểu học Ea Sol có gần như 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cái nghèo khiến đa số học sinh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Thấy người lạ đến trường, các em nơi đây chạy tán loạn, sợ hãi nép mình vào góc tường trốn. Phải đợi đến lúc thầy cô dỗ dành mãi, các em mới dám chạy ra khỏi chỗ nấp, mạnh dạn cười đùa với chúng tôi.
Thầy Nay Lít cho biết điều thuận lợi trong công tác giảng dạy của thầy chính là thầy có cùng ngôn ngữ với các em. “Tôi không bị bất đồng ngôn ngữ như các thầy cô ở trường, vậy mà việc nói chuyện, vận động phụ huynh, học sinh vẫn còn rất khó khăn. Nhưng để nâng cao dân trí, cải thiện cái nghèo cho đồng bào mình, tôi càng thấy mình phải có trách nhiệm và động lực nhiều hơn khi mang cái chữ đến cho các em học sinh” - thầy Nay Lít mỉm cười nói.
Nhà của 23 học sinh lớp 1A1 thầy Nay Lít đã thuộc làu, thậm chí thầy còn biết luôn địa chỉ của các em ở lớp khác thường xuyên bỏ học. “Phải nhớ rõ thì lúc đi đón các em tới lớp dễ dàng hơn. Rồi phải nhớ những nơi các em thường xuyên lui tới chơi để còn biết đường mà đi tìm” - thầy Lít chia sẻ.
Rồi thầy nhìn xa xăm, buồn bã nói: “Cái khó là phụ huynh quá nghèo, chỉ lo kiếm cái ăn cái mặc nên phó mặc con cái hoàn toàn cho nhà trường. Vì vậy nếu thầy cô không nỗ lực đưa các em đến trường thì cái nghèo, cái lạc hậu còn đeo bám mãi”.
Trong chiếc cặp cũ kỹ của thầy Nay Lít bao giờ cũng có cả nắm... bút bi, bởi khi tới lớp, nhiều học sinh lại nhao nhao lên: “Thầy ơi, em không có bút...”. “Những lúc đó mà không có bút cho các em, mình lại phải mất thời gian đi mua nữa” - thầy Lít cười.
Sắp đến mùa... bỏ học
Đang nói chuyện vận động từng học sinh tới lớp, thầy Nay Lít ngừng lại, ngồi im lặng trầm tư. Sau một khoảng lặng, thầy chia sẻ: “Sắp tới là mùa thu hoạch cà phê, hàng loạt học sinh lại bỏ học theo cha mẹ lên rẫy. Những em nhỏ hơn không phải đi làm thì lại rủ nhau đi lượm, đi mót cà phê để kiếm tiền. Cái đó hấp dẫn các em hơn việc học rất nhiều. Thế nên mùa cà phê cũng là mùa... bỏ học!”.
Thầy cho biết, mặc dù nhà trường đã tích cực vận động bà con đừng để con em đi vào các rẫy mót cà phê vì dễ bị người ta bắt rồi đánh đập, nhưng tình hình vẫn chưa khả quan. “Những năm trước đã có một số trường hợp học sinh bỏ học đi mót cà phê bị người ta bắt lại vì cho là ăn trộm” - thầy Lít lo lắng.
Rồi như chợt nhận ra điều gì, đôi mắt thầy nheo lại, nhìn ra xa. Thầy nói, giọng thật buồn: “Vẫn còn một em học sinh chưa có giấy khai sinh. Đến nhà nhắc phụ huynh đi làm giấy khai sinh cho con mà người ta cứ ậm ờ, hứa bao nhiêu lần mà đến nay vẫn không thực hiện”.
Thầy Lít cho biết cả trường có bốn học sinh chưa có giấy khai sinh, vận động mãi đã làm được cho ba em. Thầy Nay Lít đến từng nhà nhỏ nhẹ, “nhờ cậy” gia đình bớt chút thời gian đi làm giấy khai sinh cho con mãi, người ta mới chịu làm.
“Giấy khai sinh này trường mình có thể đi làm cho các em. Nhưng khổ nỗi là bố mẹ những học sinh này lại chưa có giấy đăng ký kết hôn. Chúng tôi đã nhờ chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ làm giấy đăng ký kết hôn và khai sinh cho con, nhưng bố mẹ các em chỉ mải mê lên rẫy.
Đến nhà họ nhiều lần nhưng vẫn cứ phải nhẹ nhàng, kiên trì thì mới được. Phải làm giấy khai sinh cho các em trước mùa thu hoạch cà phê, nếu không cuối năm các em lại phải nghỉ học” - thầy Nay Lít nói thêm.
“Ngóc ngách buôn làng nào thầy cũng biết”
Thầy Ngô Văn Bảy - hiệu trưởng Trường tiểu học Ea Sol - cho biết tại trường, công tác duy trì sĩ số học sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Trong đó, lớp 1A1 do thầy Nay Lít làm chủ nhiệm có sĩ số học sinh thường đông đủ nhất. Thầy Nay Lít là người đã gắn bó với mái trường vùng sâu này từ ngày thành lập đến nay, và hầu như mọi ngóc ngách trong các buôn làng thầy đều nắm rõ.
“Chỉ cần không thấy học sinh tới trường, thầy liền chạy đi tìm. Nếu biết các em bị đau ốm, hết giờ dạy, chưa kịp ăn uống, nghỉ ngơi gì thầy Nay Lít đã vội vã đến tận nhà thăm hỏi ngay” - thầy Bảy chia sẻ.
Theo Lĩnh Hồng/Tuổi Trẻ

Hà Nội: Rào chắn, hạn chế phương tiện qua khu vực trước tòa nhà 'Hàm cá mập', người dân di chuyển ra sao?
Đời sống - 11 phút trướcGĐXH - Từ ngày 7/4, nhằm bảo đảm an ninh trật tự, chống ùn tắc giao thông trước tòa nhà “Hàm cá mập”, đoạn đường Lê Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) sẽ được rào chắn, hạn chế phương tiện lưu thông.

Nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm: Người cô ruột hé lộ thông tin bất ngờ
Đời sống - 2 giờ trướcCô ruột của 2 trẻ trong nghi án mẹ sát hại 2 con để trục lợi bảo hiểm khẳng định, chị không đi trình báo vụ việc với cơ quan công an như trên mạng thông tin.

Trẻ sinh tháng Âm lịch này đặc biệt may mắn trong chuyện tiền bạc
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Những đứa trẻ sinh vào 4 tháng Âm lịch này thường may mắn hơn người, tương lai có nhiều triển vọng.

Quang Linh Vlogs không còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tạm hoãn xuất cảnh Hoa hậu Thùy Tiên
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs).

Muốn vào ngành Công an nhân dân 2025, hàng triệu thí sinh phải biết những thông tin quan trọng này
Giáo dục - 4 giờ trướcGĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025, có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018; quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD&ĐT và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Bộ Nội vụ đề xuất giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành sau khi sáp nhập
Thời sự - 4 giờ trướcTheo dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất, giữ nguyên số lượng biên chế cấp xã hiện hành cho đến khi hoàn thành tinh giản, cơ cấu theo vị trí việc làm.

Tin mới nhất không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc và xu thế thời tiết trong những ngày tới
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thời tiết miền Bắc trời nhiều mây, có mưa và mưa rào rải rác, có nơi xuất hiện dông, nhiệt độ giảm do ảnh hưởng của không khí lạnh.

Tin sáng 5/4: Miền Bắc đón đợt không khí lạnh mới; Thông tin mới vụ bảo mẫu bạo hành bé gái 2 tuổi tại điểm giữ trẻ tự phát
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 5/4, khả năng có không khí lạnh tăng cường về miền Bắc; Nữ bảo mẫu khai nhận do đang nằm xem điện thoại và bực tức nhất thời nên đã ra tay bạo hành bé gái 2 tuổi...

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 17 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sựGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.