Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện thời chiến ở “quê hương người gái đảm”

Thứ hai, 13:32 27/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Giọng nói sang sảng, bà Nguyễn Thị Lịch, nguyên Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Song Phượng (Đan Phượng, Hà Tây, nay là Hà Nội) từ năm 1963 đến năm 1979, say sưa kể về những ngày tháng nhọc nhằn nhưng đầy tự hào của những người gái đảm Song Phượng. Nơi đây, vốn được coi là cái nôi của phong trào "Ba đảm đang" nức tiếng một thời.

Bà Lịch hào hứng kể lại chuyện “Ba đảm đang” với cháu gái.	Ảnh: Tịnh Tâm

Bà Lịch hào hứng kể lại chuyện “Ba đảm đang” với cháu gái. Ảnh: Tịnh Tâm

Vừa bồng con, vừa đánh vần viết đơn

Nửa thế kỷ đã trôi qua, thời gian đủ để phủ bạc những mái đầu xanh, phai nhạt đi phần nào những ký ức của con người. Nhưng trong tâm trí của bà Lịch, những ký ức về phong trào "Ba đảm đang" chưa bao giờ phai nhạt. Bà kể: “Dù là phận liễu yếu đào tơ nhưng khi Tổ quốc cần, chúng tôi luôn sẵn sàng, giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Thanh niên có "Ba sẵn sàng" thì phụ nữ có "Ba đảm đang", chắc tay cày, vững tay súng bảo vệ xóm làng để chồng con yên tâm chiến đấu ngoài mặt trận”.

Năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bao lớp thanh niên Đan Phượng xung phong lên đường giết giặc. Xa chồng, con khi bom đạn thù hàng ngày vẫn cày nát quê hương, xóm làng, bao khó khăn đổ ập lên những đôi vai gầy của các bà, các mẹ, các chị.

Đáp ứng tâm nguyện của chị em phụ nữ, ngày 22/3/1965, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động phong trào phụ nữ “Ba đảm nhiệm” với nội dung: “Đảm nhiệm sản xuất, công tác, thay thế cho nam giới đi chiến đấu; Đảm nhiệm gia đình, khuyến khích chồng con yên tâm chiến đấu; Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết”.

Ngay lập tức, phụ nữ Song Phượng “lĩnh ấn tiên phong” mở đường cho phong trào. Vừa mới phát động đã có hơn 300 lá đơn tình nguyện tham gia. Quá khứ đã lùi xa nhưng trong tâm trí của bà Lịch vẫn nhớ như in những khuôn mặt, từng ánh mắt quyết tâm của các bà, các mẹ thời ấy: “Có người vừa bồng con vừa cố đánh vần ê a từng chữ để viết cho trọn lá đơn. Cả những bà mẹ liệt sĩ dù tuổi đã cao, sức đã yếu, mắt đã mờ vì bao lần khóc thương con nhưng vẫn nhất quyết được tham gia phong trào. Thiếu thốn đủ bề nhưng chị em luôn động viên nhau cùng cố gắng, làm tốt nhiệm vụ hậu phương và mong ngóng ngày chồng, con trở về”.

Hồi ấy, những chị em trẻ tuổi thì thành lập tiểu đội pháo 14 ly 5, được huấn luyện để trực tiếp chiến đấu bảo vệ bằng được cầu Phùng, cầu Giẽ. Ngày thì tham gia sản xuất, tối họ lại thay phiên canh gác suốt đêm, có khi vắng nhà hàng tuần, hàng tháng. Các bà mẹ thì hăng hái tham gia vào các đội “Bạch đầu quân”. Hàng ngày các mẹ lại tất tả nấu nước, kiếm lá xanh mang lên trận địa cho bộ đội và dân quân ngụy trang pháo. Mỗi người một việc, những người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối nhưng trước bom đạn của kẻ thù lại trở nên mạnh mẽ, kiên cường đến lạ!

“Chỉ thèm bát su hào ướp muối!”

Bà Cống và con dâu cùng xem lại những bằng khen.
Bà Cống và con dâu cùng xem lại những bằng khen.

Hàng loạt các phong trào như “Tay cày, tay súng”, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, “Giỏi một nghề, biết nhiều việc”, “Sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường, dũng cảm” nở rộ và gặt hái được nhiều quả ngọt. Nếu quê lúa Thái Bình có "chị Hai năm tấn" thì đất Song Phượng của “quê hương người gái đảm” Đan Phượng, Hà Tây xuất hiện những "chị Hai bảy tấn" đáng tự hào…

Mặc dù đã bước sang tuổi 95  nhưng bà Nguyễn Thị Cống vẫn còn khỏe mạnh. Bà nguyên là Đội trưởng đội sản xuất xã Song Phượng trong suốt những năm tháng chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Tuy tuổi đã cao, trí nhớ kém dần nhưng khi nhắc về phụ nữ Song Phượng với phong trào “Ba đảm đang”, bà hào hứng lắm!

Lần về quá khứ, chắp nối những ký ức còn sót lại, bà Cống bảo: “Khổ lắm con ơi, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Nuôi từng con gà, tiết kiệm từng hạt gạo để gửi ra tiền tuyến. Nhọc nhằn là thế nhưng phụ nữ Song Phượng vẫn hăng say sản xuất, đi cày, đi cấy, tham gia trực chiến mà không một lời phàn nàn. Vì đất nước, chị em sẵn sàng hi sinh bản thân mình".

Là Hội trưởng Hội Phụ nữ xã Song Phượng trong suốt thời gian phong trào "Ba đảm đang" nở rộ, bà Nguyễn Thị Lịch tự nhận mình là “người hăng hái”. Bà là Hội trưởng phụ nữ xã trẻ nhất trong số 16 xã thuộc huyện Đan Phượng lúc bấy giờ. Nhớ về lần đầu tiên đứng nói trước chị em, bà Lịch vẫn còn nguyên cảm giác hồi hộp: “Chồng con chúng ta đang chiến đấu với kẻ thù ngoài mặt trận để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta không được phép mềm yếu. Phải cố gắng gấp 10 lần để họ yên tâm đánh giặc”.

Bà Lịch (trái) trong một lần được gặp bà Nguyễn Thị Định, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.
Bà Lịch (trái) trong một lần được gặp bà Nguyễn Thị Định, nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, bao lớp thanh niên nối nhau ra trận, bao người nằm lại chiến trường. Chứng kiến cảnh những người phụ nữ còn trẻ tuổi mà đã rơi vào cảnh góa bụa, những bà mẹ liệt sĩ bao đêm khóc thầm vì thương nhớ con, bà Lịch đau lắm! Bận bịu việc nhà, việc nước nhưng bà luôn tranh thủ chạy qua, chạy lại động viên, hỏi han từng người, thậm chí đêm 30 Tết vẫn tất bật mang từng gói quà đến thăm hỏi những gia đình khó khăn, neo đơn. Với bà, chỉ khi đồng cam cộng khổ, thấu hiểu nỗi khổ của bà con thì họ mới trải lòng và ủng hộ mình.

Chồng chiến đấu ngoài chiến trường, như bao người phụ nữ khác, bà Lịch luôn cố gắng làm trọn chữ hiếu với gia đình hai bên nội, ngoại. “Đi sớm về khuya, con nhỏ đành cậy nhờ mẹ già chăm nom, nhiều khi cũng chạnh lòng vì con không quen hơi mẹ. Những lúc ấy mẹ chồng tôi lại động viên, an ủi để tôi có thêm động lực cống hiến. Không có bà ủng hộ, tiếp sức thì tôi khó lòng hoàn thành nhiệm vụ”, bà Lịch kể.

Nhà nghèo lại neo người. Hồi ấy, bữa cơm đạm bạc chỉ vỏn vẹn vài cọng rau muống chấm tương. Có khi cả tháng trời chỉ độc rau muống luộc, thấy thế, hàng xóm thương tình đem cho bà bát su hào muối ăn đỡ. Với bà Lịch, vậy là sướng lắm!

Miệt mài cống hiến, năm 1979, bà Lịch được phân công làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng. Công tác hơn 20 năm, năm 2001, bà nghỉ hưu và tiếp tục đảm nhiệm phó ban Hội người cao tuổi thôn Thụy Ứng (thị trấn Phùng, Đan Phượng).

Tay bồng con, miệng tuyên truyền

Những đêm họp dân, bên bát nước chè xanh, người dân Song Phượng quen thuộc với hình ảnh cô gái trẻ Nguyễn Thị Lịch tay bồng con, miệng tuyên truyền. “Có lần đang họp dân thì con tôi khóc dữ quá, dỗ mãi không được. Có ông lão thương, bảo: "Nó đói rồi, cho bú đi". Hồi ấy tôi còn trẻ quá, nghe thế thì ngượng chín mặt. Vậy mà rồi cũng quen hết”, bà Lịch kể.

Sau này,  phong trào “Ba đảm nhiệm” đã được Bác Hồ đổi tên thành “Ba đảm đang”. Theo thống kê, thời kỳ “Ba đảm đang” có 42 nữ anh hùng, 9 đơn vị nữ anh hùng được tôn vinh; 1.718 chị em được thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 chị em là chiến sỹ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”  (Theo Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam).

 

Tịnh Tâm/|Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 16 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 18 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 58 phút trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Top