Chuyện tuyển sinh vào ĐH Harvard của nữ sinh giành học bổng tiền tỷ
Sau cuộc trò chuyện với cô giáo trong ban tuyển sinh ĐH Harvard cùng trải nghiệm của chính bản thân mình, Diệu Liên (sinh viên năm nhất ĐH Harvard) nhận ra, vốn không hề có một “khuôn mẫu/ công thức Harvard” như nhiều người hay nhắc đến…
Trần Thị Diệu Liên – cô gái Việt “tay không” chinh phục học bổng toàn phần phần trị giá 320.000 USD của Đại học Harvard đã thực sự nghi ngờ cái gọi là “công thức” để vào Harvard từ khi nhập học, bởi rõ ràng, cô bắt gặp các anh/ chị/ bạn rất đa dạng về tính cách và xuất thân tại ngôi trường số 1 thế giới.
Lúc ướm thử mình vào “khuôn mẫu Harvard” mà mọi người hay nhắc đến, Diệu Liên cũng thấy không khớp cho lắm. Và khi được gặp gỡ chính cô giáo trong Hội đồng tuyển sinh Đại học Harvard, Diệu Liên vỡ ra, sự thật không có một công thức chung nào để giành tấm vé vào ngôi trường bậc nhất thế giới như thiên hạ đồn đoán.

Diệu Liên – cô gái Việt “tay không” chinh phục Đại học Harvard hiện là sinh viên năm nhất của ngôi trường danh tiếng thế giới.
PV Dân trí đăng tải nguyên văn bài chia sẻ “Gặp mặt thành viên Ban tuyển sinh của Harvard - Một số điều áp dụng cho bộ hồ sơ” của tân sinh viên Đại học Harvard Trần Thị Diệu Liên:
Nói “Ban tuyển sinh” (Admissions officer) thì nghe to tát lắm nhưng đây là cô đã đọc đơn tuyển sinh của mình và có gửi cho mình thư tay nho nhỏ trong gói thư báo nhận (acceptance letter) của Harvard. Trong đó có danh thiếp kèm dòng chữ phía sau: “Hope to meet you at Visitas!” Vậy nên mình quyết định thể nào qua đây cũng phải gặp cô.
Thế là mình vừa gặp cô xong và sẵn có nhiều bạn băn khoăn về cách thể hiện bộ hồ sơ nộp du học Mỹ, mình xin trích dẫn một số điều ấn tượng từ buổi trò chuyện ngắn giữa mình và cô. Đó là những sự thật về quá trình tuyển sinh từ chính thành viên ban tuyển sinh kèm một số suy nghĩ từ cá nhân của mình.
Sơ sơ về ngữ cảnh cuộc trò chuyện: Đây là một cuộc trò chuyện như giữa bạn bè với nhau. Gọi là “cô” nhưng nhìn cô rất trẻ trung, thân thiện và tươi tắn nên có thể gọi là chị luôn cũng không thấy kì.
Cô hỏi mình về cuộc sống, lớp học và đôi lúc cũng “Ừ hồi đó học Đại học cô cũng abc/xyz…” Mình cũng không có ý định tìm hiểu quá sâu vào quá trình xét hồ sơ nên không hề hỏi câu nào về quá trình cả. Vậy nên những thông tin trong bài được “bật mí” rất tự nhiên trong cuộc trò chuyện.
Để tránh việc vô tình tạo nên “Công thức vào Harvard”, mình sẽ thay những chi tiết của hồ sơ mình bằng […].
1. “Tụi cô đọc các thành phần của đơn và tưởng tượng học sinh đó sẽ như thế nào khi vào trường.”
Sau khi nói câu này cô kể rất hào hứng:
“Giống như lúc đọc essay ngắn về hoạt động ngoại khóa của em, tôi tưởng tượng em vi vu trên xe máy và […]. Rồi cả những hoạt động ngoại khóa có thể thấy em là người có xu hướng […] nên sẽ […] ở campus”.
Và đúng là những gì mình thể hiện ở campus giống với điều cô dự đoán thật.

Nhà ăn cho sinh viên năm nhất (Annenberg Dining Hall) vô cùng lộng lẫy tại Đại học Harvard danh tiếng. (ảnh Diệu Liên)
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nếu mình kể hoạt động ngoại khóa mình viết trong bài luận về chủ đề nào. Nó chẳng phải là hoạt động gì to tát, vĩ đại. Nó chỉ là một hoạt động mình cảm thấy vui mỗi lần nghĩ đến và là một phần cuộc sống của mình. Mình viết nó với một cảm xúc dạt dào với những giác quan hiện rõ mồn một trong trí nhớ.
Danh sách hoạt động ngoại khóa cũng vậy. Lúc chọn hoạt động ngoại khóa, đơn giản mình tham gia vì vốn hở ra thấy cái gì cũng hay. Vậy nên mình cũng thử nghiệm nhiều hoạt động. Tuy nhiên, mình chỉ liệt kê những hoạt động mình muốn gắn bó lâu dài và ảnh hưởng tính cách và sự phát triển của mình. Giờ đọc lại list hoạt động, mình cảm thấy đúng là một phần con người mình ở đó chứ không ai khác. Lúc ướm thử mình vào cái “khuôn mẫu Harvard” mà mọi người hay nhắc đến, mình chả thấy khớp cho lắm.
Tuy vậy, thử tưởng tượng một ngôi trường mà ai cũng có tính cách giống ai xem. Thảo luận thì cũng chỉ nhiêu đó ý kiến, hoạt động CLB thì chắc phải chia số vì hứng thú cũng như nhau. Còn gì là một xã hội thu nhỏ nữa! Từ lúc vô Harvard, mình nghi ngờ cái gọi là “công thức” để vào đây. Vì rõ ràng, mình gặp các bạn, anh chị rất đa dạng về tính cách lẫn xuất thân.
Mình nghĩ, ban tuyển sinh không có một cái khuôn để lọc sinh viên (như chúng tôi chỉ tuyển những mảnh ghép màu đỏ) mà ướm các mảnh ghép vào bức tranh đa sắc (và cần sự đa sắc) để cân nhắc xem đây có phải mảnh ghép bức tranh đó cần hay không. Vậy nên, cứ là mảnh ghép đúng màu sắc của bạn và đừng cố gồng mình theo khuôn khổ (do thiên hạ đồn đoán*) nào cả.
(*): Dĩ nhiên là các trường sẽ có các ý đồ cho bức tranh của mình nên cũng có tồn tại cái “khuôn” ngầm nào đó. Nhưng thông tin các bạn nhận được đều là không chính thống cả vì không có một công thức chính thống nào (trừ các thống kê về điểm số chuẩn hóa, xếp hạng trong trường, quốc tịch,... của học sinh).
2. “Sau hàng tháng trời đọc và bàn luận về các bộ hồ sơ, tụi cô nhớ được những tính cách, những cái “cool” của các bạn. Giống như đối với em là […] Nhiều khi nhắc tới chi tiết nào là cô có thể nhận ra “Ồ mình từng đọc qua bộ hồ sơ này.” Bật mí là với trí nhớ tuyệt vời, cô trưởng ban tuyển sinh cho học sinh quốc tế nhớ được hết từng bạn được nhận luôn.”
Mình thấy, ban tuyển sinh (ít ra là ở Harvard hay ít hơn nữa là cô mình gặp) cũng là những con người chứ không phải những máy lọc. Họ cố gắng tạo liên kết con người – con người và đồng cảm với những câu chuyện các bạn kể và từng chi tiết nhỏ trong bộ hồ sơ của bạn.
Bỗng dưng mình nghĩ, nếu vậy thì khi kể câu chuyện trong bài luận chính hoặc phụ, các bạn hãy thử tưởng tượng một con người thân thiện nhẹ nhàng ngồi xuống bên bạn, tươi cười: “Nào, tôi cảm thấy em là người thú vị đó, hãy kể thêm về cuộc sống của em đi”. Vậy thì, bạn sẽ kể câu chuyện gì?
Mình nghĩ, những điều trên đối với các bạn tìm hiểu nhiều về du học Mỹ sẽ không xa lạ gì. Tuy vậy, ít ra câu chuyện trên cũng góp phần khẳng định rằng đó cũng là những suy nghĩ của chính ban tuyển sinh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn đang hoàn thành bộ hồ sơ của mình.
---
Đôi lời giới thiệu của tác giả: Mình cảm thấy thật may mắn khi nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của nhiều người và mình cảm thấy thật cảm kích sự cho đi mà không đòi hỏi của họ. Vậy nên, với tinh thần “Pay it forward” - “Đáp đền tiếp nối”, mình dự định sẽ viết CHAIN series để có thể nhân rộng những sự hỗ trợ mình đã nhận được cho nhiều bạn khác như một lời cảm ơn gửi đến mọi người.
Series là mắt xích, là những thứ nhỏ nếu đứng riêng lẻ có thể sẽ không có ý nghĩa nhưng kết hợp cùng nhau sẽ tạo nên một chuỗi có nghĩa hơn. Mục đích của series là gửi đến các bạn những mắt xích nho nhỏ đó để tự kiến tạo một chuỗi cho riêng mình. Và để làm được điều đó, các bạn phải biết cách tự sắp xếp, xâu chuỗi cho mình, xem như rèn luyện kĩ năng luôn vì mình nghĩ mỗi người sẽ cần trình tự sử dung khác nhau.
Theo Trần Thị Diệu Liên/Dân trí
(Sinh viên Đại học Harvard khóa 2016-2020)

Lý do đặc biệt giúp thủ khoa toàn quốc có bố là phụ hồ đạt 9,25 điểm môn Văn
Giáo dục - 1 giờ trướcÍt ai biết rằng, chính những câu chuyện thời chiến tranh qua lời kể của ông nội đã giúp Trần Xuân Đam, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Mỹ Lộc (Ninh Bình), thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đạt 9,25 điểm môn Ngữ văn.

Chùa Cây Thị ở Ninh Bình đẹp như 'tranh vẽ' sau khi xây dựng lại
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) mang vẻ đẹp yên bình, thanh tịnh đang trở thành điểm đến tâm linh mới của Ninh Bình, thu hút rất đông người dân và phật tử về thăm quan, tu tập, chiêm bái.

Thợ sơn bám cửa trong cơn dông tại Hà Nội: 20 phút giành giật sự sống bên ngoài tầng 11
Thời sự - 2 giờ trướcNam thợ sơn treo mình ngoài tầng 11 chung cư Vinaconex 2 giữa mưa giông Hà Nội chiều 19/7, mất 20 phút mới được đưa vào an toàn.

Trí thức trẻ Việt toàn cầu gửi đi thông điệp đổi mới, góp sức vào sự phát triển của đất nước
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH – Sau 2 ngày tại Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam, các đại biểu đã vượt ra khỏi phạm vi chuyên môn hẹp để cùng nhau gửi đi thông điệp đổi mới, đề xuất loạt giải pháp cụ thể nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển năng lượng tái tạo, nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, gắn với đổi mới hệ thống y tế...

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha giật cấp 15, miền Bắc bước vào đợt mưa lớn dữ dội, nguy cơ ngập lụt
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Do tác động của bão số 3 Wipha, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bước vào đợt mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra lũ gây ngập lụt.

Va chạm xe tải đang đỗ, 3 bà cháu trong cùng gia đình tử vong
Thời sự - 4 giờ trướcMột vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra sáng 20/7 trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Tuy An Nam, tỉnh Đắk Lắk, khiến 3 người trong cùng một gia đình tử vong, trong đó có 2 cháu nhỏ.

Tháng sinh Âm lịch của người trầm lặng mà tinh anh: Cứ lặng lẽ mà vươn lên, tài lộc rực rỡ chẳng ai ngờ
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Không ồn ào, không thích thể hiện, nhưng những người sinh vào 3 tháng Âm lịch này lại mang trong mình sức mạnh nội tại đáng nể. Càng trưởng thành, họ càng vững vàng, tài giỏi và sớm đạt được thành tựu.

Ứng phó bão số 3, tỉnh Ninh Bình cấm tàu thuyền ra khơi từ 7h sáng ngày 21/7
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó bão số 3 và mưa lũ, tỉnh Ninh Bình cấm không cho tàu, thuyền ra khơi từ 7h ngày 21/7/2025. Triển khai phương án di dân khu vực cửa sông, ven biển vào nơi tránh trú an toàn trước 12h ngày 21/7/2025.

Hà Nội: Chuyến du lịch 'định mệnh' khiến 4 người trong một gia đình tử vong, tang thương bao trùm xóm nhỏ
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Chuyến du lịch định mệnh tại vịnh Hạ Long đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong một gia đình ở xã Hồng Vân (TP Hà Nội). Cơn mưa chiều 20/7 như khóc thương cho số phận bi thảm, bao trùm không khí tang thương lên xóm nhỏ.

Ninh Bình: Bắt giữ 5 thanh, thiếu niên trộm xe máy ở ký túc xá Hà Hoa Tiên
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Công an phường Hà Nam, tỉnh Ninh Bình đã bắt giữ 5 đối tượng lợi dụng đêm tối trộm cắp tài sản tại khu ký túc xá Hà Hoa Tiên.

Vụ lật tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long: Danh sách du khách có mặt khi tàu gặp nạn, đa số đều ở Hà Nội
Thời sựGĐXH - Trong số 48 du khách có mặt trên tàu du lịch gặp nạn ở vịnh Hạ Long có 21 trẻ em, còn lại đều là những du khách lớn tuổi và đa số có hộ khẩu ở Hà Nội.