Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về những người ngừng thở vẫn được cứu sống

Thứ sáu, 10:43 12/06/2015 | Y tế

GiadinhNet - “Chỉ chờ một vài tiếng nữa là đưa người nhà về nhà lo hậu sự, nhưng với tài năng và tâm huyết của các bác sĩ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), người thân của chúng tôi đã được cứu sống, trở lại với cuộc sống bình thường”, bà Phạm Thị Thanh Trà (Yên Bái) đã chia sẻ như vậy trong lễ thông báo thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy cứu sống bệnh nhân hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn tại Bệnh viện Bạch Mai ngày 10/6.

 

Bà Nguyễn Thị Xuyên sau khi được cứu sống bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. 	Ảnh: T.ÂN
Bà Nguyễn Thị Xuyên sau khi được cứu sống bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Ảnh: T.ÂN

 

10 bệnh nhân ngừng thở được cứu sống

Bệnh nhân Nguyễn Thị Xuyên (82 tuổi, ở thành phố Yên Bái), được chuyển đến Khoa Cấp cứu A9 (Bạch viện Bạch Mai) vào 20h ngày 24/4/2015 trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim.

Các bác sỹ, điều dưỡng của Khoa Cấp cứu đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân. Sau khi cấp cứu, mặc dù cụ Xuyên được phục hồi nhịp tim và huyết áp nhưng vẫn hôn mê sâu do thương tổn não sau ngừng tuần hoàn. Ngay lập tức, các bác sỹ đã tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt để bảo vệ não của bệnh nhân. Sau liệu trình 24h hạ thân nhiệt chỉ huy, huyết áp của cụ đã ổn định hơn, có nhịp tự thở, ý thức cải thiện tốt hơn. Ngày thứ ba sau can thiệp kỹ thuật, cụ đã mở mắt và há miệng theo lệnh. Đến nay, tình trạng sức khỏe của cụ Xuyên đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, phục hồi vận động.

Bà Phạm Thị Thanh Trà, người thân của cụ Xuyên cho biết: “Khi bà tôi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Yên Bái xuống đến cổng bệnh viện thì tim đã ngừng. Gia đình nghĩ chắc chỉ vài tiếng nữa là đưa về nhà lo hậu sự, nhưng nhờ sự nhiệt tình, tận tâm và tài năng của các y, bác sĩ, nhờ kỹ thuật mới nên bà tôi đã được cứu sống. Những gì chúng tôi được chứng kiến chẳng khác nào một phép màu, một niềm vui khôn tả đối với gia đình…”.

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn – Phó khoa Cấp cứu cho biết, khi ngừng tim  sau 5 phút là não bị ảnh hưởng. Kỹ thuật hạ thân nhiệt sẽ giúp não được bảo vệ, không để lại di chứng sau khi bệnh nhân được cứu sống. Ngoài ra, tim, phổi, thận cũng được bảo vệ bởi kỹ thuật này.

Đây là một kỹ thuật hiện đại, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Ngoài máy móc, trang thiết bị thì vấn đề con người điều khiển cũng phải có chuyên môn cao vì kỹ thuật cần sự tinh tế của người điều khiển và tiên lượng về tình trạng của bệnh nhân để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. Hạ thân nhiệt chỉ được thực hiện tối đa trong vòng 24h, sau đó phải quay lại nhiệt độ bình thường của bệnh nhân. Hạ thân nhiệt thì phải hạ xuống tối đa, nhưng khi nâng thân nhiệt lại phải rất từ từ.

Trong những trường hợp đã áp dụng phương pháp hạ thân nhiệt, 75% các ca bệnh là do bệnh tim. Với phương pháp này, điều kiện là phải được áp dụng sớm sau khi ngừng tuần hoàn. Vì vậy, cấp cứu cộng đồng hết sức cần thiết. Sau khi bệnh nhân ngừng tim, phải tiến hành ép tim và đưa đến bệnh viện ngay.

“Ngừng thở, ngừng tim (còn gọi là ngừng tuần hoàn) là hậu quả của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau (như ngạt và thiếu oxy ở trẻ sơ sinh, chấn thương sọ não đột quỵ thiếu máu lớn, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp…). Tình huống nguy hiểm này có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi (như đang làm việc trên cánh đồng, đang tập thể dục buổi sáng hoặc đang làm việc ở công sở, ở sân vận động, trong bệnh viện…). Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong”, TS.BS Ngọc Sơn cho biết.

Lần đầu tiên được áp dụng thành công ở Việt Nam

Theo bác sỹ Nguyễn Hữu Quân, (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai), về mặt lý thuyết, việc ngừng tim trên 3 phút mà không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Với những bệnh nhân bị ngừng tim, dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đập trở lại, phục hồi được mạch huyết áp thì tỉ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10% (ngay cả những nước có hệ thống y tế hiện đại). Còn ở Việt Nam, tỉ lệ cứu sống bệnh nhân ngừng tim ngoài cộng đồng thấp hơn rất nhiều (cơ hội cứu sống có thể chỉ từ 1-2%). Nguyên nhân, bởi vì trong khi ngừng tim, não không có máu nuôi dưỡng nên bị tổn thương nặng nề. Các phản ứng có hại do thiếu máu não gây ra tiếp tục gây hủy hoại tế bào não mặc dù đã phục hồi được máu lên não. Hậu quả là não sẽ bị phù nề, viêm và hoại tử dẫn tới chết não và tử vong.

Đối với các bệnh nhân được cứu sống sau ngừng tuần hoàn thường để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề. Mức độ nhẹ là mất trí nhớ, liệt nửa người, co giật, động kinh. Mức độ nặng là liệt toàn thân, nằm tại chỗ, hôn mê (sống thực vật). Hậu quả sẽ làm tăng gánh nặng chăm sóc, chi phí cho gia đình và xã hội.

Sau khi bị ngừng tim, bệnh nhân đã được cấp cứu thành công, tim đập trở lại, có mạch và huyết áp nhưng bệnh nhân vẫn chưa tỉnh. Các bác sỹ sẽ tiến hành biện pháp làm hạ nhiệt độ cơ thể bệnh nhân như chườm đá, truyền nước lạnh. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không kiểm soát được nhiệt độ một cách chính xác, hiệu quả rất hạn chế. Tốc độ làm lạnh và tốc độ làm ấm bệnh nhân là cực kỳ quan trọng mà chúng ta không thể làm bằng phương pháp thông thường mà phải làm bằng một thiết bị đặc biệt để kiểm soát thân nhiệt.

Tại Khoa Cấp cứu A9, các bác sỹ đã sử dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt nội mạch tiên tiến, với một thiết bị hạ thân nhiệt đặc biệt, đưa một ống thông chuyên biệt vào mạch máu của bệnh nhân và từ đó tiến hành hạ thân nhiệt điều trị. Thông thường, quá trình điều trị sẽ đưa nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống 33oC (ở người bình thường 36,5 – 37oC). Sau đó, máu sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để giúp cho các tế bào não hồi phục. Sau 24 giờ, máy sẽ làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ, nâng dần nhiệt độ bệnh nhân từ 0,25 oC/giờ cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường. Khi nhiệt độ bệnh nhân hạ xuống, não sẽ bớt phù hơn, bớt viêm và tưới máu não, cung cấp oxy tốt hơn, cải thiện tình trạng độc tế bào não. Từ đó, các tế bào não sẽ hồi phục rất ngoạn mục.

“Thời gian vàng cho người bệnh để tiến hành kỹ thuật hạ thân nhiệt là trước 6 giờ. Nếu bệnh nhân đưa vào cấp cứu sau 6 tiếng thì hiệu quả sẽ không như mong muốn”, bác sỹ Nguyễn Hữu Quân chia sẻ.

 

TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Từ đầu tháng 5/2015, Khoa Cấp cứu A9 đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt cho trên 10 bệnh nhân. Nhờ kỹ thuật này, các bệnh nhân ngừng tim sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn, khả năng phục hồi ý thức và vận động tốt hơn. Đây là một hướng điều trị nhiều triển vọng, có thể áp dụng cho nhiều bệnh nhân rơi vào tình huống nguy hiểm liên quan đến thương tổn não cấp như thương tổn não sau ngừng tuần hoàn, sau thương tổn não nặng do bị chấn thương hoặc tai biến mạch não…

Theo chứng minh trên thế giới, dùng phương pháp này giảm tỉ lệ tử vong xuống 14% và giảm độ di chứng tàn phế xuống là 11%.

Thiện Ân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top