Có 2 loại vi khuẩn gây bệnh ung thư thường "trú ngụ" trên đôi đũa ăn: Nếu đũa có dấu hiệu này cần phải loại bỏ ngay, cố dùng sẽ mang bệnh
Quá trình vệ sinh hàng ngày không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh vì vậy các loại đũa sử dụng lâu ngày có thể sinh ra một số lượng lớn virus, vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Đũa là vật dụng dùng trong ăn uống của các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam, với nhiều vật dụng khác nhau như gỗ, tre, kim loại... Dù đũa đem lại nhiều lợi ích cho con người nhưng đồng thời nó cũng có thể là nguyên nhân gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Có 2 loại vi khuẩn có thể tồn tại trên một đôi đũa sử dụng lâu ngày, đặc biệt chúng không thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể gây ra bệnh ung thư.
2 loại vi khuẩn, nấm mốc nguy hiểm thường tồn tại trên đũa
1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Nhiễm khuẩn HP là một tình trạng rất phổ biến. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có khoảng một nửa dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP. Bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, Việt Nam có khoảng 60-70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP.
HP rất dễ lây lan, chủ yếu lây truyền qua nước bọt và các giọt bắn. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, ăn uống chung... Không phải lúc nào nhiễm vi khuẩn HP cũng gây ung thư dạ dày, tuy nhiên vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư này.
Đũa có thể là "thủ phạm" lây truyền vi khuẩn HP.
Theo tờ QQ, ở nhiều quốc gia Đông Á, thói quen ăn chung mâm, chấm chung một bát gia vị hoặc gắp thức ăn cho nhau vẫn còn tồn tại vì vậy đũa trở thành một trong những vật trung gian truyền vi khuẩn HP tốt nhất.
2. Nấm mốc Aspergillus flavus
Những chiếc đũa gỗ dùng lâu ngày hoặc được bảo quản trong môi trường ẩm ướt có thể sản sinh ra nấm mốc Aspergillus flavus, loại nấm mốc này tạo ra độc tố gây ung thư cực mạnh là aflatoxin. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính (liều khoảng 10mg có thể gây chết người) thì aflatoxin còn được WHO đánh giá là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan .
Những chiếc đũa gỗ dùng lâu ngày hoặc được bảo quản trong môi trường ẩm ướt có thể sản sinh ra nấm mốc Aspergillus flavus...
Khi đũa chứa aflatoxin, không phải cứ rửa sạch hoặc đun sôi thì sẽ hết bởi bản chất aflatoxin được sinh ra dưới dạng là chất hóa học, vì vậy nó sẽ không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay nhiệt độ sôi 1000 độ C. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, muốn loại bỏ afatoxin cần nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi (1500 độ C - hơn 2000 độ C).
Đũa có dấu hiệu như thế nào thì cần ném bỏ?
Hầu hết các gia đình đều giữ thói quen sử dụng một đôi đũa trong vài năm, tuy nhiên trong thực tế đũa càng sử dụng lâu thì số lượng vi khuẩn càng tăng cao.
Theo tờ Tân Hoa Xã, khi sử dụng đũa, các gia đình cần quan sát xem trên bề mặt đũa có vết nấm mốc hay không, nếu thấy xuất hiện những vết mốc, biến màu, biến dạng rõ ràng thì phải ngừng sử dụng ngay và thay thế bằng đũa mới. Ngoài ra, đũa cần được thay thế từ 3 đến 6 tháng một lần, ngay cả khi nó không có dấu hiệu cũ hỏng gì.
Nếu thấy đũa xuất hiện những vết mốc, biến màu, biến dạng rõ ràng thì phải ngừng sử dụng ngay và thay thế bằng đũa mới.
Đừng bao giờ phạm phải 3 sai lầm dưới đây khi dùng đũa
- Không được cắn đũa khi ăn: Đầu đũa bị cắn sẽ tạo ra vết nứt, đây có thể là nơi tích tụ cặn bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác. Khi chúng ta vệ sinh mà bỏ qua nó vì lượng vi khuẩn, vi trùng sẽ phát triển nhanh và cuối cùng gây bệnh cho gia đình.
- Không gom đũa lại thành nắm rồi rửa: Cách rửa đũa này dễ khiến cặn thức ăn đọng lại trong thớ gỗ của đũa, không chỉ dễ sinh vi khuẩn mà còn có thể gây bệnh lây nhiễm chéo. Vì vậy, bạn nên dội qua đũa bằng nước sạch trước, sau đó dùng khăn rửa bát để rửa từng chiếc đũa một.
- Không phải chỉ cần rửa đũa là đủ: Đối với đũa, ngoài việc vệ sinh hàng ngày, chúng cũng cần được khử trùng thường xuyên. Bạn có thể cho đũa vào nồi nước đun sôi 100 độ C, giữ nguyên trong 10 phút để khử trùng.
Theo Trí thức trẻ
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con
Bệnh thường gặp - 41 phút trướcGĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.
6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt
Sống khỏe - 2 giờ trướcNam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 9 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 10 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 10 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 10 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 23 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.