Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác

Thứ bảy, 21:02 22/01/2022 | Bệnh thường gặp

Không phải cứ bụng to là do bạn ăn uống thả phanh nên tăng cân đâu nhé! Nguyên nhân đôi khi lại đến từ lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh của bạn.

Bạn có biết rằng, mỗi một dáng béo bụng lại ngầm cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác nhau chứ không đơn thuần chỉ là do bạn tăng cân. Trong số đó, nó có thể là do bạn đi đứng với tư thế sai hay gặp nhiều căng thẳng, áp lực từ công việc.

Do vậy, cần phân biệt rõ 3 kiểu béo bụng dưới đây để tìm cách khắc phục hiệu quả bạn nhé!

Mỡ tập trung ở vùng rốn

Đây là kiểu béo bụng thường có nhiều mỡ tập trung ở quanh rốn, mỡ chắc chứ không bị chảy nhão.

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác - Ảnh 1.

*Nguyên nhân hình thành:

- Căng thẳng quá mức (hormone cortisol tiết ra nhiều).

- Hay bỏ bữa.

- Uống nhiều cà phê.

- Mắc hội chứng ruột kích thích.

- Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh (đồ chiên rán, đường ngọt).

*Cách cải thiện:

- Hình thành thói quen đi ngủ sớm, hạn chế stress.

- Kiêng uống rượu bia, dùng chất kích thích.

- Tránh tập luyện quá căng sức.

- Tăng lượng magie trong chế độ ăn (các loại hạt, lúa mì...).

Mỡ tích thành nhiều ngấn trên bụng

Đây là kiểu béo bụng thường có nhiều lớp mỡ, tạo thành từng tầng ngấn trên thành bụng.

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác - Ảnh 2.

*Nguyên nhân hình thành:

- Lười vận động, hay ngồi một chỗ.

- Thích ăn đồ ngọt.

- Uống quá nhiều rượu bia.

- Ăn nhiều đường ngọt, tinh bột.

*Cách cải thiện:

- Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn.

- Xem lại chế độ ăn hàng ngày, chọn tiêu thụ nhiều protein từ trứng, thịt nạc, quả bơ, cá...

- Dành thời gian tập luyện nhiều hơn, có thể kết hợp giữa các bài tập như gập gối (lunges), ngồi xổm (squat), đi bộ và những bài tập làm săn chắc cơ bụng.

Mỡ tích nhiều, làm to bụng dưới

Đây là kiểu béo bụng điển hình dễ nhận thấy ở những người gầy nhưng lại có phần bụng dưới phình ra.

Có 3 kiểu béo bụng không phải do thừa cân, béo phì mà là ngầm cảnh báo một vài căn bệnh khác - Ảnh 3.

*Nguyên nhân hình thành:

 

- Do gen di truyền.

- Do tập luyện quá nhẹ nhàng hoặc tập quá sức với cơ thể.

- Do tư thế đi đứng và ngồi không đúng cách, thường khom lưng, võng eo.

*Cách cải thiện:

- Chuyển sang chế độ dinh dưỡng thu nạp nhiều chất xơ từ rau xanh.

- Xem lại cách tập luyện hàng ngày, hãy nhờ huấn luyện viên sửa lại tư thế tập. Bởi có thể bạn đã squat chưa đúng cách, làm tăng độ cong của xương sống và khiến bụng dưới phình ra.

- Cố gắng tập đều ở nhiều vùng cơ thể chứ đừng chỉ tập trung ở một khu vực.

- Uống nhiều nước để giúp cơ thể trao đổi chất và chuyển hóa mỡ nhanh hơn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Top