Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có "3 kiểu ngứa" là dấu hiệu sớm khi đường huyết tăng cao, phát hiện sớm vừa ngừa bệnh tiểu đường lại còn chặn nhiều bệnh khác

Thứ năm, 14:07 03/02/2022 | Bệnh thường gặp

Vào giai đoạn đầu của tiểu đường, bệnh nhân sẽ có "3 kiểu ngứa" khá đặc trưng nhưng chẳng mấy ai nhận ra, tới lúc biết thì bệnh đã nặng...

Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường đang ngày có xu hướng tăng mạnh. Nguy hiểm nhất là nó dần trẻ hóa và gây nhiều biến chứng với hệ thần kinh. Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20-79) mắc bệnh tiểu đường, cứ 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh.

Có

Ăn nhiều tinh bột, ăn đồ nhiều đường là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường.

Các chuyên gia cho biết, vấn đề đáng lo ngại nhất là có khoảng nửa số bệnh nhân tiểu đường không hề biết mình mắc bệnh. Nếu không đi khám sớm, bệnh sẽ làm tổn thương nhiều cơ quan và gia tăng các bệnh lý về tim mạch, thậm chí là gây tử vong sớm.

Chính vì vậy, việc nhận biết và phát hiện sớm dấu hiệu tiểu đường là cần thiết để ngừa bệnh và nâng cao khả năng chữa trị. Theo đó, giai đoạn đầu của loại bệnh này thường có 3 kiểu ngứa đặc trưng, nếu phát hiện sớm có thể ngăn chặn những biến chứng về sau:

"3 kiểu ngứa" là dấu hiệu bệnh tiểu đường, cần phát hiện sớm

1. Ngứa ở "vùng kín"

Những bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị ngứa ở nách, ngón tay, miệng… nhưng dễ thấy nhất là ở bộ phận sinh dục. Lúc này lượng đường trong máu tăng lên đột ngột nên thận phải thải ra thông qua đường nước tiểu, khiến các loại vi khuẩn gây nấm như candida dễ dàng xâm nhập vào "vùng kín" và gây ngứa ngáy.

Có

Ngứa "vùng kín" luôn cảnh báo nhiều loại bệnh chứ không riêng gì tiểu đường.

Ở phụ nữ, "vùng kín" sẽ bị tiết dịch màu trắng và thường bị ngứa rát, ngứa châm chích khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu. Còn ở nam giới, bệnh tiểu đường sẽ làm dương vật có mùi khó chịu, ngứa ngáy và gây đau khi kéo bao quy đầu trở lại. Nếu thấy triệu chứng này thì tốt nhất nên đi khám ngay.

2. Ngứa ở chân

Đây là một trong những triệu chứng rõ nhất khi mắc bệnh tiểu đường. Khi đường huyết tăng cao, nước trong cơ thể sẽ bị đào thải mạnh mẽ và không thể mang đi nuôi dưỡng chân, từ đó gây nên tình trạng khô da và gây ngứa ngáy. Ngoài ra, những vị trí chịu nhiều sức ép như chân còn dễ bị viêm loét và nhiễm nấm, gây biến chứng nhiễm trùng làm ngứa ngáy khó chịu.

Để cải thiện chứng ngứa này, bạn có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng uống hoặc thoa, cũng như cải thiện lối sống sinh hoạt để đưa mức đường huyết về bình thường. Nếu đã thay đổi thói quen hàng ngày nhưng vẫn thấy ngứa, cần phải tiến hành đến bệnh viện thăm khám ngay.

Có

Ngứa chân thường là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

3. Ngứa ở tai

Ngứa tai là một tình trạng mà nhiều người hay gặp phải hàng ngày, chỉ cần dùng bông ngoái là xong. Tuy nhiên nếu đã ngoáy mà vẫn không hết ngứa, cộng thêm việc tái diễn nhiều lần thì phải hết sức cảnh giác. Đây cũng chính là biểu hiện dễ thấy nhất khi đường huyết trong cơ thể tăng cao.

Cụ thể, khi lượng đường trong máu tăng mạnh, tuyến bã nhờn trong tai sẽ chuyển hóa chất bẩn nhiều hơn khiến tai rất nhanh ngứa. Lúc này cơ thể cũng đang mất nước trầm trọng nên làm khô tai, tạo điều kiện cho các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập gây ngứa ngáy.

Có

Ngứa tai trong thời gian dài, hãy cẩn thận bệnh tiểu đường đang phát triển.

Chúng ta cần làm gì để ổn định đường huyết?

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu phát hiện bản thân có đường huyết cao, bạn nên học cách điều tiết chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn tinh bột và đồ ngọt để đưa lượng đường trong máu về bình thường. Có như vậy thì mới dễ dàng kiểm soát bệnh và ngăn chặn những biến chứng khác.

- Uống nhiều nước: Khi đường huyết tăng cao sẽ dễ làm bạn đi tiểu nhiều lần, dẫn đến môi khô miệng rát vì thiếu nước. Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, giảm khó chịu cho cơ thể và ổn định lượng đường trong máu.

Có

Uống nước đều đặn sẽ giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.

- Tập thể dục thường xuyên: Vận động sẽ giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng vừa phải, đồng thời làm tăng độ nhạy insulin. Khi đó các tế bào sẽ sử dụng lượng đường có sẵn trong máu một cách tốt hơn, không còn bị tích tụ lại trong cơ thể.

- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb và hấp thụ đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định chứ không tăng đột ngột. Bữa cơm nào cũng phải có ít nhất một loại rau để cải thiện bệnh, chưa kể còn giúp nhuận tràng và làm đẹp da.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bấm huyệt có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Bấm huyệt là phương pháp dùng bàn tay để tác động trực tiếp vào những huyệt đã được xác định ở trên cơ thể. Vậy bấm huyệt có tác dụng gì?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bị suy tim có nên tập thể dục?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Suy tim là một trong những vấn đề tim mạch nguy hiểm nhất hiện nay. Người bệnh suy tim cần có chương trình tập luyện thể dục và nghỉ ngơi phù hợp...

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Chế độ ăn tốt cho người bệnh suy tuyến thượng thận

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Suy tuyến thượng thận bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần thực hiện chế độ ăn đủ chất, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng để hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 20 tuổi bị nhiễm trùng toàn thân chỉ vì một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm trùng huyết do chủ quan với căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, cộng với việc lười uống nước đã khiến vi khuẩn sinh sản và xâm nhập vào máu.

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe hô hấp khác nhau. Khi ho kéo dài có nên dùng thuốc kháng sinh cho nhanh khỏi?

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

3 cách ăn bún dễ gây bệnh, người Việt nhất định phải tránh

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bún tuy mềm và dễ ăn nhưng một số đặc điểm trong quá trình sản xuất khiến nó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là trong mùa nắng nóng.

10 thảo dược trị ho hiệu quả

10 thảo dược trị ho hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút. Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Người phụ nữ ở Phú Thọ phải cắt 1 bên thận vì chủ quan với chứng bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ phát hiện có sỏi nhỏ trong niệu quản nhưng vì chủ quan, không điều trị dứt điểm dẫn đến thận bị mất chức năng, phải phẫu thuật cắt bỏ thận một cách đáng tiếc.

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Một chế độ ăn giảm cân quen thuộc có nguy cơ gây bệnh tim

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Chế độ ăn Keto từng được cho là một phương pháp giảm cân kỳ diệu nhưng thực chất chế độ ăn kiêng này tiềm ẩn một số rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch.

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Người đàn ông 40 tuổi ở Thanh Hóa nguy kịch vì biến chứng của căn bệnh quen thuộc, nhiều người mắc

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B (+).

Top