Có 4 thay đổi nhỏ trên cơ thể, hãy coi chừng vì có thể bệnh ung thư đang âm thầm tìm đến bạn
Phát hiện sớm để điều trị kịp thời là một trong những yếu tố quan trọng đẩy lùi bệnh ung thư. Để phát hiện sớm bệnh ung thư, bất kì ai cũng đừng bỏ qua những thay đổi trên cơ thể.
Ung thư là căn bệnh ác tính gây nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Về mặt y học, việc điều trị ung thư vẫn còn là một trong những vấn đề khó vượt qua. Có câu: "Một người mắc bệnh ung thư, cả gia đình bị bệnh", vậy nên, nhắc đến ung thư, không ít người cảm thấy vô cùng lo lắng.

Có 4 thay đổi nhỏ trên cơ thể, hãy coi chừng "ung thư" đang âm thầm tìm đến bạn:
1. Mệt mỏi và sốt cao
Kiểu mệt mỏi này là cảm giác mệt mỏi không thuyên giảm ngay cả khi đã nghỉ ngơi. Những người bị ung thư bao gồm ung thư gan, ung thư dạ dày, bệnh bạch cầu và ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường có dấu hiệu mệt mỏi như vậy.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến biểu hiện sốt cao, sốt không rõ nguyên nhân. Khi các khối u ung thư di căn sang các cơ quan khác, nó cũng có thể gây sốt cao, thường gặp ở các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư máu, ung thư hạch…

2. Bầm tím hoặc chảy máu
Khi điều này xảy ra, bạn cần cảnh giác với nhiễm trùng huyết. Theo các trường hợp lâm sàng liên quan, bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường bị chảy nhiều máu hoặc có vết bầm tím trong giai đoạn đầu khởi phát ung thư.
Nguyên nhân chính là do hồng cầu trong cơ thể người bệnh không thể hoạt động bình thường, điều này cuối cùng ảnh hưởng đến chức năng đông máu trong cơ thể.

3. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Sút cân đột ngột là tình trạng cân nặng giảm mà không có chủ ý, không phải do chế độ ăn kiêng hay tập luyện. Giảm cân bất thường và mệt mỏi hai là triệu chứng phổ biến nhất khi cơ thể không khoẻ. Sút cân cần được đặc biệt lưu ý là giảm 5% số cân nặng trong một tháng, hay 10% cân nặng trong 6 đến 12 tháng.
Nguy hiểm nhất, giảm cân đột ngột có thể cảnh báo ung thư. Có đến 80% bệnh nhân ung thư bị sụt cân vào một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh. Sụt cân có thể khởi phát sớm và hầu như hiện diện ở các giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn cuối của bệnh ung thư.
Sụt cân thường gặp ở các ung thư phổi và đường tiêu hóa hơn so với ở các ung thư máu và một số ung thư khác (ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…).
Nếu sụt cân kèm theo màu da vàng và đau thì cần tích cực kiểm tra để loại trừ ung thư tuyến tụy và các khối u khác.

4. Đau
Cơn đau dữ dội kéo dài có thể là dấu hiệu sớm của ung thư. Đau đầu ngày càng tăng, kèm theo buồn nôn và nôn có thể do u não hoặc di căn não do ung thư phổi.
Đau cổ với các áp lực, căng tức và cứng cổ có thể do khối u chèn ép tĩnh mạch chủ trên và cản trở máu lưu thông.
Nếu có cảm giác bỏng rát sau xương ức, nuốt kém và đau thì có thể là biểu hiện của ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

3 yếu tố đẩy nhanh sự phát triển của tế bào ung thư, bất kì ai cũng nên tránh ngay!
1. Thức khuya trong thời gian dài
Chỉ có một số ít người thuộc thế hệ trẻ đi ngủ trước 10 giờ vào buổi tối. Trừ trường hợp tăng ca, làm ca đêm… thức khuya một cách thụ động không phải là điều được khuyến khích.
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy những người thức khuya dễ bị ung thư hơn những người ngủ bình thường. Theo các chuyên gia sức khỏe, thức khuya lâu dài có thể gia tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư gan - một căn bệnh đang ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay.
2. Không cọ rửa nồi sạch sẽ
Nếu thức ăn bị cháy, hoặc chảo không được rửa sạch sau khi nấu, cặn thức ăn bám trên bề mặt chảo cũng sẽ sinh ra các chất có hại khi đun lại.
Nếu bạn không cọ rửa nồi hoặc cọ rửa không sạch sẽ mà vẫn dùng để đun nấu thức ăn như vậy trong một thời gian dài thì sẽ dễ dàng gây ra các bệnh khác nhau, thậm chí gây ung thư.

3. Thích ăn đồ nóng
Đồ uống quá nóng có nhiệt độ trên 65 độ C được phân loại là chất gây ung thư loại 2A trong danh sách các chất gây ung thư của WHO. Nhóm thực phẩm này chủ yếu bao gồm đồ uống nóng như trà nóng và cà phê nóng.
Một khi vượt quá 65 độ C, thức ăn có thể làm tổn thương niêm mạc trên bề mặt khoang miệng và thực quản, sự kích thích lặp đi lặp lại có thể gây viêm mãn tính niêm mạc thực quản, do đó làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Theo Báo Dân sinh

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Y tế - 13 giờ trướcTrong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 20 giờ trướcGĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận
Sống khỏe - 22 giờ trướcChế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5 thay đổi sớm nhất của cơ thể khi gan “ngập mỡ”, rất dễ bị bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGan được mệnh danh là “cơ quan câm” vì không có dây thần kinh cảm giác đau và bệnh tật tiến triển âm thầm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cứu gan khỏi bệnh gan nhiễm mỡ nhờ 5 dấu hiệu này.

Lợi bất cập hại với trào lưu cho con uống thuốc bổ
Mẹ và bé - 1 ngày trướcNhiều phụ huynh, chỉ vì lo con còi cọc, biếng ăn, hay nghe lời truyền tai trên mạng xã hội mà vội vàng tìm mua đủ loại thuốc bổ mà không hề hay con mình có thể đối mặt với những ảnh hưởng sức khỏe.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử
Y tếSau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.