Cô gái 20 tuổi bị điếc đột ngột chỉ vì thường xuyên đeo thứ này khi ngủ
Nhiều người trước khi ngủ có thói quen sử dụng điện thoại và đeo tai nghe để xem phim, nghe nhạc. Lâu dần chính việc làm này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực.
Gần đây có một nữ sinh 20 tuổi tại Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), được các bác sĩ chuẩn đoán bị điếc đột ngột, nguyên nhân là do cô thường thức đêm đeo tai nghe để xem video.
Thêm một trường hợp nữa là chàng trai 23 tuổi ở Hàng Châu (Trung Quốc), làm công nghệ thông tin, cũng đột nhiên bị mất thính giác do anh ta đeo tai nghe trong thời gian dài, cuối cùng được chuẩn đoán tai bị điếc ở mức độ nghiêm trọng và có thể thính lực không khôi phục được như bình thường.

Vậy đeo tai nghe trong vòng bao lâu và sử dụng tai nghe đúng cách như thế nào? Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết của các chuyên gia y tế.
Tai nghe có nguy hiểm như thế nào đến thính lực?
Tai bao gồm 3 bộ phận là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài có tác dụng tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài, theo dọc ống tai đến màng nhĩ rung động, truyền âm thanh đến trong tai, lại thông qua dây thần kinh thính giác đến trung tâm lắng nghe của đại não, và lúc này giúp chúng ta phát hiện ra âm thanh.
Một nguyên nhân quan trọng gây suy giảm thính lực là tiếng ồn, và mất thính lực do tiếng ồn có thể được phân loại thành mãn tính và cấp tính. Tổn thương cấp tính là phạm vi gần, nghe tiếng ồn mạnh đột ngột. Mất thính lực mãn tính, chính là thính lực bị tiếp xúc với âm thanh gần trong thời gian dài.
Ví dụ như thời gian dài đeo tai nghe, áp lực âm thanh tập trung truyền đến màng nhĩ, rất dễ gây nên mệt mỏi cho thính giác. Hơn nữa, do kích thích quá mức trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương điểm cuối của thần kinh cảm thụ, gây ù tai, đau thính giác, thậm chí dẫn đến điếc tai.

Các nhà khoa học tại Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc khảo sát về thanh thiếu niên từ 6 đến 19 tuổi vào năm 1998 và phát hiện ra rằng 15% trong số họ có các triệu chứng suy giảm thính giác, điều này liên quan đến việc họ sử dụng tai nghe trong thời gian dài.
Các nhà khoa học ở trong nước cũng đã nghiên cứu các đối tượng có độ tuổi trung bình khoảng 23 tuổi và thấy rằng sử dụng tai nghe trong 1 giờ và 1-2,5 giờ mỗi ngày sẽ có sự khác biệt so với những người không đeo tai nghe.
Loại âm thanh nào có hại cho thính giác?
Một số dữ liệu y tế cho thấy khi âm lượng vượt quá 85 đê-xi-ben, nghe trong thời gian dài có thể gây mệt mỏi thính giác, khi âm lượng lên tới 110 đê-xi-ben trở lên, trường hợp nặng cũng có thể gây mất thính lực không thể khôi phục được. Âm lượng phát ra bình thường của tai nghe là 84 đê-xi-ben, có một số phạm vi có dải tần số cao lên đến 120 đê-xi-ben, âm lượng như vậy sẽ ảnh hưởng đến thính lực rất lớn.

Tuy nhiên vì ban đầu thính lực bị giảm sút không ảnh hưởng nhiều nên chúng ta thường bỏ qua và không quan tâm. Chỉ khi tổn thương thính lực kéo dài và khả năng nghe âm thanh ngôn ngữ đạt mức độ thấp nhất định, sẽ xuất hiện cản trở cảm giác chủ quan của thính lực, ảnh hưởng đến đến ngôn ngữ giao tiếp và các hoạt động xã hội.
Do vậy, việc giới trẻ sử dụng tai nghe nhiều, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thính lực sau này.
Cách sử dụng tai nghe đúng cách?
1. Sử dụng nguyên tắc "60-60" - một phương pháp bảo vệ thính giác được quốc tế công nhận.
Theo tổ chức WHO khuyến cáo rằng khi sử dụng tai nghe, âm lượng bình thường không vượt quá 60% khối lượng tối đa và có thể điều chỉnh ở mức thấp hơn để tránh kích thích tai. Thời gian sử dụng an toàn mỗi ngày ít hơn 60 phút. Vì vậy mọi người nên đeo ít tai nghe hơn. .
2, Chú ý đến môi trường sử dụng tai nghe
Nếu trong một môi trường rất ồn ào, chúng ta sử dụng tai nghe, thì vô thức sẽ phải tăng âm lượng, do đó càng dẫn đến tai bị kích thích bởi âm thanh quá lớn, càng gây ảnh hưởng đến tai. Vì vậy, nếu ở nơi có tiếng ồn, tốt nhất là không nên đeo tai nghe.
3, Trong khi ngủ không được đeo tai nghe

Khi chúng ta ngủ, tai đeo tai nghe sẽ bị ép vào gối, điều này sẽ mở rộng vùng tổn thương ở tai, làm tăng kích thích màng nhĩ. Đồng thời, đi ngủ không tháo tai nghe, thời gian đeo tai nghe càng kéo dài, càng khiến tai nhanh bị mất thính lực.
4, Khi tai nghe có tiếng “lạo xạo” thì không nên sử dụng
Nếu tai nghe có âm thanh lạo xạo hoặc nếu chỉ có một bên có âm thanh, nó không thích hợp để sử dụng. Nếu bạn tiếp tục sử dụng nó, nó có thể ảnh hưởng đến sự mất cân bằng thính lực trong một thời gian dài.
5, Người phải dùng tai nghe trong thời gian dài nên lựa chọn dạng đầu tai nghe thích hợp

Sử dụng đầu tai nghe có diện tích tiếp xúc âm thanh lớn, gây áp lực tương đối nhỏ đối với tế bào tiêm mao của ốc tai sẽ an toàn cho tai hơn.
Tóm lại, mặc dù các biện pháp trên có thể giảm thiểu được tác hại đến thính lực, nhưng vẫn kiến nghị nên sử dụng tai nghe càng ít càng tốt. Nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn, hoặc sử dụng tai nghe thường xuyên sẽ gây ù tai, thậm chí mất thính giác. Nếu thấy hiện tượng ù tai nên đến bệnh viện kiểm tra và được điều trị sớm.
Theo Khám phá

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 5 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 10 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 11 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.