Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cô gái đột ngột đau bụng và xuất huyết vùng kín, tưởng ung thư ai ngờ nhìn phim siêu âm vừa mừng vừa sợ

Thứ tư, 08:15 03/04/2024 | Dân số và phát triển

Khi biết cơn đau bụng của mình là do chuyển dạ, cô Lý hoảng hốt hét lên: “Không thể như vậy, mấy tháng nay tôi vẫn có kinh nguyệt bình thường”.

Một cô gái 25 tuổi, họ Lý (Hồ Nam, Trung Quốc) được đưa vào phòng cấp cứu của bệnh viện tỉnh Hà Nam trong tình trạng đau bụng dữ dội, xuất huyết vùng kín. Bản thân cô cho rằng mình mắc một căn bệnh ung thư nào đó, do khối u vỡ ra nên gây chảy máu đột ngột. Vì vậy, dù đau đớn và thở rất khó nhọc nhưng trên đường di chuyển cô vẫn liên tục nói với các nhân viên y tế hãy cho mình làm sinh thiết sớm, cô còn quá trẻ để chết vì bệnh ung thư.

Sau khi tới bệnh viện, bác sĩ phòng cấp cứu họ Trần liền yêu cầu triệu tập các chuyên gia phụ sản. Cô Lý rất tinh ý, thấy vậy lại chuyển sang hỏi bác sĩ có phải mình bị khối u gì đó liên quan tới buồng trứng hoặc tử cung hay không, rồi cắt bỏ khối u sẽ ảnh hưởng tới sinh nở như thế nào. Nhưng câu trả lời của bác sĩ Trần khiến cô ngỡ ngàng tới mức 30 phút sau đó không mở miệng nói thêm bất cứ một lời nào. Ông nói: “Không phải khối u nhưng quả thật có liên quan tới sinh nở. Cô đã làm mẹ và giờ cả mẹ cả con đều đang gặp nguy hiểm”.

Cô gái đột ngột đau bụng và xuất huyết vùng kín, tưởng ung thư ai ngờ nhìn phim siêu âm vừa mừng vừa sợ - Ảnh 1.

Cô gái trẻ không hề hay biết mình đã mang thai 8 tháng và gặp nguy hiểm vì sinh non (Ảnh minh họa)

Điều này với cô thật sự là một cú sốc quá khủng khiếp. Bởi vì cô đã chia tay bạn trai được hơn nửa năm, từ đó không hề phát sinh quan hệ tình dục. Quan trọng nhất, cô vẫn có kinh nguyệt dù không quá đều đặn. Vì vậy, đến cả khi tận mắt nhìn vào kết quả siêu âm, cô vẫn không nhịn được mà hét lên: “Không thể như vậy, mấy tháng nay tôi vẫn có kinh nguyệt bình thường”.

Hóa ra, cô Lý mang thai đã được gần 8 tháng nhưng lại không hề hay biết. Cô hoàn toàn không có bất cứ một dấu hiệu rõ ràng nào về việc mang thai. Ngoại trừ có tăng cân chỉ một chút và vùng bụng dưới to lên. Nhưng cô luôn cho rằng gần đây mình ăn uống ngon miệng hơn, béo lên là điều dễ hiểu.

Bác sĩ Trần cho biết: “Thông thường, nhau thai sẽ bám vào thành tử cung của mẹ; bám vào mặt trước, sau hoặc đáy tử cung. Còn nếu nhau thai bám vào một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung thì được gọi là nhau tiền đạo. Với những người bị nhau thai tiền đạo, trong quá trình nhau thai di chuyển có thể gây ra tình trạng chảy máu không đều, dễ bị hiểu lầm là chu kỳ kinh nguyệt. Điểm đáng lo là bệnh nhân bị xuất huyết nghiêm trọng và đau bụng do sinh non, cả mẹ và con đều gặp nguy hiểm”.

Bác sĩ nhắc nhở dấu hiệu mang thai và triệu chứng nhau thai tiền đạo

Khi câu chuyện của cô Lý được chia sẻ, rất nhiều người tỏ ra bất ngờ, thậm chí không tin. Nhưng bác sĩ Trần cho biết, các trường hợp không phát hiện ra bản thân mang thai cho tới gần cuối thai kỳ là không hề quá hiếm gặp. Đặc biệt là nếu rơi vào tình trạng gặp vấn đề với thai như nhau thai tiền đạo, mang thai ngoài tử cung… vì nó có thể gây xuất huyết vùng kín - dễ bị hiểu lầm là kinh nguyệt.

Cũng có rất nhiều chị em do thiếu kiến thức, quá bận rộn hoặc thật sự không có quá nhiều thay đổi trong thai kỳ nên không phát hiện ra mình có thai, dễ nhầm lẫn với tăng cân hoặc bệnh tật.

Thông qua trường hợp của cô Lý, bác sĩ Trần cũng muốn nhắc nhở các chị em hãy cẩn trọng hơn với nhau thai tiền đạo. Nó có các triệu chứng như:

- Xuất huyết âm đạo bất thường ở 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc khi chuyển dạ, máu màu đỏ tươi hoặc đôi khi có máu cục, máu chảy đột ngột và tự cầm. Theo thời gian, số lần xuất huyết sẽ lặp lại và lượng máu chảy tăng lên. Chảy máu âm đạo ở rau tiền đạo là không có đau bụng.

- Tử cung co thắt gây đau bụng kèm theo ra máu âm đạo, gặp ở một số ít trường hợp.

“Việc phát hiện và xử trí sớm nhau thai tiền đạo rất quan trọng, vì nó rất nguy hiểm. Với thai phụ, tùy vào mức độ xuất huyết mà có thể gây thiếu máu, sốc, thậm chí tử vong. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ tử cung để cầm máu, mổ cấp cứu lấy thai, ngoài ra còn bị tăng nguy cơ rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Đối với thai nhi, dễ dẫn tới thai nhi sai ngôi, còi cọc, suy dinh dưỡng, tỷ lệ sinh non, suy hô hấp, tử vong cao” - bác sĩ Trần cảnh báo.

Cô gái đột ngột đau bụng và xuất huyết vùng kín, tưởng ung thư ai ngờ nhìn phim siêu âm vừa mừng vừa sợ - Ảnh 2.

Xuất huyết vùng kín do nhau thai tiền đạo dễ bị nhầm lẫn là chu kỳ kinh nguyệt (Ảnh minh họa)

Ông cũng nhấn mạnh, không có thay đổi hay dấu hiệu mang thai rõ ràng không phải là một điều đáng ghen tỵ, nó thậm chí còn nguy hiểm. Nhìn chung, chị em phụ nữ thường trải qua 8 thay đổi này khi bắt đầu bước vào thai kỳ:

- Kinh nguyệt trễ, dễ phát hiện hơn ở người có chu kỳ kinh nguyệt đều.

- Buồn nôn và nôn.

- Ngực sưng và đau do nội tiết tố thay đổi.

- Đi tiểu thường xuyên hơn, đột ngột hơn.

- Đau thắt lưng, co thắt tử cung gây đau bụng nhẹ.

- Chảy máu âm đạo bất thường, lượng không lớn và màu sắc hồng hoặc nâu.

- Mệt mỏi khó hiểu về thể chất và tinh thần.

- Thay đổi khẩu vị.

Ông khuyên tốt nhất là nên dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục mà chưa sẵn sàng có thai. Thường xuyên tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, khám sức khỏe phụ khoa định kỳ và tìm gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để bảo vệ bản thân và thai nhi (nếu có).


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Top