Cô gái Long An trở thành Đại sứ sinh viên thành phố Brisbane
Tại xứ sở chuột túi, cô gái Việt Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm không ngừng vượt thử thách, lan toả hình ảnh đẹp của người trẻ Việt đến bạn bè quốc tế qua vai trò nữ đại sứ sinh viên thành phố Brisbane.
Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm là cựu học sinh trường THPT chuyên Long An, tỉnh Long An. Cô tốt nghiệp loại Giỏi trường Đại học Ngoại Thương TP.HCM trước khi sang Úc du học.
Ngày 30/4/2020, 40 sinh viên hiện đang học tập tại thành phố Brisbane (Úc) đã được chọn làm Đại sứ Sinh viên Quốc tế. Các đại sứ sinh viên đến từ 23 quốc gia. Và Ngọc Trâm vinh dự là một trong 2 gương mặt trẻ Việt trở thành Đại sứ sinh viên thành phố Brisbane.
Không những vậy, ở xứ người, Trâm xuất sắc giành học bổng dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc tại Đại học Công nghệ Queensland.
Cô nằm trong danh sách khen thưởng sinh viên có điểm học tập xuất sắc của khoa Khoa học và Kỹ thuật Đại học Công nghệ Queensland với điểm GPA hiện tại 7.0/7.0.
Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm mới đây đã được bổ nhiệm vai trò Đại sứ Sinh viên Quốc tế tại Brisbane, Úc.
Hiện, Trâm đang theo đuổi bậc Thạc sĩ Công nghệ Thông tin Trường Đại học Công nghệ Queensland. Cô đạt giải Nhì cuộc thi sinh viên nghiên cứu Khoa học cấp Quốc gia (2016); giải bài báo xuất sắc nhất trong Hội nghị quốc tế dành cho nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh (2017).
Năm 2016, Trâm giành học bổng toàn phần chương trình Go-to-market của Đại học Stanford (2016); giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp VYE Startup Contest (2015).
Nữ du học sinh là đại biểu Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu sinh viên quốc tế như Diễn đàn Thanh niên Thế giới tại Ai Cập (2019), chương trình giao lưu văn hoá ASEAN - Ấn Độ của TW Đoàn tại Ấn Độ (2015), chương trình Sáng kiến ý tưởng ASEAN tại Malaysia (2016), Khởi nghiệp Slush tại Singapore (2016), Thanh niên Khởi nghiệp Toàn cầu tại Malaysia (2015)...
Cùng PV Dân trí trò tìm hiểu về hành trình du học thú vị và nỗ lực toả sáng tại xứ người của nữ đại sứ sinh viên Việt tại thành phố Brisbane.
PV: Để giành cơ hội thực hiện ước mơ du học bậc thạc sĩ tại Úc, Ngọc Trâm đã vượt qua những thử thách nào?
Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm: Em có dự định du học Thạc sĩ Úc khi em còn đang học đại học Ngoại thương TP.HCM. Để thực hiện được ước mơ này, em đã cố gắng duy trì điểm tốt nghiệp Đại học tốt để có thể xin học bổng thạc sĩ.
Ngoài ra, trong quá trình học Đại học, em tích cực tham gia các câu lạc bộ, chương trình tình nguyện, giao lưu văn hoá ở các nước để vừa tạo ra giá trị cộng đồng và vừa có thể phát triển kỹ năng mềm cho bản thân.
Vào năm học cuối tại Đại học Ngoại thương, em chú trọng vào việc nghiên cứu khoa học – một trong những khía cạnh mà các trường đại học trên thế giới rất quan tâm.
Cụ thể, em đã cố gắng để đạt điểm A trong khoá luận tốt nghiệp, giải Nhì cuộc thi Sinh viên nghiên cứu Khoa học cấp trường và cấp Bộ, giải Bài báo xuất sắc nhất trong Hội nghị quốc tế dành cho nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực Kinh tế và Kinh doanh.
Đặt chân đến miền đất mơ ước để học tập, đâu là điều em ấn tượng về nền giáo dục ở xứ sở chuột túi?
Điều em ấn tượng nhất về nền giáo dục ở Úc là chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất rất tốt. Ngoài những giờ giảng của giáo sư, trường còn bố trí thêm những giờ thực hành/ tư vấn với gia sư để giải đáp các thắc mắc của sinh viên.
Ngoài ra, thư viện với đầy đủ cơ sở vật chất và nguồn tài liệu chất lượng là một nguồn tài nguyên quý giá mà các bạn sinh viên nên tận dụng tốt.
Tại sao em lại theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, một ngành mà nhắc tên nhiều người thường nghĩ ngay đến cánh mày râu?
Hiện tại em đang học Thạc sĩ Công nghệ Thông tin, chuyên ngành Khoa học Dữ liệu tại Đại học Công nghệ Queensland. Chắc mọi người cũng sẽ thắc mắc chuyên ngành này không liên quan lắm đến ngành học của em tại bậc cử nhân vả lại em lại là con gái.
Em chọn ngành này vì em thích học và thử thách bản thân với những trải nghiệm mới mẻ như việc học các ngôn ngữ lập trình.
Với việc học kết hợp giữa 2 chuyên ngành Kinh tế - Kinh doanh và Công nghệ thông tin, em mong muốn mình có đủ kiến thức và kỹ năng để đóng góp vào công việc sau này.
Được biết bằng sự nỗ lực học tập em đã đạt nhiều thành tích học tập tại xứ sở chuột túi. Em có thể chia sẻ về một thành tích mà em tự hào nhất và bí quyết giúp em phát huy năng lực khi đi du học?
Thành tích tự hào nhất của em trong học kỳ vừa qua là giữ được điểm GPA tối đa 7.0/7.0 trong việc học của mình trong khi vẫn tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá. Điều này có lẽ do môi trường Ngoại thương đã hình thành nên sự năng nổ, “không chịu ngồi yên một chỗ” trong em.
Khi mới sang Úc, em đã tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá ngay từ kỳ học đầu tiên. Tuy nhiên, việc học đối với em vẫn là quan trọng nhất. Em biết rằng việc mình chuyển đổi ngành học từ Kinh tế - Kinh doanh sang Công nghệ Thông tin là một thử thách đối với em.
Do đó, em dành rất nhiều thời gian nghiên cứu, đọc thêm các tài liệu tham khảo và tích cực đóng góp trong các tiết học và hoạt động nhóm, và kết quả là em đã được điểm GPA tối đa ngay từ kỳ học đầu tiên, được nhận giấy khen cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc (Dean’s list) và nhận được thư giới thiệu từ giảng viên.
Khi bước vào môi trường mới với những thay đổi mới, chắc hẳn ai cũng sẽ gặp khó khăn, dù ít dù nhiều?
Cá nhân em cũng không ngoại lệ. Khó khăn thứ nhất đối với em là thời tiết. Khi em mới qua Úc, trời đang là mùa đông và rất lạnh. Mặc dù thời tiết bang Queensland được cho là dễ chịu so với những bang khác nhưng do em mới qua nên vẫn cảm thấy hơi lạ.
Tuy nhiên, bang Queensland là bang có nhiều nắng (bang được mệnh danh là Sunshine State) nên mùa đông chỉ lạnh và không có tuyết.
Khó khăn thứ hai là đồ ăn. Đối với em, Việt Nam là một thiên đường ẩm thực. Do đó, em đi đâu cũng không thấy nơi nào ẩm thực phong phú và hợp khẩu vị của mình nhất như ở Việt Nam.
Lúc qua Úc, em rất “nhớ” đồ ăn Việt và những lúc rãnh rỗi thì em tranh thủ nấu các món Việt Nam để đỡ “nhớ”.
-
Bên cạnh đó, em còn tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Năm 2019 vừa qua, em đã được tài trợ toàn phần tham gia chương trình Diễn đàn Thanh niên Quốc tế tại Ai Cập được tổ chức bởi chính phủ Ai Cập. Tại đó, em có dịp giới thiệu những nét văn hoá của Việt Nam và áo dài cho bạn bè quốc tế.
Em còn nhớ về những ngày đầu trở thành du học sinh Úc chứ? Bí quyết giúp em thích nghi môi trường sống để học tập, khẳng định bản thân ở xứ người?
Những ngày đầu trở thành du học sinh Úc, em cảm thấy môi trường ở Úc khá là thoải mái. Mọi người dễ bắt chuyện và thoải mái trong cách giao tiếp và ăn mặc.
Tại trường Đại học, giảng viên rất gần gũi với sinh viên nên khi có bất kỳ thắc mắc nào về bài học, tụi em không ngần ngại hỏi ngay và giảng viên trả lời một cách rất thân thiện. Cũng vì lý do đó, em trở nên tự tin trong việc học của mình.
Học tập ở Úc khác ở Việt Nam là tụi em được chọn môn học của mình, theo thời khoá biểu của mình. Việc học là do mình tự chủ và không có ai bắt buộc hay thúc ép sinh viên phải tham dự đầy đủ các lớp học.
Trường Đại học đang tạo một môi trường thoải mái cho sinh viên nhưng mỗi sinh viên phải tự giác trong việc học của mình. Để có thể duy trì kết quả học tập tốt, ngay từ đầu em đã tự lên kế hoạch học tập dài hạn với sự tư vấn của giáo sư và lập thời gian biểu riêng cho bản thân trong suốt các học kỳ.
Một điều nữa em rất thích là trường có nguồn thư viện rất tốt với rất nhiều tài liệu, các bạn sinh viên có thể tận dụng để nâng cao kiến thức của mình.
Học tập thôi thì chưa đủ, các bạn sinh viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khoá, chương trình tình nguyện hoặc đi làm part-time để trau dồi kỹ năng mềm và mở rộng mối quan hệ.
Ngoài việc tham gia các chương trình tình nguyện, em cũng dành cuối tuần của mình để đi dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài. Đây là công việc part-time yêu thích của em bởi vì em rất thích truyền đạt những kiến thức mình có cho người khác.
Vậy em có thể chia sẻ trải nghiệm hoạt động ngoại khoá bản thân tâm đắc nhất?
Ngoài việc học, em có tham gia câu lạc bộ và các chương trình tình nguyện của trường và bang. Hiện tại, em đang giữ vị trí Digital Media Director của câu lạc bộ Khoa học Dữ liệu tại trường.
Tại đây, tụi em tổ chức các cuộc thi hackathon phạm vi sinh viên và các sự kiện kết nối sinh viên với các chuyên gia/ công ty trong lĩnh vực Khoa học Dữ liệu để các bạn sinh viên có được những lời khuyên tốt và cái nhìn thấu đáo hơn về định hướng công việc tương lai của các bạn sau này.
Ngoài ra, em cũng là một QUT-Connector tại trường để hỗ trợ các bạn sinh viên mới nhập học với các chương trình chào đón sinh viên và chương trình Kickstart để các bạn sinh viên không bỡ ngỡ khi bước vào một môi trường mới.
Theo em, một đại sứ du học sinh cần hội các yếu tố gì? Ở cương Đại sứ sinh viên tại thành phố Brisbane, em có dự định gì để giới thiệu quảng bá hình ảnh người Việt với bạn bè quốc tế?
Theo em, ngoài việc giữ vững thành tích học tập, một đại sứ du học sinh cần phải có sức lan toả cộng đồng bằng cách tích cực đóng góp vào các hoạt động cộng đồng. Ngoài ra, đại sứ sinh viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt và sự hiểu biết nhất định về Brisbane để những thông tin chia sẻ là đúng.
Ở cương Đại sứ sinh viên tại thành phố Brisbane, ngoài việc chia sẻ về Brisbane cho các bạn ở Việt Nam, em cũng đã và đang chia sẻ về văn hoá, ngôn ngữ, những địa điểm đẹp ở Việt Nam cho bạn bè quốc tế.
Ngoài ra, việc giữ một hình ảnh sinh viên Việt Nam thân thiện và năng động giúp các bạn nước ngoài có một cái nhìn tích cực về Việt Nam.
Nữ đại sứ sinh viên có thể “bật mí” một chút về dự định và mục tiêu của em trong thời gian tới?
Mục tiêu trong thời gian ngắn hạn của em là sẽ cho ra đời các bài blog chia sẻ về trải nghiệm/ kinh nghiệm du học của em tại xứ sở chuột túi cũng như cập nhật thêm nhiều hình ảnh về đời sống sinh viên ở Brisbane trên trang mạng xã hội cá nhân.
Mục tiêu và ước mơ dài hạn của em là cố gắng học tập để tốt nghiệp chương trình thạc sĩ với số điểm thật tốt và có được công việc mình mong muốn phù hợp với sở thích, khả năng và chuyên ngành học của mình.
Lúc đó, em mong muốn mình vẫn có thể tiếp tục đóng góp/ lan toả cho cộng đồng sinh viên bằng cách chia sẻ trải nghiệm của mình cho các bạn sinh viên thế hệ sau.
Cảm ơn Ngọc Trâm vì cuộc trò chuyện!
Theo Dân trí
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.