Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nên cho trẻ em uống cà phê không?

Chủ nhật, 07:40 08/06/2025 | Bệnh thường gặp

Đối với người trưởng thành, cà phê có thể mang lại những hiệu quả nhất định về sự tỉnh táo, tập trung và một số lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên đối với trẻ em, tác động có thể ngược lại.

1. Sự khác biệt về tác dụng của cà phê đối với người trưởng thành và trẻ em

Cà phê là loại đồ uống có nguồn gốc thực vật chứa các chất hóa học thực vật và polyphenol. Trong một tách cà phê chứa khoảng 80 - 100 miligam caffeine , một chất giúp tăng cường năng lượng và tâm trạng.

Đối với người trưởng thành, uống cà phê có tác dụng tăng tỉnh táo và tập trung. Caffeine ngăn chặn adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh gây buồn ngủ, giúp tăng cường hoạt động não bộ, cải thiện sự tỉnh táo và khả năng tập trung.

Caffeine có thể kích thích giải phóng dopamine, tạo cảm giác hưng phấn và cải thiện tâm trạng. Đồng thời giúp tăng cường sức bền và giảm cảm giác mệt mỏi trong các hoạt động thể chất.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra cà phê có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Cà phê đặc biệt giàu một số chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm acid hydrocinnamic và polyphenol giúp trung hòa các gốc tự do, giảm viêm, bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như: đái tháo đường, bệnh tim, sa sút trí tuệ, Parkinson …

Có nên cho trẻ em uống cà phê không?- Ảnh 1.

Đối với người trưởng thành, cà phê giúp tăng cường năng lượng và tâm trạng.

Do caffeine là một chất kích thích thần kinh mạnh nên đối với trẻ em, các tác động của cà phê thường là tiêu cực và không có lợi ích rõ rệt nào được khuyến khích. Nguyên nhân do cơ thể và não bộ của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển mạnh và rất nhạy cảm với caffeine.

Caffeine có thể làm trẻ trở nên bồn chồn, lo lắng, khó kiểm soát cảm xúc. Đối với trẻ có các vấn đề như tăng động , caffeine có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Mặc dù caffeine có thể tạm thời tăng sự tỉnh táo nhưng về lâu dài, nó có thể làm giảm khả năng tập trung bền vững và xử lý thông tin ở trẻ. Bộ não đang phát triển của trẻ cần sự ổn định và caffeine có thể làm xáo trộn quá trình này.

Caffeine gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của trẻ dẫn đến mệt mỏi, cáu kỉnh và giảm khả năng học tập vào ban ngày.

Caffeine có tác dụng lợi tiểu có thể làm tăng bài tiết canxi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, trong khi canxi rất quan trọng cho sự phát triển xương và răng của trẻ.

2. Những ảnh hưởng tiêu cực khi sử dụng caffeine

Theo Viện Hàn lâm Tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên Hoa Kỳ (AACAP), trẻ em và người lớn có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ sau khi sử dụng caffeine bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Bồn chồn, tăng động và lo lắng
  • Buồn nôn và chán ăn
  • Đau đầu
  • Run rẩy và chóng mặt...

Các triệu chứng của quá liều caffeine có thể bao gồm nôn mửa, huyết áp cao , tim đập nhanh, các vấn đề về nhịp tim và ít phổ biến hơn là mất phương hướng và ảo giác.

Hàng năm có hàng ngàn người, một số là trẻ em, được điều trị khẩn cấp liên quan đến việc sử dụng caffeine. Thanh thiếu niên mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định như các vấn đề về tim, co giật hoặc đau nửa đầu có thể có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến caffeine cao hơn những người khác.

Có nên cho trẻ em uống cà phê không?- Ảnh 3.

Không nên cho trẻ dưới 12 tuổi sử dụng caffeine.

3. Không nên cho trẻ dưới 12 tuổi sử dụng caffeine

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đối với hầu hết người lớn, sử dụng 400mg caffeine một ngày thường không liên quan đến tác dụng tiêu cực. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn về mức độ nhạy cảm của mọi người đối với tác dụng của caffeine và tốc độ họ loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Đối với trẻ em, AACAP cho biết, không có liều lượng caffeine an toàn nào được chứng minh cho trẻ em. Hiện tại, các bác sĩ nhi khoa khuyên không nên dùng caffeine cho trẻ em dưới 12 tuổi và không nên sử dụng bất kỳ loại đồ uống tăng lực nào cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên. Họ cũng đề xuất hạn chế caffeine ở mức tối đa là 100 mg mỗi ngày cho những người từ 12-18 tuổi.

Tuy nhiên, AACAP cũng cho rằng, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên uống hoặc ăn một số dạng caffeine mỗi ngày. Caffeine có thể được tìm thấy tự nhiên trong một số thực phẩm và đồ uống có nguồn gốc thực vật và cũng được thêm vào nhiều sản phẩm chế biến.

Thanh thiếu niên thường tiêu thụ caffeine từ soda, cà phê và trà nhưng có nhiều loại sản phẩm khác nhau có chứa lượng caffeine lớn. Các nguồn cung cấp caffeine bao gồm:

  • Nhiều loại nước ngọt;
  • Trà, bao gồm trà đá và trà ngọt;
  • Đồ uống tăng lực;
  • Sôcôla và một số thực phẩm có hương vị cà phê (kem, sữa chua, kẹo hạt cà phê);
  • Một số loại thuốc;
  • Thực phẩm bổ sung (thực phẩm bổ sung liên quan đến giảm cân, năng lượng và tập luyện)…

Tốt nhất là cha mẹ nên giáo dục con cái về việc sử dụng caffeine, về những rủi ro và lợi ích của caffeine, các nguồn caffeine phổ biến và cách đọc nhãn thực phẩm và đồ uống khi sử dụng, đặc biệt là nước tăng lực. Các chuyên gia y tế khuyên trẻ em và thanh thiếu niên không nên sử dụng đồ uống tăng lực vì hàm lượng đường và caffeine trong đó.

Đức Minh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'

Liên tiếp 4 người trong 1 gia đình nhập viện cấp cứu vì mắc sai lầm này khi ăn món thịt bò 'đại bổ'

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Món thịt bò muối vốn được coi là “đại bổ”, khi ăn cần trụng qua nước sôi, nhưng gia đình ông Lin tin rằng để nguyên ăn bổ hơn...

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thắt lưng, tiểu sẫm màu nhưng tự theo dõi tại nhà và chưa điều trị.

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Làm sao để biết bạn có đang ở trạng thái "khỏe mạnh toàn diện"?

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ xác định nguyên nhân gây ung thư phổi ở bệnh nhi này không đến từ yếu tố di truyền hay môi trường ô nhiễm thông thường mà là do hít phải khói thuốc lá thụ động từ người cha hút thuốc trong nhà suốt nhiều năm.

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi hoàn tất điều trị ung thư thực quản với kết quả khả quan, người bệnh đã không tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Top