Có nên lưu trữ tinh trùng khi gặp biến chứng sau quai bị?
GiadinhNet - Với suy nghĩ, đã “dính” biến chứng khi mắc quai bị thì không thể hi vọng có con trong tương lai, không ít nam giới lơ là, thậm chí buông xuôi việc đi khám để tìm kiếm cơ hội làm cha.
Nhiều người chủ quan không đi khám bệnh
Có mặt tại Phòng khám Nam khoa Andos Hà Thành (tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), vợ chồng chị Nguyệt H (quê ở Quốc Oai, Hà Nội) không giấu được vẻ thất vọng.
Chia sẻ với bác sĩ điều trị, chị Nguyệt H giãi bày: Anh chị cưới nhau đã hơn một năm mà vẫn chưa được hưởng hạnh phúc làm cha mẹ. Đấu tranh mãi, anh mới đồng ý cùng chị đi khám vô sinh. Kết quả: Chị hoàn toàn bình thường, còn anh thì “zero”. Sau khi chồng chị “kể hết sự tình” với bác sĩ, chị mới biết, trước khi cưới, anh “dính” virus quai bị. Đầu tiên là sốt, sau đó bị sưng một bên mang tai, một bên “hòn bi” sưng to, đau. Vài tháng sau, “nó” cứ teo dần. Khốn nỗi anh T lại chủ quan vì nghĩ còn một bên vẫn “chiến đấu” tốt nên mặc kệ! Nhưng đã hơn một năm trôi qua, khi tin vui chưa thấy đâu, anh chị mới tìm đến phòng khám để xin ý kiến tư vấn, làm xét nghiệm. “Liệu chồng tôi còn có cơ hội làm bố không?”, chị Nguyệt H rầu rĩ hỏi.
Bác sĩ nam khoa Nguyễn Thế Lương (Bệnh viện Thận Hà Nội) – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân T cho hay, hiện nay do ngành Y tế truyền thông tốt nên người dân đi tiêm phòng đầy đủ hơn trước, vì vậy số người mắc quai bị đã ít hơn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường hợp đến khám thường vì lý do vô sinh, sau khi xét nghiệm tinh dịch đồ cho kết quả bất thường, bác sĩ khai thác bệnh sử mới phát hiện ra bệnh nhân từng bị biến chứng sau quai bị. Còn theo một khảo sát mới đây do Trung tâm Nam học (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) tiến hành, trong số các bệnh nhân nam tới Trung tâm khám, tỷ lệ người khám vô sinh chiếm gần 20% (xếp thứ 2 trong số các mặt bệnh), với độ tuổi từ 26-37 tuổi. Không ít trong số này do có tiền sử bị biến chứng viêm tinh hoàn sau bệnh quai bị.
Theo BS Nguyễn Thế Lương, biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là thường gặp nhất khi bị bệnh quai bị. Trước lúc dậy thì, nếu bé trai bị bệnh quai bị, khả năng xảy ra biến chứng viêm tinh hoàn ít hơn nên không đáng lo ngại. Khoảng 20-35% bé trai tuổi dậy thì và thanh niên mắc biến chứng này khi “dính” bệnh. Biến chứng viêm tinh hoàn xảy ra sau 7-10 ngày viêm tuyến mang tai, cũng có khi cùng lúc. Người bệnh đột nhiên sốt cao 40-4oC, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to, đau nhức. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày. Khoảng 50% trường hợp gặp biến chứng này sẽ bị teo tinh hoàn, có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh. Những trường hợp còn lại, quá trình sinh tinh có thể trở về bình thường.
Chủ động khám, lưu giữ tinh trùng để có cơ hội làm cha
Theo các chuyên gia nam học, virus quai bị tấn công vào các tế bào sinh tinh, làm các tế bào này bị tổn thương, không thể tiếp tục sản sinh ra tinh trùng. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh quai bị. Bệnh nhân khi đã có biến chứng teo 2 tinh hoàn (khoảng 15%) hầu như không có cách nào hồi phục sự sinh tinh trở lại, dẫn tới vô sinh.Với những trường hợp bị teo một bên tinh hoàn, vẫn có thể có hi vọng làm cha, tuy nhiên, về lâu dài khả năng này cũng suy giảm do một số kháng thể kháng tinh trùng sinh ra.
Tuy nhiên, các chuyên gia nam khoa chia sẻ, hiện nay nhiều người cho rằng, nam giới khi đã bị biến chứng viêm tinh hoàn do mắc quai bị thì chắc chắn mất cơ hội làm cha nên không tìm tới sự trợ giúp y tế hoặc chủ quan, đi khám quá muộn, dẫn tới bỏ lỡ cơ hội can thiệp. Trong khi đó, theo bác sĩ nam khoa Hoàng Văn Hậu (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), trong vòng 1-2 tháng hoặc 10 lần xuất tinh đầu tiên sau sự cố tổn thương tinh hoàn (trong đó có biến chứng viêm tinh hoàn do quai bị), nam giới nên đến các đơn vị, trung tâm thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được tư vấn, xét nghiệm, xem xét khả năng lưu giữ tinh trùng càng sớm càng tốt. Bởi lúc đó, trong tinh dịch của nam giới vẫn còn tinh trùng cũ khỏe mạnh, chất lượng còn nằm lưu lại trong đường ống dẫn tinh, túi tinh. Số tinh trùng ít ỏi này không đủ để thụ thai tự nhiên nhưng nếu được gom lại, trữ lạnh thì hoàn toàn có thể thụ thai bằng hỗ trợ sinh sản.
BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) cho biết, việc lưu trữ tinh trùng hiện được chỉ định cho các trường hợp cần bảo tồn khả năng sinh sản. Đó là trường hợp nam giới trong độ tuổi sinh sản bị quai bị, bệnh mạn tính gây biến chứng tinh hoàn và khả năng không còn tinh trùng. Hoặc lưu trữ “con giống” cho bệnh nhân ung thư, tránh việc hóa trị, xạ trị gây suy tinh hoàn, suy buồng trứng rất khó có con. Thậm chí, các quý ông hay căng thẳng trong công việc hoặc làm việc phải tiếp xúc các yếu tố nguy cơ gây giảm sản xuất tinh trùng cũng nên giữ gìn chức năng sinh sản.
Điều cần lưu ý là với những trường hợp mắc bệnh lây qua đường tình dục như: Giang mai, mụn rộp, sùi mào gà, lậu... thì cần phải chữa trị mới được lưu trữ tinh trùng. Tại Khoa Hiếm muộn, (tầng 3, khu M, Bệnh viện Từ Dũ), chi phí trữ tinh trùng là từ 50.000 - 200.000 đồng/tháng. Không có quy định thời gian trữ tinh trùng, tuy nhiên khi trữ càng lâu thì chất lượng tinh trùng càng giảm. Thời gian trữ tinh trùng sau 2 năm phải quay lại để gia hạn tiếp. Còn tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (tầng 3, nhà D, Bệnh viện Phụ sản Trung ương), bệnh nhân có thể tới để làm tất cả xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (đây là bệnh viện tuyến Trung ương nên các xét nghiệm đều được công nhận) và làm tinh dịch đồ để xác định chất lượng tinh trùng, khả năng trữ đông tinh trùng. Chi phí cho năm lưu giữ đầu tiên là 1.850.000 đồng/mẫu/lần lưu. Từ năm thứ 2 trở đi sẽ đóng thêm 1.250.000 đồng.
Nên tiêm vaccine phòng bệnh
Theo BS Trịnh Hoàng Giang – Trung tâm Nam học, quai bị là bệnh thường rất dễ nhận biết với triệu chứng sưng đau vùng mang tai, do viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Bệnh do virus lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi. Bệnh quai bị hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc.
Các chuyên gia lưu ý, đối với bệnh quai bị, đáng lưu ý nhất là tiêm vaccine phòng bệnh. Vaccine phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị, kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần.
Thu Nguyên

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 7 phút trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 36 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.