Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có nhà, có vợ con sao vẫn muốn vào trung tâm dưỡng lão?

Thứ hai, 11:26 08/06/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại hội thảo đại biểu Quốc hội với chính sách, pháp luật về dân số và phát triển do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức ngày 4/6 vừa qua, ngoài vấn đề mức sinh, một vấn đề nhân khẩu học quan trọng khác được bàn luận sôi nổi là “già hóa dân số”.

 

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ “già hóa dân số” nhanh nhất khu vực châu Á.	 Ảnh: Chí Cường
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ “già hóa dân số” nhanh nhất khu vực châu Á. Ảnh: Chí Cường

 

“Già hóa dân số” chưa được quan tâm đúng mức

Đề cập tới một số thách thức mới trong công tác dân số của Việt Nam như mức sinh thấp ở một số địa phương, mất cân bằng giới tính khi sinh, di cư…, một đặc điểm nổi bật khác của nhân khẩu học Việt Nam được nhiều đại biểu tại hội thảo bàn luận là “già hóa dân số”.

Bà Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội chia sẻ: “Năm 2013, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng số dân số đã tăng lên tới 10,5%. Tuy nhiên, vấn đề “già hóa dân số” đối với đại biểu Quốc hội vẫn chưa là mối quan tâm hàng đầu, trong khi Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ “già hóa” nhanh nhất khu vực châu Á và thế giới. Nếu không quan tâm sớm thì đến lúc chúng ta có những chính sách để giải quyết cũng sẽ bị động”.

Cho rằng Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cần tiếp cận sớm để giải quyết thách thức này, bà Trương Thị Mai đặt ra một số vấn đề như bảo hiểm y tế cho tuổi già, bảo hiểm chăm sóc trong tương lai sẽ được xử lý như thế nào? Ngoài ra, “Đến năm 2018, theo Luật Bảo hiểm xã hội, Việt Nam bắt đầu có chính sách hỗ trợ cho khu vực phi chính thức tham gia vào bảo hiểm hưu trí. Chúng ta đặt ra mục tiêu tương đối tham vọng là 50% người lao động có bảo hiểm hưu trí vào năm 2020 để tránh rủi ro tuổi già không có thu nhập, không có lương hưu. Dù đã có những bước chuẩn bị nhưng tôi nghĩ, chúng ta vẫn chưa chủ động để đối mặt với vấn đề “già hóa”. Vấn đề này vẫn cần được tiếp tục quan tâm”, bà Trương Thị Mai nói.

Đồng tình với quan điểm này, GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế quốc dân) bày tỏ mối lo ngại khi Việt Nam có hơn 10% dân số là người cao tuổi (khoảng hơn 9 triệu người), tốc độ già hóa lại siêu nhanh nhưng lại chưa chuẩn bị xứng tầm. “Đại biểu Quốc hội vẫn chưa thấy “sốt ruột” về vấn đề này”, GS.TS Nguyễn Đình Cử thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Cần xã hội hóa công tác chăm sóc người cao tuổi

GS.TS Nguyễn Đình Cử chia sẻ: Trong khi Hàn Quốc có khoảng 7 triệu người cao tuổi, họ có tới 70.000 nhà chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi ban ngày, còn chúng ta, tính cả nước chưa đến 100. Ngoài việc chưa chuẩn bị về cơ sở vật chất, theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, việc đa dạng hóa các cơ sở chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam vẫn chưa nhận được ủng hộ cao của cộng đồng. Nếu con cái đưa bố mẹ già vào trại dưỡng lão vẫn “nhận” được cái nhìn không thiện cảm của dư luận về chữ “hiếu”, kể cả người có trình độ học vấn và có địa vị xã hội. Thậm chí, người trong cuộc cũng không “thông” về vấn đề này.

Nêu ví dụ về trường hợp rất dễ gặp trong cuộc sống hiện đại, tại Hà Nội, một người cao tuổi có lương hưu, có vợ, hai con nhưng vẫn rơi vào trường hợp… “cô đơn không nơi nương tựa”. Bởi “con gái lấy chồng ở xa. Con trai thì xa quê lập nghiệp, xây dựng gia đình, khi sinh cháu nội, vợ ông lại phải theo con trai đi bế cháu dài hạn”, GS.TS Nguyễn Đình Cử nói.

“Bản thân trường hợp này thực sự muốn vào trung tâm dưỡng lão. Tuy nhiên, khi đi khảo sát giá tại một số trung tâm dưỡng lão tại Hà Nội thì cao (từ 10-16 triệu đồng/tháng). Câu hỏi đặt ra là vì sao giá lại cao như thế? Đó là vì điện, nước, dịch vụ… đều theo giá kinh doanh. Điều này liên quan đến vấn đề chính sách ở nước ta. Như vậy, với trường hợp này, ở nhà thì cô đơn, muốn vào trung tâm dưỡng lão, chưa nói vấn đề tâm lý, dư luận xã hội mà trước hết là họ chưa có đủ tiền mà vào. Theo tôi, Việt Nam cần xã hội hóa công tác chăm sóc người cao tuổi và lĩnh vực này cần được sự ưu tiên của Nhà nước”, GS.TS Nguyễn Đình Cử nói.

 

Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Đình Cử đã cung cấp thông tin thống kê chứng minh cho nhận định mức sinh thấp tác động mạnh đến tình hình KT-XH và việc lồng ghép dân số vào chỉ tiêu kế hoạch: 14 năm qua (từ 1999-2013), số học sinh tiểu học giảm tới gần 3 triệu cháu: từ 10,1 triệu (năm học 1999-2000) xuống còn 7,2 triệu (năm học 2012-2013). Trong khi đó, chúng ta vẫn tiếp tục mở rộng trường tiểu học (từ gần 13.400 trường lên 15.400 trường (con số làm tròn)). Số giáo viên tiểu học cũng không ngừng tăng lên (từ 34 vạn đến 38 vạn). Dù còn nghèo, nhưng tỷ số giáo viên/lớp của Việt Nam mỗi năm một tăng (từ 1,06 lên 1,3), ngang bằng với Nhật, Pháp.  Việc đầu tư này là tốt, tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Đình Cử cho rằng không phù hợp với điều kiện của nước ta.

Ngoài ra, theo GS.TS Nguyễn Đình Cử, Việt Nam hiện có hai nhóm tỉnh: nhóm xuất cư và nhập cư. Tuy nhiên, nhóm nhập cư chưa được hưởng lợi ích của việc giảm mức sinh như TP HCM, Bình Dương. Hiện tại, một trường tiểu học ở Bình Dương có số học sinh, giáo viên gấp đôi ở Thanh Hóa, Bến Tre. Trong khi ngân sách giáo dục hiện vẫn tính theo đầu dân rõ ràng, nó gây ra sự bất bình đẳng.

Thu Nguyên /Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Top