Có phải con sinh non thì nên “kiêng” tiêm vaccine?
GiadinhNet - Không ít gia đình lo ngại con sinh non tháng, nhẹ cân… nên từ chối mang con đi tiêm vaccine phòng bệnh. Điều này có đúng?

Tiêm vaccine cho trẻ ở Gia Lai. Ảnh: T.Nguyên
Nhiều gia đình từ chối tiêm vaccine phòng bệnh
Đầu tháng 8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 2 bệnh nhi là cặp song sinh 11 tháng tuổi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị bệnh sởi, tiên lượng nặng. Hai ca này được chuyển từ Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) sang. PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi cho biết, 2 bệnh nhi vào viện trong tình trạng sốt nóng liên tục, kèm theo ho, mắt mũi chảy kèm nhèm, đi ngoài phân nát. Đến ngày thứ tư, trên người 2 bé xuất hiện ban đỏ trên toàn thân, ho tăng nhiều, ăn uống nôn trớ nhiều. Tại đây, các bác sĩ truyền dịch, chống co giật, sử dụng kháng sinh mạnh. Đồng thời, bệnh viện cũng phải dùng phác đồ điều trị viêm phổi nặng.
Ngày 24/8, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, PGS.TS Bùi Vũ Huy cho biết, sau hơn 3 tuần điều trị, may mắn 2 bé đã qua cơn nguy kịch, hồi phục. Một bé đã được ra viện, còn một bé dự kiến sẽ cho ra viện trong vài ngày tới.
“Hai bé có thể trạng còi xương, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái diễn nhiều lần. Khi bé nhiễm sởi trên nền bệnh nặng, diễn biến rất nhanh. Trong 3 tuần điều trị, có những lúc tính mạng hai bé bị đe doạ do ngừng thở vì viêm phổi nặng, nguy cơ áp xe phổi”, PGS.TS Bùi Vũ Huy nói.
Điều đáng nói, theo gia đình, cặp song sinh này chào đời khi mới 30 tuần tuổi và bị nhẹ cân nên tới thời điểm nhập viện, cả 2 bé vẫn chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi (vốn có thể tiêm khi trẻ 9 tháng).
Tại Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận và điều trị cho gần 40 ca mắc sởi. Trong số bệnh nhân nhập viện, đa phần là trẻ dưới 5 tuổi. 100% các bé chưa được tiêm vaccine ngừa bệnh sởi. Tính chung trên toàn TP Hà Nội, đến tháng 8/2018, các bệnh viện của thành phố đã tiếp nhận hơn 320 ca mắc sởi, hơn 50 trường hợp mắc ho gà, hàng chục ca mắc viêm não – màng não, viêm não Nhật Bản… Rất nhiều trong số này chung tình trạng chưa tiêm vaccine vì nhiều lý do như: Trẻ hay bị ốm; cứ đến lịch tiêm là trẻ sốt/ho/ốm… hoặc do gia đình lo ngại các phản ứng không mong muốn có thể gặp phải sau khi tiêm vaccine. Bên cạnh đó, trong số những trẻ chưa tiêm vaccine, không ít trẻ có tiền sử sinh non tháng, nhẹ cân. Do suy nghĩ cẩn trọng trong việc tiêm phòng cho con, nên thay vì đến các cơ sở tiêm chủng và bệnh viện để đánh giá, sàng lọc, các bậc cha mẹ thường “giấu” con ở nhà đợi trẻ khỏe mạnh mới đưa đi tiêm chủng.
Quan tâm nhiều hơn việc tiêm vaccine cho trẻ
Theo TS Lê Kiến Ngãi - phụ trách đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ sinh non có sức đề kháng kém hơn bình thường, do đó cần quan tâm cho trẻ đủ khả năng miễn dịch để chống chọi lại với các tác động của môi trường. Trong khi đó, nhiều gia đình là nghĩ trẻ sinh non, thiếu cân, lại từng mắc bệnh nên thường xuyên trì hoãn tiêm chủng cho con. “Khi trẻ bị trễ một mũi tiêm sẽ dẫn tới trễ hàng loạt mũi tiếp theo, mà đó là các loại vaccine cần thiết trong từng giai đoạn phát triển của trẻ”, TS Lê Kiến Ngãi khuyến cáo.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US.CDC) và Bộ Y tế Việt Nam, trẻ dưới 2kg sẽ có cân nhắc khi chỉ định tiêm chủng. Còn với trẻ từ 2kg trở lên vẫn tiêm chủng bình thường, đặc biệt không có chuyện trì hoãn, cộng thêm tháng bị thiếu hay chờ cho trẻ đủ cân mới đi tiêm chủng.
Bên cạnh đó, nhiều người vẫn cho rằng với những trẻ có tình trạng bệnh lý cụ thể, bệnh cấp tính, sốt cao, hay bệnh tiến triển như hô hấp, nhiễm trùng… thì nên “kiêng” tuyệt đối việc tiêm phòng. Về quan điểm này, TS Lê Kiến Ngãi cho hay, khi trẻ hết thời gian điều trị, cha mẹ hoàn toàn có thể cân nhắc để tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt.
Một sai lầm khác của các bậc phụ huynh, theo đánh giá của Bệnh viện Nhi Trung ương, phụ huynh của những trẻ mắc bệnh bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa thường trì hoãn việc vaccine cho con mình. Trong khi đó, tại đơn vị tiêm chủng của Bệnh viện Nhi Trung ương, 80% trẻ đến tiêm chủng có bệnh mạn tính, hoặc trong tình trạng phải thận trọng… Với hệ thống cấp cứu, hồi sức và hệ thống sàng lọc như miễn dịch, tim mạch… trẻ vẫn hoàn toàn được tiến hành tiêm chủng khi cân
Tại Hà Nội, theo ông Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vaccine sởi của Hà Nội luôn đạt so với tỷ lệ chung của quốc gia (từ 95% - 97%), nhưng hàng năm vẫn còn khoảng 3% - 5% trẻ không được tiêm vaccine sởi, là đối tượng dễ mắc bệnh sởi. Hiện nay còn một số bậc phụ huynh không cho con đi tiêm chủng đầy đủ vaccine theo quy định, vì vậy hàng năm sẽ tích lũy một lượng lớn trẻ em không có miễn dịch chủ động phòng bệnh sởi và dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh.
Thu Nguyên

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM
Y tế - 1 ngày trướcSốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 2 ngày trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tếGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.