Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có sợ thiếu vitamin D khi sử dụng kem chống nắng không?

Chủ nhật, 15:34 13/08/2023 | Sống khỏe

Những người thiếu hụt vitamin D có thể mắc các triệu chứng như đau cơ, yếu cơ và đau xương, làm tăng nguy cơ biến dạng xương, loãng xương và gãy xương.

Ánh nắng mặt trời chứa cả tia UVA và UVB, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D. Kem chống nắng có thể hạn chế tác hại của tia UV, nhưng cũng có lo ngại rằng kem chống nắng cũng có thể làm ảnh hưởng đến cơ thể sản xuất vitamin D?

1. Lợi ích của vitamin D

Vitamin D là một vitamin quan trọng cho sức khỏe. Duy trì đủ lượng vitamin D là điều cần thiết cho xương khỏe mạnh. Những người thiếu hụt vitamin D có thể bị các triệu chứng như đau cơ, yếu cơ và đau xương.

Vitamin D giúp tăng cường hấp thu canxi. Trong trường hợp thiếu nghiêm trọng, làm giảm hấp thu canxi, dẫn đến chậm tăng trưởng, mềm xương và suy yếu cấu trúc xương, làm tăng nguy cơ biến dạng xương, loãng xương và gãy xương.

Sử dụng kem chống nắng có cản trở cơ thể hấp thụ vitamin D? - Ảnh 1.

Ánh nắng mặt trời chứa cả tia UVA và UVB, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D

Có hai cách chính để cung cấp vitamin D cho cơ thể:

  • Từ ánh nắng mặt trời : Một phương pháp tự nhiên để tổng hợp vitamin D trong cơ thể là khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia tử ngoại B (UVB) từ ánh nắng mặt trời giúp kích hoạt tổng hợp vitamin D trong da. Việc phơi nắng trong khoảng 15-30 phút vào buổi sáng hoặc chiều, 2 đến 3 lần 1 tuần có thể cung cấp lượng vitamin D đủ cho cơ thể.
  • Từ thực phẩm và bổ sung : Một số loại thực phẩm cũng cung cấp vitamin D như cá béo (như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ), lòng đỏ trứng, sữa, sản phẩm từ sữa bổ sung vitamin D, và một số loại nấm. Ngoài ra, vitamin D cũng có thể được cung cấp thông qua bổ sung vitamin D nếu cần thiết.

2. Sử dụng kem chống nắng có gây thiếu hụt vitamin D ?

Kem chống nắng là sản phẩm giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Kem chống nắng hoạt động bằng cách hấp thụ, phản xạ hoặc phân tán tia UV, hạn chế sự xâm nhập vào da. Kem chống nắng được phân loại theo yếu tố bảo vệ (SPF), cho biết khả năng lọc tia UVB, theo thành phần và cách thức hoạt động. Mỗi loại kem chống nắng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của mỗi cá nhân.

Kem chống nắng mang lại nhiều lợi ích. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thường xuyên kem chống nắng có thể làm giảm khoảng 40% nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy, 50% khối u ác tính và 24% lão hóa da sớm. Ở cấp độ phân tử, ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là làm hỏng DNA trong da. Do đó dẫn đến đột biến gen, gây ung thư da .

Vai trò của kem chống nắng trong việc bảo vệ làn da khỏi tia UV là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu tác động của chúng đối với quá trình tổng hợp vitamin D của cơ thể.

Sử dụng kem chống nắng có cản trở cơ thể hấp thụ vitamin D? - Ảnh 2.

Sử dụng kem chống nắng không làm thiếu hụt vitamin D.

Kem chống nắng có chỉ số SPF cao được thiết kế để lọc hầu hết bức xạ UVB, vì tác hại của tia UVB là nguyên nhân chính gây cháy nắng và có thể dẫn đến ung thư da. Bước sóng UVB là bước sóng cụ thể kích hoạt sản xuất vitamin D trong da. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng hiện chưa chỉ ra rằng việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày gây thiếu hụt vitamin D. Trên thực tế, các nghiên cứu phổ biến nhất cho thấy những người sử dụng kem chống nắng hàng ngày vẫn có thể duy trì đủ mức vitamin D cần thiết.

Nguyên nhân được cho là dù sử dụng bao nhiêu kem chống nắng hoặc loại kem chống nắng có chỉ số SPF nào, thì một số tia UV của mặt trời vẫn tiếp cận được với làn da. Kem chống nắng SPF 15 lọc 93% tia UVB, SPF 30 chặn 97% và SPF 50 lọc 98%.

Điều này có nghĩa là 2-7% tia UVB từ mặt trời vẫn tiếp cận với làn da, ngay cả với kem chống nắng có SPF cao. Như vậy việc sử dụng kem chống nắng không làm thiếu hụt vitamin D.

3. Làm gì để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể?

Duy trì hàm lượng vitamin D tối ưu rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe xương, răng và miễn dịch tốt. Điều quan trọng là phải tìm được sự cân bằng phù hợp giữa khả năng chống nắng và tổng hợp vitamin D.

Để đạt được điều này, nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với loại da của mình. Ví dụ, làn da trắng sẽ yêu cầu bảo vệ cao hơn làn da sẫm màu. Ngoài ra, nên ưu tiên các loại kem chống nắng phổ rộng, chống được cả tia UVA và UVB.

Khi dùng kem chống nắng, vẫn có thể dành ít thời gian để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thường 10-15 phút mỗi ngày (hoặc tùy theo tình hình địa phương và loại da) là đủ để cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời.

Nếu gặp khó khăn trong việc tổng hợp đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, hãy bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mỡ như cá hồi, cá thu, sữa, trứng... Nếu lo lắng về mức vitamin D trong cơ thể, hãy thăm khám bác sĩ dinh dưỡng để được kiểm tra và tư vấn bổ sung vitamin D theo đúng liều lượng và cách dùng phù hợp.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

6 phụ gia thực phẩm có thể gây hội chứng rò rỉ ruột

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Nghiên cứu cho thấy có một số phụ gia thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng rò rỉ ruột. Bài viết cung cấp một số thông tin để bạn đọc tham khảo.

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm khuẩn E.Coli

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột...

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 19 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

Top