Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Con gà gáy to như con lợn": Những phiếu ôn tập học kỳ khiến bố mẹ đau đầu

Thứ năm, 20:11 28/12/2023 | Giáo dục

Mỗi tối, chị Nguyễn Nguyệt Anh (Hoài Đức, Hà Nội) mất 2 tiếng ngồi cùng con trai lớp 3 để hoàn thành các phiếu bài tập ôn thi học kỳ.

Mùa thi học kỳ, trẻ học như công nhân tăng ca

Hai tuần nay, chị Nguyễn Nguyệt Anh đều đặn ngồi học cùng con. Mỗi tối, con trai chị có 1 phiếu toán, 1 phiếu tiếng Việt và 1 phiếu tiếng Anh. Mỗi phiếu có từ 15-25 câu hỏi. Ngoài ra còn 3 trang đề cương môn tự nhiên và xã hội cần hoàn thành và học thuộc.

Để giải quyết hết các phiếu bài tập này, con chị cần trung bình 2 tiếng đồng hồ. Những ngày không tập trung, giờ học tại nhà kéo dài 3 tiếng.

Chị Nguyệt Anh không cho con học thêm. Chương trình lớp 3 tương đối dễ, chị và chồng phân công nhau đọc sách giáo khoa để nắm nội dung và hướng dẫn con làm bài tập về nhà.

Tuy nhiên, mỗi đợt thi học kỳ, chị Nguyệt Anh thấy căng thẳng vì khối lượng bài tập nhiều.

"Mùa thi học kỳ, trẻ học như công nhân tăng ca. Ngày 6-7 tiếng ở trường, tối 2 tiếng ở nhà. Nhiều bài tiếng Việt tôi không biết hướng dẫn con thế nào, đành lên mạng tham khảo và đọc cho con chép. Nên tôi hiểu vì sao phần đông các gia đình cho con đi học thêm từ lớp 1", chị Nguyệt Anh tâm sự.

Phải làm nhiều bài tập, trẻ làm bài với tâm lý làm cho xong để còn chơi. Kết quả là những phiếu bài tập "cười ra nước mắt" ra đời. Chị Phạm Ngọc Yến (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ tờ phiếu bài tập tiếng Việt "bất ổn" của con trai.

"Con gà gáy to như con lợn": Những phiếu ôn tập học kỳ khiến bố mẹ đau đầu - Ảnh 1.

Bài tập "bất ổn" của con trai chị Phạm Ngọc Yến (Ảnh: NVCC).

Với nhiệm vụ đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, con trai chị viết: "Con gà gáy to như con lợn", "Tivi to như con trâu", "Con trâu khỏe như Sơn Hanma (một nhân vật nổi tiếng trên TikTok)", "Bạn em cao như cửa sổ" hay "Cây đào đẹp như con mèo"...

Không riêng chị Yến, nhiều phụ huynh cũng đau đầu với sự "bất ổn" của các con trong mùa thi học kỳ.

Chị Phạm Thị Mai (Nam Từ Liêm, Hà Nội) kể câu chuyện của con mình: "Thấy con làm bài tập tiếng Việt với những câu so sánh ngô nghê, tôi yêu cầu con làm lại.

Tôi hướng dẫn con quan sát xung quanh, cho con xem hình ảnh con vật, cây cối cần so sánh rồi động viên con tưởng tượng. Con viết: "Con trâu nặng như cái đàn piano". Tôi bảo con suy nghĩ thêm xem, con nói: "Cả ngày phải nghĩ con mệt lắm rồi"".

Cha mẹ đừng truyền nỗi ám ảnh thi cử sang con

Cô N.M.V., giáo viên tiểu học tại Hà Nội, cho biết, áp lực thi cử với học sinh tiểu học thực chất đến từ giáo viên và cha mẹ. Con trẻ hầu như không biết đến áp lực này cho tới khi bị thúc ép.

"Tôi từng góp ý với đồng nghiệp và cha mẹ rằng, không nên dùng từ "thi học kỳ" nữa mà gọi đúng là "đánh giá cuối kỳ". Cùng bản chất nhưng cách gọi khác nhau mang lại tâm lý khác nhau với các con và với chính chúng ta", cô V. nêu.

Theo cô V., người Việt rất trọng khoa cử, nên nghe chữ "thi" sẽ thấy nghiêm trọng. Nhiều cha mẹ không để ý tới việc học hàng ngày của con, nhưng khi giáo viên thông báo thi học kỳ là sốt sắng thúc ép. Cha mẹ cho con học thêm, thuê gia sư, hay kèm con tích cực vào đợt ôn thi học kỳ khiến trẻ bị áp lực và phản ứng với các phiếu bài tập.

"Con gà gáy to như con lợn": Những phiếu ôn tập học kỳ khiến bố mẹ đau đầu - Ảnh 2.

Học sinh làm bài tập về nhà (Ảnh: Hoàng Hồng)

Do đó, cô V. cho rằng cha mẹ hãy xem các phiếu bài tập mùa thi cũng như các phiếu bài tập thường ngày.

"Tôi khẳng định các phiếu ôn tập không nặng hơn về kiến thức. Việc giáo viên giao bài tập nhiều hơn vào đợt ôn tập cũng không phổ biến. Chỉ cần phụ huynh duy trì nhịp độ và thói quen tự học của con mỗi tối là có thể yên tâm về kết quả đánh giá giữa kỳ", cô V. chia sẻ.

Cùng quan điểm, cô N.T.H, giáo viên ngữ văn về hưu, cho rằng tâm lý thi cử và áp lực điểm số của cha mẹ khiến mùa thi học kỳ trở nên căng thẳng.

"Có hiện tượng cha mẹ cho con học kiểu "no dồn đói góp", đến đợt ôn tập thi học kỳ mới chịu học. Nhiều kiến thức chưa nắm chắc bị dồn lại, tạo cảm giác việc học tập, thi cử nặng nề", cô H. cho hay.

Về số lượng phiếu bài tập về nhà mỗi mùa thi, cô H. cho rằng mức độ 1 phiếu/môn học là phù hợp.

Cô H. cũng nêu quan điểm: "Quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh không hoàn toàn phù hợp với thực tế. Với những lớp học có tới 50-60 em, việc giao bài tập là cần thiết vì ba lý do: giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn, giúp các em rèn kỹ năng thành thạo hơn, giúp bố mẹ nắm được nội dung học tập trên lớp để hỗ trợ con, giúp hạn chế việc học thêm.

Một ngày học sinh có 6-7 tiếng ở trường, nhưng thời lượng chia nhỏ cho nhiều nội dung học tập và rèn luyện khác nhau. Với mỗi nội dung, giáo viên chỉ có 1-2 tiết hướng dẫn cho trẻ. Không giáo viên nào có thể rèn được cùng lúc cả 50-60 học sinh với thời lượng hạn chế đó.

Do vậy, phiếu bài tập về nhà là cần thiết cho mục đích giáo dục. Nếu phụ huynh dành thời gian hỗ trợ con học bài tại nhà, phiếu bài tập chính là cẩm nang để con trẻ không phải đi học thêm. Vì chỉ cần hoàn thành tốt các phiếu này, các em đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản".

Xác minh vụ thầy giáo đánh học sinh chảy máu mũiXác minh vụ thầy giáo đánh học sinh chảy máu mũi

Cơ quan chức năng tại Đắk Lắk đang vào cuộc để xử lý vụ việc thầy giáo Thể dục đánh một nam sinh chảy máu mũi.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gần 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng hình thức xét học bạ THPT 2024

Gần 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng hình thức xét học bạ THPT 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là chi tiết gần 20 trường đã công bố điểm chuẩn đại học bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT năm 2024 mới nhất.

Nhiều ngành học bị bêu riếu 'thất nghiệp nhất' có tỷ lệ việc làm cao ngất

Nhiều ngành học bị bêu riếu 'thất nghiệp nhất' có tỷ lệ việc làm cao ngất

Giáo dục - 4 giờ trước

Báo cáo tỷ lệ sinh viên có việc làm tại nhiều trường đại học, những ngành học liên tục bị các TikToker gọi tên là "vô dụng nhất", "thất nghiệp nhất" nằm trong top những ngành có việc làm cao nhất.

Muốn đạt điểm tối đa trong kỳ thi, thí sinh nhất định phải biết 4 cách ghi nhớ sau đây

Muốn đạt điểm tối đa trong kỳ thi, thí sinh nhất định phải biết 4 cách ghi nhớ sau đây

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Ngoài các giờ học tập trên lớp với sự hướng dẫn của các thầy cô, việc thí sinh tự ôn tập tại nhà cũng rất quan trọng. Nhưng làm thế nào để dễ dàng ghi nhớ kiến thức là điều rất nhiều thí sinh mong muốn được đưa ra phương pháp.

Hàng ngàn thí sinh có cơ hội nhận học bổng từ 50 - 100% học phí nếu biết những thông tin này

Hàng ngàn thí sinh có cơ hội nhận học bổng từ 50 - 100% học phí nếu biết những thông tin này

Giáo dục - 7 giờ trước

GĐXH - Học sinh THPT có tài năng trong lĩnh vực học tập, văn hoá nghệ thuật, thể thao và hoạt động cộng đồng đều có học bổng trong suốt thời gian học tại trường Đại học FPT.

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Hà Nội: Bất ngờ công bố cấu trúc, định dạng đề thi tuyển lớp 10 THPT

Giáo dục - 13 giờ trước

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 để thí sinh được biết, có kế hoạch ôn tập chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi diễn ra vào đầu tháng 6 tới.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 22 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Tuyển sinh lớp 10 năm 2024: 16 dân tộc rất ít người nào được Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn tuyển thẳng?

Tuyển sinh lớp 10 năm 2024: 16 dân tộc rất ít người nào được Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bắc Kạn tuyển thẳng?

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Năm học 2024 – 2025, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh Bắc Kạn (Trường PTDTNT Bắc Kạn) sẽ tuyển thẳng với học sinh vào THPT đối với 16 dân tộc thiểu số rất ít người.

6 điểm mới thí sinh tự do cần lưu ý khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 để tránh sai sót

6 điểm mới thí sinh tự do cần lưu ý khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 để tránh sai sót

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh tự do có học bạ theo chương trình THPT nào phải đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định dành cho chương trình đó.

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt bảng xếp hạng châu Á

Giáo dục - 1 ngày trước

6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á năm 2024 của Times Higher Education.

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Tiết lộ 5 'bí kíp' ôn thi thần tốc dễ đạt điểm cao tối đa

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Trong giai đoạn gấp rút, làm thế nào để tóm tắt và 'ôm gọn' kiến thức một cách hiệu quả cao đang là vấn đề được nhiều bạn học sinh cuối cấp tìm đến.

Top