Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gặp nguy hiểm vì cha mẹ nhầm bệnh chân tay miệng với dị ứng da

Thứ năm, 10:02 14/09/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tay chân miệng (TCM) không quá nguy hiểm, tuy nhiên điều đáng lo ngại là nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn bệnh với triệu chứng các bệnh khác khiến cho tình trạng bệnh ở trẻ diễn biến nặng nề hơn.

Con bị tay chân miệng lại nghĩ dị ứng da

Khi trẻ bị TCM cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để trẻ gãi hay chà xát mạnh ở chỗ ngứa để tránh bị nhiễm trùng. Ảnh: T.L
Khi trẻ bị TCM cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để trẻ gãi hay chà xát mạnh ở chỗ ngứa để tránh bị nhiễm trùng. Ảnh: T.L

Chị Hoàng Minh Trang (ở Nam Định) đang chăm con hơn 18 tháng tuổi bị TCM. Chị cho biết, trước đó con chị bị nổi ban đỏ ở TCM nhưng gia đình không hề nghĩ cháu bị TCM. Gia đình cứ nghĩ cháu nổi các vết ban là do bị dị ứng da thôi vì cơ địa cháu mỗi khi thời tiết thay đổi cũng hay bị dị ứng nên để cháu ở nhà mà không đưa đi khám. Đến khi thấy cháu sốt cao quá cho uống thuốc cũng không hạ, miệng lại xuất hiện vài nốt chấm đỏ nên mới vội đưa cháu vào viện. Lúc này bác sĩ bảo cháu bị TCM độ 2A giờ đã chuyển sang độ 3, huyết áp tăng, nhịp thở nhanh… Việc điều trị của cháu khó khăn hơn.

Trường hợp của chị Trang không phải là ít gặp. Trao đổi với PV, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng I, TPHCM) cho biết, bình thường Khoa vẫn điều trị nội trú cho 30 - 40 trẻ. Hầu hết trẻ mắc bệnh đều dưới 3 tuổi, có một số trẻ diễn biến tăng nặng do bố mẹ chủ quan nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác nên đưa trẻ vào viện muộn như nhầm với côn trùng đốt, dị ứng da, thủy đậu… do xuất hiện các nốt ban hồng trên da.

Khi bị dị ứng cơ thể xuất hiện các ban hồng, ban đa dạng nổi từng mảng có kèm theo ngứa, không có phỏng nước, có thể xuất hiện ở khắp cơ thể hoặc một khu trú nào đó. Bệnh TCM đôi khi chỉ là các nốt ban nhỏ, sau đó trở thành bọng nước. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông.

Bệnh thủy đậu xuất hiện các phỏng nước rải rác toàn thân, có xu hướng dày hơn ở bụng, ngực, thưa hơn ở lòng bàn chân, lòng bàn tay gần như không có. Trong khi đó, các nốt phỏng ở TCM thường chỉ khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở miệng hoặc vùng mông, khớp gối. Các phỏng nước trong thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ấn lên. Còn phỏng nước ở TCM thường không gây ngứa, chỉ đau khi có trợt loét.

Ngoài ra, không ít trường hợp cha mẹ còn nhầm bệnh với viêm loét miệng do nhầm lẫn các bệnh có biểu hiện loét miệng khác như viêm loét miệng. Với viêm loét miệng thường có vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát. Còn bệnh TCM, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 - 3mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Đưa trẻ đi khám ngay khi cơ thể xuất hiện các nốt

BS Trương Hữu Khanh cho hay, dấu hiệu đặc trưng của TCM là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Phần lớn các trường hợp bệnh TCM không cần vào viện vì triệu chứng sẽ hết trong vòng 7 ngày. Nhưng nếu không chăm sóc đúng cách hoặc phát hiện muộn, bệnh có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, phù phổi cấp, biến chứng não…

Đáng ngại nhất là biến chứng về thần kinh, lúc đó trẻ có những biểu hiện như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình chới với, run tay run chân, đi đứng loạng choạng… Trong trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc điều trị cũng rất tốn kém, nhiều trường hợp lên đến cả trăm triệu đồng.

Để tránh trường hợp nhầm lẫn với các bệnh lý khác gây biến chứng nặng, khi thấy cơ thể nổi nốt mà đang mùa TCM, nhất là trẻ dưới 3 tuổi và bị nổi nốt ở những vị trí đặc biệt như lòng bàn chân, bàn tay, mông gối hoặc loét miệng thì đừng nghi ngờ là côn trùng đốt hay dị ứng da mà nên đi khám sớm để xác định bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu như giật mình, tay chân yếu, đi đứng loạng choạng… thường là dấu hiệu muộn. Còn những trường hợp thông thường thì có thể tái khám gần nhà hai ngày một lần, trẻ có sốt thì ngày một lần không cần phải lên tuyến trên.

Cũng theo BS Trương Hữu Khanh, trong suốt quá trình chăm sóc cha mẹ nên cho con ăn những chất ăn lỏng, không cay nóng vì miệng bé đang bị tổn thương khiến vết loét miệng trầm trọng hơn. Cần cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Ở nhà cần vệ sinh đồ chơi của trẻ để tiêu diệt virus gây bệnh. Các bậc phụ huynh vẫn cần vệ sinh, tắm rửa cho trẻ bình thường để tránh nhiễm trùng.

Các chuyên gia nhi khoa cũng khuyến cáo, trường hợp trẻ bị dị ứng da, mẩn ngứa cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không để bé gãi hay chà xát mạnh ở chỗ ngứa để tránh bị nhiễm trùng. Tắm rửa cho trẻ hàng ngày. Ngâm vùng da bị dị ứng nặng trong nước ấm 15-20 phút, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nên cho trẻ mặc những bộ đồ thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để tránh việc các vết mẩn ngứa bị hầm bí càng lâu lành hơn. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Bệnh TCM hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng bệnh là quan trọng. Cách phòng bệnh tốt nhất cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn cho cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi chăm sóc trẻ, trước khi ăn và chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh…; Che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi; Bảo đảm nơi ở thoáng mát, sạch sẽ; Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong gia đình và đồ chơi của trẻ...

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 2 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 4 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 5 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 18 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Top