Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Con học lớp chọn nhưng trường bảo không thể thi nổi lớp 10'

Thứ sáu, 08:16 22/04/2022 | Giáo dục

Không ít phụ huynh, cựu học sinh các trường THCS trên địa bàn Hà Nội cho rằng con em/mình từng rơi vào cảnh bị vận động, ép không dự thi vào lớp 10 vì học lực yếu.

Siết nguyện vọng, cạnh tranh gay gắt vào lớp 10Siết nguyện vọng, cạnh tranh gay gắt vào lớp 10

Dự kiến gần 100.000 học sinh tại TP.HCM sẽ tốt nghiệp THCS, trong khi các trường THPT công lập chỉ tuyển 70% trong số này vào lớp 10.

Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc một số trường THCS ở Hà Nội vận động, thậm chí yêu cầu học sinh lớp 9 có học lực kém phải chuyển sang trường tư hoặc cam kết không thi vào lớp 10 công lập mà đi học nghề, đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

Chia sẻ với VietNamNet, nhiều trường hợp phụ huynh, học sinh cũng nêu lên tình cảnh tương tự bản thân mình đã phải trải qua.

Em C.A, cựu học sinh của một trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy cho hay, năm ngoái, sau khi có kết quả thi cuối học kỳ 1 với điểm số được cho là thấp, đến đầu học kỳ 2, em cùng một số bạn khác được yêu cầu mời bố mẹ lên trường để gặp hiệu trưởng. Song theo A., kết quả học tập của mình ở thời điểm đó không quá kém. Nữ sinh này có Toán và Văn tầm 7 điểm, các môn còn lại hầu như từ 8 trở lên, chỉ môn Vật lý đạt điểm dưới trung bình là 4 điểm.

“Qua lời kể của mẹ em, tại buổi họp, hiệu trưởng nhà trường nói chuyện hướng cho chúng em đi học nghề và bảo rằng không nên thi, bởi nếu thi chuyển cấp thì sẽ ảnh hưởng đến thành tích của trường. Không chỉ tại cuộc họp với hiệu trưởng, mà qua cả thái độ của giáo viên chủ nhiệm trên lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng hay “nhắc khéo” em về việc không nên thi. Cô thường nói: “Điểm như thế này thì không biết thi lớp 10 sẽ ảnh hưởng như thế nào”,....

Tưởng mình là số ít nhưng năm nay thông qua mạng xã hội, em được biết là có vẻ cũng có nhiều trường hợp bị ép buộc nên em muốn lên tiếng về việc này”, A. tâm sự.

Năm ngoái, cuối cùng, sau tất cả, A. vẫn quyết định thi và không làm cam kết không tham gia dự thi. Kết quả, A. vẫn đỗ được vào một trường THPT công lập ở Hà Nội.

Song, vì trường này xa nhà nên gia đình đã quyết định cho em theo học một trường tư ở địa bàn quận Cầu Giấy.

Thế nhưng, theo A., việc này vẫn luôn ám ảnh em về sự hoài nghi đối với bản thân.

“Ở lứa tuổi đó, thấy người ta đánh giá mình như vậy, em vừa cảm thấy buồn bực vừa hoang mang, lo lắng. Bởi học bao nhiêu năm như vậy mà được khuyên không nên thi lớp 10, vì khả năng không thi được, thì vô cùng hụt hẫng. Khi đó em cảm thấy ngại với mọi người xung quanh và tâm lý bị ảnh hưởng một thời gian dài sau đó”, A. chia sẻ.

'Con học lớp chọn nhưng trường bảo không thể thi nổi lớp 10' - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Chị A.D (phụ huynh ở Hà Nội) cũng cho hay chính chị đã phải ký đơn tự nguyện không cho con thi lớp 10 trong sự nhức nhối cách đây 2 năm. Điều đáng nói, theo chị, con lại nằm trong lớp chọn của trường, lớp không có học sinh cá biệt.

“Tôi đã từng sôi máu định đưa ra ánh sáng nhưng nghĩ rồi để làm gì? Để cùng con tôi giành giật điều không đáng ư? Cuối cùng tôi lựa chọn cho con mình một môi trường ít áp lực, để con tôi có cơ hội phấn đấu và làm người”.

Chị D kể, năm đó, gần hết học kỳ 1 của con thì chị là 1 trong hơn 30 phụ huynh được hiệu trưởng mời lên họp, để nói về tình trạng học tập, khả năng không thể thi nổi vào lớp 10 của con. Cùng đó là lời khuyên phụ huynh nên lựa chọn trường dân lập hoặc trường nghề cho con.

“Con được xếp vào những học sinh học kém nhất lớp, diện có thi cũng không đỗ nổi -theo đánh giá của cô chủ nhiệm. Họ hướng cho mình ký đơn không cho con dự thi. Tất cả chỉ đổ cho con học kém. Khi không còn sự lựa chọn nào tốt hơn, mình đã tham khảo bạn bè để quyết định cho con học 1 trường dân lập gần nhà".

Chị D cho hay, việc của gia đình chị cũng qua mấy năm rồi, nhưng nay thấy thông tin dấy lên, bản thân chị nghĩ cần đấu tranh, cần có trách nhiệm với xã hội và lên tiếng về vấn nạn này.

“Khi học cấp THCS, con tôi đã từng suýt tự tử vì áp lực. Đến giờ con vẫn ám ảnh và vẫn nói những năm đó như cơn ác mộng. Con mình không phải đứa trẻ hư, nhưng bất hợp tác với cô giáo. Bị chê học dốt thì con tự ti và không muốn học nữa”, chị D kể.

Chị D cũng cho biết, giờ con chị lại luôn thuộc top đầu lớp, được tham gia dự thi các loại hình từ học sinh giỏi đến các cuộc thi hướng nghiệp của trường.

"Con đã thực sự được là chính mình”.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?

Giáo viên mầm non đón tin vui khi sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%

Giáo viên mầm non đón tin vui khi sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%

Giáo dục - 5 giờ trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% cho giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh

Việt Nam giành 2 huy chương vàng tại kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh

Giáo dục - 1 ngày trước

4/4 học sinh Việt Nam tham dự đều đoạt huy chương Olympic Hóa quốc tế Mendeleev (IMChO) 2025, trong đó 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.

Kết quả xác minh ban đầu vụ loạt học sinh xin nghỉ học trước thi tốt nghiệp THPT

Kết quả xác minh ban đầu vụ loạt học sinh xin nghỉ học trước thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 1 ngày trước

Chiều 12/5, Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết đã gửi báo cáo kết quả xác minh ban đầu vụ việc hàng loạt học sinh lớp 12 Trường THPT Cao Bá Quát xin nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó sửa đổi quy định về văn bằng, chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm

4 địa phương đầu tiên quy định khung giờ không được phép dạy thêm, học thêm

Giáo dục - 1 ngày trước

Yên Bái, Ninh Bình, Hải Phòng và TP.HCM là 4 địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành quy định chi tiết về thời gian dạy thêm, học thêm.

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Giáo dục - 2 ngày trước

PGS-TS Bùi Hiền, người được biết đến với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, đã qua đời chiều 11/5.

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Tháng 6 tới, hai nam sinh lớp 10 chuyên Ngoại ngữ của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) sẽ cùng 12 học sinh trên cả nước tham gia Chương trình “Lãnh đạo thanh niên theo yêu cầu” (ODYLP) tại Hoa Kỳ – một hành trình trải nghiệm ý nghĩa do Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS

Giáo dục - 2 ngày trước

Học sinh tốt nghiệp cấp THCS chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng nhằm phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á

Giáo dục - 2 ngày trước

Ngày 11/5, Bộ GD&ĐT thông tin, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út đã thắng lớn với 8 huy chương.

Top