Con không hợp sữa và 5 dấu hiệu khiến 97% mẹ luôn trăn trở
Táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu uống sữa và không tăng cân là những bệnh phổ biến của trẻ nhỏ khiến bố mẹ luôn đau đầu. Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của việc không hợp sữa, có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
80% trẻ từng không hợp sữa - 97% trẻ không hợp sữa có 5 dấu hiệu phổ biến
Trong báo cáo mới nhất của Công ty Tư Vấn và Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ (AMCO) khảo sát các mẹ về sữa cho con, có đến 80% mẹ thừa nhận con mình từng có dấu hiệu không hợp sữa, trong đó có đến 97% trường hợp có ít nhất 1 trong 5 dấu hiệu là táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, không chịu uống sữa và không tăng cân.

Theo Báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ & thực hiện.
Theo Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt - Bác sĩ Chuyên khoa I, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP.HCM, "Các dấu hiệu không hợp sữa kể trên tuy phổ biến nhưng lại là những triệu chứng thông thường của nhiều vấn đề sức khỏe khác thường gặp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh thường tập trung giải quyết các triệu chứng này mà bỏ quên vấn đề gốc. Đó là có thể con chưa hợp với một loại thức ăn nào đó, trong đó phổ biến nhất là không hợp với loại sữa đang uống."
Chị Thùy Vân (Q.3, TP. HCM) chia sẻ: "Ngày trước thấy con bị tiêu chảy, hay ho hen, ốm vặt mình chỉ nghĩ đơn giản là thể trạng bé nhạy cảm, dễ ốm bệnh, cũng đi khám rồi uống thuốc thôi. Không ngờ đây lại là dấu hiệu của việc không hợp sữa".
Không hợp sữa ảnh hưởng đến tầm vóc, trí tuệ của trẻ em
Sự lơ là này dẫn đến nguy cơ trẻ phải tiếp tục sử dụng một nguồn dinh dưỡng không phù hợp trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ tiêu hoá. Cơ thể trẻ vì thế cũng không hấp thu tối ưu các dưỡng chất giúp phát triển tối đa về chiều cao, cân nặng, cũng như trí tuệ sau này.
Bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt nhấn mạnh: "Những năm đầu đời là giai đoạn vàng để tối đa tiềm năng phát triển của trẻ, vì đây là thời điểm cơ thể trẻ tăng trưởng thần tốc để hoàn thiện chiều cao, cân nặng, não bộ, và cả sức đề kháng. Quá trình này sẽ chậm dần qua từng năm nên nếu bỏ lỡ thời điểm vàng để cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu thì bố mẹ sẽ chẳng thể quay ngược thời gian".
Những mẹ tham gia khảo sát cũng nhận thức được nguy cơ khi cho bé uống sữa không hợp, cụ thể là 98% mẹ đồng ý với ý kiến "Không hợp sữa sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển", với quan ngại lớn nhất là việc trẻ không tăng cân và rối loạn tiêu hoá (lần lượt là 38,5% và 26,6%).

Theo Báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Tư Vấn & Nghiên Cứu Thị Trường Anh Mỹ & thực hiện.
Vì sao trẻ lại không hợp sữa?
Không hợp sữa có thể được lý giải cụ thể hơn là cơ thể trẻ đang không hợp, dẫn đến không hấp thu được một hoặc một số thành phần trong sữa nên mới "biểu tình" ra ngoài bằng các dấu hiệu bệnh. Một loại sữa không hợp có thể được ví như một mảnh ghép lỗi vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Phụ huynh cần hiểu rõ yếu tố không hợp ở đây là gì để có giải pháp tốt nhất
TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - phân tích sâu hơn về cách lựa chọn sữa cho trẻ: "Tuỳ thuộc vào nhu cầu năng lượng và thể trạng của trẻ ở những lứa tuổi khác nhau mà chúng ta sẽ lựa chọn các loại sữa phù hợp. Khi trẻ dưới 2 tuổi, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Nhưng khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, chúng ta phải bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn, trong đó sữa là thực phẩm lý tưởng nhất sau sữa mẹ."

Trẻ em Việt có thể trạng đặc thù, không phù hợp hoàn toàn với các công thức sữa ngoại nhập.
Bên cạnh đó, trẻ em tại mỗi quốc gia có một thể trạng đặc thù mà chúng ta thường gọi là cơ địa. Thể trạng này được cộng hưởng từ những yếu tố như thổ nhưỡng, môi trường sống, điều kiện và thói quen sinh hoạt…; từ đó hình thành nên nhu cầu dinh dưỡng riêng của mỗi quốc gia cũng như từng cá thể. Xét riêng tại Việt Nam, trẻ em chúng ta có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao (19,9%); tỷ lệ thiếu các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin D đều cao trên 50%, gấp nhiều lần so với trẻ em các nước phương Tây.
"Các sản phẩm nước ngoài tuy tốt nhưng được xây dựng công thức từ thể trạng trẻ em nước họ. Ví dụ như các quốc gia phát triển không có tình trạng thiếu máu nhiều như nước ta nên không có lý do để đưa nhiều sắt vào sữa. Quan trọng là phải xây dựng được công thức tốt nhất cho đối tượng trẻ em Việt Nam" - TS.BS Trương Hồng Sơn chia sẻ thêm.
Lời cảnh báo cần mẹ hành động ngay
AMCO kết lại báo cáo của mình với 2 điểm sáng: 98% mẹ đồng ý "không hợp sữa là do sữa đang dùng chưa phù hợp với thể trạng của bé" và 98% mẹ khẳng định sẽ đổi sữa cho con khi gặp trường hợp không hợp sữa. Điều này thể hiện mẹ Việt đã có ý thức lựa chọn loại sữa đúng với nhu cầu của con và sẵn sàng thay đổi để cho con một chế độ dinh dưỡng tối ưu nhất.
Tuy nhiên, báo cáo cũng như một lời nhắc nhở đến các bậc phụ huynh cần tìm một loại sữa hợp bụng trẻ, đáp ứng được thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng đặc thù, có thể trẻ Việt mới phát triển tối ưu. Khảo sát này đồng thời cũng đặt ra câu hỏi tiếp theo: Làm thế nào để tìm được nguồn dinh dưỡng chất lượng cao "đo ni đóng giày" cho trẻ em Việt?
PV

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 8 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 9 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 16 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.