Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con lở loét toàn thân vì cha mẹ cho tắm lá chữa thủy đậu

Chủ nhật, 08:00 02/04/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều cha mẹ khi con bị thủy đậu liền cuống cuồng tìm cách chữa trị bằng cách tắm lá cây, kiêng nước, ăn uống kiêng… Các chuyên gia cho rằng, chữa trị thủy đậu bằng các phương pháp dân gian nêu trên là hoàn toàn sai lầm. Đã có nhiều trường hợp trẻ bị tróc lở, phổng rộp toàn thân do nhiễm độc vì lấy lá thuốc Nam cho bé tắm.

Bé Đức đang được điều trị tại BV Nhi Trung ương (ảnh: BV cung cấp).
Bé Đức đang được điều trị tại BV Nhi Trung ương (ảnh: BV cung cấp).

Nhiều trẻ thủy đậu gặp biến chứng vì tắm lá

Theo thông tin từ BV Nhi Trung ương, gần đây Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ vào viện do biến chứng từ việc tắm nước lá cây chữa thủy đậu. Ban đầu, trẻ chỉ bị thủy đậu gây tổn thương da mức độ vừa phải, nhưng nhiều gia đình không dùng thuốc điều trị mà tự xử trí không đúng cách khiến da của trẻ bị tổn thương nặng hơn.

Như trường hợp bé trai Nguyễn Trung Đức (4 tháng tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) vào viện trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc da rất nặng. Toàn thân bé lở loét, các nốt phát ban đã chảy nước, bốc mùi hôi tanh. Cháu khóc liên tục do tổn thương vùng miệng, không bú mẹ được. Bé đã phải điều trị trong phòng cách ly vô trùng nhiều ngày. Hằng ngày, bé được tiêm kháng sinh, vệ sinh da bằng nước muối sinh lý ấm, bôi thuốc chống nhiễm khuẩn và làm lành tổn thương. Đến nay, vết thương toàn thân của bé đã khô và bắt đầu bong vảy.

Theo lời kể của người nhà, khi thấy trên người bé Đức xuất hiện nốt phỏng thủy đậu, vì muốn con khỏi nhanh nên mẹ cháu đã tắm cho con bằng lá thuốc Nam. Gia đình không ngờ sau tắm, các nốt phỏng càng phồng rộp, lở loét và chảy nước.

Một trường hợp khác cũng bị bong tróc da toàn thân do việc tắm lá chữa thủy đậu là bé Đ.C. P, quê ở Phú Thọ. Trước đó, bé bị lây thủy đậu từ mẹ. Cũng nghe mách bảo tắm lá thuốc Nam sẽ đỡ nên mẹ cháu làm theo. Sau vài ngày tắm, da bé bong tróc toàn thân, gia đình vội vàng đưa con đi cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ cho biết, bé bị biến chứng thủy đậu nặng vì tắm lá thuốc không đúng cách.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi (Trường ĐH Y Hà Nội) cho biết, bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Tuy là bệnh lành tính nhưng bệnh thủy đậu dễ biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí tử vong… đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bệnh cũng đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Một thực tế đáng lo ngại là chính cách chăm sóc trẻ khi bị thủy đậu không đúng của cha mẹ đã vô tình làm hại trẻ. Nhiều cha mẹ thấy con nổi nốt thủy đậu đã tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y không rõ nguồn gốc, hoặc truyền tai nhau kinh nghiệm cho trẻ tắm các loại nước lá như lá bàng, lá trà xanh, lá tre, lá trúc đào… với hy vọng trẻ nhanh khỏi. Nhưng da của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Đa phần các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Trong khi, các loại lá do mọc ở bờ bụi, bị nhiễm khuẩn nên nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao.

Có những lá như trúc đào, lá bạch hoa trà thiết thảo tuyệt đối không được dùng tắm cho trẻ vì các loại lá này có chất độc có thể gây viêm da, nhiễm trùng nặng.

Sai lầm hay mắc phải khi chữa thủy đậu cho trẻ

Có nhiều người nghĩ rằng, bệnh thủy đậu hay còn gọi bệnh trái rạ và gốc rạ có liên quan đến nhau nên khi bị thủy đậu dùng gốc rạ để chữa trị. BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi Đồng I, TP HCM) cho biết, chúng không hề liên quan đến nhau, dùng gốc rạ nấu nước tắm dễ khiến người bệnh nhiễm trùng, còn uống nước gốc rạ có thể bị ngộ độc.

Sai lầm hay gặp nhất là nhiều người kiêng tắm khi bị thủy đậu. Một trong các nguyên tắc điều trị thủy đậu là tránh nhiễm trùng. Việc kiêng tắm rửa, cơ thể bị bẩn dẫn đến ngứa, người bệnh gãi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dễ để lại sẹo gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ sau này. Trẻ cần được tắm rửa bằng nước sạch nhưng không chà xát mạnh để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu nước trong nốt đậu chảy đến đâu là mụn đến đấy, chỉ trong vòng 1-2 ngày là lên khắp cả người. Ngoài ra, cũng không nên cho tắm nước lá, bôi thuốc dân gian không rõ nguồn gốc.

Việc không được ăn uống đầy đủ khi đang bị virus tấn công làm cơ thể giảm sức đề kháng khiến bệnh càng nặng thêm. Bởi vậy, cha mẹ không nên kiêng cữ trong ăn uống của trẻ quá mức. Nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt. Không cho trẻ ăn các thức ăn ngọt quá, hoặc các thức ăn đã từng bị dị ứng bởi nó có thể gây ngứa cho trẻ.

Theo các chuyên gia, bệnh thủy đậu có thể ngừa bằng cách tiêm vaccine. Nhiều phụ huynh hiện có tâm lý đợi đến mùa dịch mới tiêm phòng thủy đậu cho trẻ là không nên. Cần tiêm cho trẻ trước mùa dịch vì sau khi tiêm 2-4 tuần, vaccine mới có tác dụng bảo vệ. Hơn nữa, dù đã tiêm phòng cũng cần tránh nguồn lây. Cũng có trường hợp đã tiêm rồi vẫn mắc do một số bé có cơ địa không đáp ứng với vaccine, tiêm chưa đủ liều… nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng và thường không bị biến chứng.

Để phòng tránh bệnh, người dân hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu để phòng tránh lây lan. Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 - 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Lịch tiêm phòng bệnh thủy đậu

- Trẻ từ 1 tuổi (từ 12 tháng tuổi) tới 12 tuổi: Tiêm một liều càng sớm càng tốt.

- Thiếu niên từ 13 tuổi trở lên hoặc người lớn: Tiêm 2 liều cách nhau 4-8 tuần.

- Không tiêm vaccine thủy đậu cho phụ nữ có thai. Trường hợp phụ nữ trong độ. tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi dự định có thai.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 42 phút trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Người đàn ông có mạch máu vôi hóa như ruột bút chì, qua đời vì mê 1 thực phẩm

Bệnh thường gặp - 58 phút trước

Bản thân ông Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cũng sửng sốt khi nhìn kết quả hình ảnh X-quang chụp mạch máu bị vôi hóa, tắc nghẽn nghiêm trọng của mình.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày mới bơm máu vào cơ thể tốt nhất? Liều lượng sắt cần uống là bao nhiêu?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Việc bổ sung sắt đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt nhất. Nếu không tuân thủ thì bạn có nguy cơ thiếu sắt hoặc thừa sắt, đều rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Ăn rau đay giảm cholesterol xấu và nhiều lợi ích sức khỏe khác

Sống khỏe - 3 giờ trước

Rau đay là loại rau phổ biến, nhiều người rất mê rau đay nấu canh nhưng có những người không thích. Loại rau này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Chế độ ăn uống cho người bệnh sỏi thận

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây hình thành sỏi thận, trong đó phổ biến là do lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh, ít uống nước. Do đó, khi bị sỏi thận, một trong những biện pháp quan trọng người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Những tác hại khi bạn ăn quá nhanh

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Thời gian thích hợp cho một bữa ăn là 20-30 phút. Việc ăn quá nhanh khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bác sĩ cảnh báo dấu hiệu đau đầu nguy hiểm cần đi bệnh viện

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Khoảng 50% người lớn có ít nhất một lần bị đau đầu trong năm, một số trường hợp thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, người dân nên biết các yếu tố cảnh báo nguy hiểm.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 42 tuổi bất ngờ phát hiện viêm màng não vì ăn thịt lợn theo cách này

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân viêm màng não có tiền sử khỏe mạnh nhưng thường xuyên ăn nem chua, thịt lợn tái.

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Sống khỏe - 12 giờ trước

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Top