Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con sinh ra trên 4kg, mẹ nên mừng hay đáng lo?

Thứ năm, 17:16 28/04/2022 | Mẹ và bé

Với quan niệm con càng to sẽ càng khỏe, nhiều mẹ bầu đã tích cực bồi bổ thật nhiều. Thế nhưng các bác sĩ lại cảnh báo, sinh con trên 4kg có thể khiến cho cả mẹ và bé đứng trước nhiều nguy hiểm khôn lường.

Trong thời kỳ mang thai, cân nặng của thai nhi sẽ do nhiều yếu tố tác động: di truyền từ bố mẹ, chế độ dinh dưỡng của mẹ… Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân khiến cho thai nhi có cân nặng trên 4kg, vượt mức bình thường chủ yếu bởi mẹ bầu ăn nhiều tinh bột, đường, ngủ nhiều, ít vận động dẫn tới mắc đái tháo đường thai kỳ.

Trẻ sơ sinh nặng cân dễ mắc bệnh tiểu đường

Đối với trường hợp con sinh ra trên 4kg, thường do mẹ bị mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. Bệnh này có nguy cơ cao di truyền từ mẹ sang con.

Con sinh ra trên 4kg, mẹ nên mừng hay đáng lo? - Ảnh 1.

Trẻ sơ sinh thừa cân dễ mắc bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh thường khó phát hiện, cha mẹ cần chú ý tới những biểu hiện bất thường của trẻ dù là nhỏ nhất như:

Trẻ bú nhiều, dễ khát nước, đi tiểu nhiều hơn: Khi nồng độ đường trong máu của trẻ cao hơn bình thường sẽ làm nước ở các tế bào thoát ra ngoài để cân bằng. Điều này khiến tế bào thiếu nước dẫn tới việc trẻ khát nước, cần bổ sung nước để bù lại. Đồng thời, lượng đường trong máu tăng cao, vượt qua ngưỡng lọc và tái hấp thu của thận sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn. Triệu chứng này rất điển hình ở trẻ sơ sinh bị tiểu đường.

Trẻ đói nhanh, ăn nhiều, ngủ nhiều hơn bình thường: Khả năng chuyển glucose vào tế bào trong cơ thể của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và hay đói, ngủ nhiều hơn 3-4 tiếng mỗi ngày.

Trẻ sút cân hoặc không tăng cân dù bú nhiều: Trẻ sơ sinh bị tiểu đường dù bú nhiều, ăn nhiều nhưng đường không được chuyển vào tế bào cơ thể để tạo năng lượng.

Các triệu chứng khác: Quấy khóc, cáu gắt, hôn mê, co giật, đau bụng, ngủ li bì, sốt dai dẳng kéo dài…

Bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Vì vậy, thay vì vui mừng khi con chào đời hoặc tiên lượng ra đời nặng hơn 4kg, các bác sĩ cho rằng các bà mẹ nên cẩn thận hơn, theo dõi sát sao vấn đề sức khỏe của trẻ.

Con sinh ra trên 4kg, mẹ nên mừng hay đáng lo? - Ảnh 2.

Trẻ quấy khóc, bú nhiều, sụt cân… có thể là những dấu hiệu bị bệnh tiểu đường

Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ sinh con trên 4kg

Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh nặng trên 4kg không chỉ có nguy cơ cao mắc tiểu đường, mà còn dễ mắc phải các bệnh lý như hạ đường huyết, hạ canxi huyết kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác như hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn, suy hô hấp.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh nặng cân bị suy hô hấp trong hai năm đầu đời rất dễ bị tái nhiễm viêm phổi, mỗi lần mắc bệnh thường rất nặng, phải điều trị dài ngày.

Do vậy, khi sinh con nặng cân, mẹ cần lưu ý:

- Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt là các dấu hiệu bệnh tiểu đường.

- Chú trọng vệ sinh khi chăm sóc trẻ, tránh nhiễm khuẩn, giữ ấm cho trẻ cẩn thận vào mùa đông để không tạo điều kiện làm tăng nguy cơ gây viêm phổi kéo dài.

- Đưa trẻ đi thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa.

- Đối với mẹ bầu dự sinh con nặng cân, cần chọn địa chỉ sinh con uy tín, đảm bảo an toàn.

Con sinh ra trên 4kg, mẹ nên mừng hay đáng lo? - Ảnh 3.

Phòng tránh trẻ sơ sinh thừa cân bằng cách duy trì cân nặng hợp lý khi mang bầu

Để phòng ngừa trẻ sơ sinh thừa cân, khi mang thai mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân hợp lý. Cụ thể:

- Khoảng 11,3 - 16kg với thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai.

- Khoảng 12,7 - 18,3kg với thai phụ nhẹ cân trước khi mang thai.

- Khoảng 7 - 11,3kg với thai phụ thừa cân trước khi mang thai

- Khoảng 16 - 20,5kg trong trường hợp thai phụ mang song thai.

Với trẻ sơ sinh, việc tăng cân trong 6 - 12 tháng đầu đời thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, trẻ bú sữa mẹ thường tăng cân nhanh hơn trong 6 tháng đầu, sau đó sẽ chậm lại. Đôi khi, những em bé nặng hơn có thể bò và đi muộn hơn những em bé khác. Điều quan trọng là giúp con có cân nặng hợp lý khi chúng lớn lên và bắt đầu ăn dặm. Làm như vậy có thể giúp trẻ duy trì cân nặng bình thường sau này.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con

Mẹ và bé - 2 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Mẹ và bé - 1 tuần trước

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

4 thói quen ảnh hưởng đến bệnh lý răng miệng ở trẻ

Mẹ và bé - 2 tuần trước

Chăm sóc răng miệng cho trẻ rất quan trọng, tuy nhiên một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng miệng.

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Bé 1 tháng tuổi suýt tử vong sau khi được gia đình cắt móng tay

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Sự việc bệnh nhi gặp nguy hiểm sau khi cắt móng tay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc cha mẹ nên chú ý hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3 bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Thời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Thấy con có ngấn ở chân, bố mẹ vui mừng tưởng con bụ bẫm, nào ngờ dị tật bẩm sinh

Mẹ và bé - 4 tuần trước

GĐXH - Cha mẹ cần phân biệt rõ tay chân con có ngấn là do bụ bẫm hoặc do vòng thắt gây ra để sớm điều trị, tránh nguy cơ xấu đối với sức khỏe trẻ.

Bị nấm miệng phải làm sao?

Bị nấm miệng phải làm sao?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Nấm miệng là bệnh lý gây ra do loại nấm Candida albicans vốn tồn tại ở miệng đã phát triển quá mức sau đó lây lan sang lưỡi và làm tổn thương bộ phận này.

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền. Tham khảo một số loại thực phẩm giúp tăng chiều cao, nhất là trong giai đoạn vàng của trẻ.

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đồng diễn Yoga gây mãn nhãn

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Ngày 6/10, gần 1.000 mẹ bầu ở Hà Nội đã tham gia cùng tập yoga tại Cung thể thao Quần Ngựa với mong muốn tăng cường sức khoẻ trong thai kỳ và sinh nở tốt hơn.

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Phụ nữ mang thai vẫn chạy bộ, chuyên gia nói gì?

Mẹ và bé - 1 tháng trước

GĐXH - Phụ nữ mang thai chạy bộ với cường độ thích hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe người mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, đảm bảo độ giãn của cơ trơn trong tử cung, giúp thai nhi phát triển, giảm khả năng mắc bệnh tim... Tuy nhiên việc chạy bộ trong thai kỳ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Top