Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DS-KHHGĐ ở Hà Nội: Đầu tư mạnh kinh phí và con người

Thứ bảy, 08:08 20/06/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - “Bắt đầu từ năm 2010, khi nghị quyết chuyên đề về công tác dân số được thông qua, Hà Nội sẽ đầu tư cho công tác dân số với mức 5.000đ/người dân/năm (tăng 1.500 đồng so với hiện nay)”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cho biết như vậy tại Hội thảo nâng cao hiệu quả tuyên truyền về DS-KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức ngày 16/6.

Tăng đầu tư cho công tác dân số

Bà Hương cho biết thêm, Hà Nội đứng đầu cả nước về vốn đối ứng của địa phương đầu tư kinh phí cho chương trình DS-KHHGĐ. Với dự kiến chi cho công tác DS - KHHGĐ là 5.000đ/người như trên, với 6,4 triệu dân như hiện nay, kinh phí sẽ lên tới 32 tỷ đồng. Chi cục đã tham mưu để UBND trình HĐND TP ra nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ từ nay đến năm 2015.  “Đây sẽ là tiền đề rất quan trọng, giúp cho chúng tôi chuẩn bị chiến lược DS-KHHGĐ giai đoạn 2011 – 2020”, bà Hương nhấn mạnh. Trong đề xuất trước mắt, bên cạnh sự tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo các cấp ủy, UBND TP sẽ ra một quy định về khen thưởng, xử phạt các trường hợp vi phạm chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn.
 

Cộng tác viên dân số Hà Nội kỷ niệm ngày dân số Việt Nam 2008 (Ảnh: TG).

Xác định tầm quan trọng, Hà Nội đã đưa công tác dân số vào chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, thời gian tới, TP Hà Nội quyết định đầu tư, bổ sung đồng loạt cho 29 trung tâm DS-KHHGĐ cấp quận, huyện: Xây mới 11 trung tâm, đầu tư chống xuống cấp, sửa chữa, mở rộng cho 18 trung tâm. Việc này tạo điều kiện hỗ trợ cho chức năng cung ứng dịch vụ SKSS/KHHGĐ của các trung tâm. Ngoài ra, 19 trung tâm ngoại thành sẽ được trang bị ôtô để thực hiện công tác truyền thông lưu động.

Không chỉ đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, lãnh đạo UBND TP và các sở, ngành chức năng quản lý vừa nhất trí với đề xuất của Chi cục là đảm bảo nguồn nhân lực, tăng số cán bộ dân số làm việc tại các quận, huyện. Hiện Chi cục đã tham mưu UBND trình HĐND phương án cấp quận tăng từ 6 người lên 7 người, cấp huyện lên 9 người để đảm bảo cho cả việc cung ứng dịch vụ KHHGĐ.

Nội thành già hóa, ngoại thành đông dân

Bà Hoàng Diệu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ Hà Nội cho biết, Chiến dịch đợt 1 đã có 93.465 lượt phụ nữ khám phụ khoa, đạt 171,5% chỉ tiêu kế hoạch, trong đó phát hiện 43.919 người (chiếm 47%) mắc, cấp thuốc điều trị 41.267 người (chiếm 94%). Bên cạnh đó, nhiều quận, huyện đã huy động phương tiện chuyên ngành kỹ thuật cao như siêu âm, khám và xét nghiệm chuyên sâu nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung, ung thư vú nên đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia.

Trả lời các câu hỏi của giới truyền thông về những khó khăn, thách thức của công tác DS- KHHGĐ trong thời gian tới, bà Hương cho biết, theo báo cáo 5 tháng qua, số trẻ được sinh ra là 39.477 cháu, giảm 2.333 (5,6%), số trẻ là con thứ 3 là 3.164, giảm 522 cháu (14,2%) so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, những người làm dân số Hà Nội vẫn chưa dám yên tâm, vui mừng trước các con số này. Bởi một phần sau khi giải thể, sáp nhập, hệ thống quản lý dữ liệu dân cư của dân số đã mất 50% do vấn đề kỹ thuật, một số máy tính quản lý dữ liệu bị xuống cấp, hỏng hóc... Thêm nữa, vẫn còn một số người sinh con nhưng không ra xã, phường để làm giấy khai sinh cho con.

Hà Nội là 1 trong 16 tỉnh, thành phố có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao. Bên cạnh theo dõi sát để đề ra phương án ngăn ngừa, Chi cục DS - KHHGĐ đang phối hợp với Thanh tra Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế, thanh tra Sở Y tế tiến hành thanh tra các trang web, nhà xuất bản có in ấn, lưu hành các nội dung tuyên truyền về lựa chọn giới tính thai nhi; Làm việc với các cơ quan quản lý báo chí, truyền thông đề nghị làm nghiêm Pháp lệnh Dân số, nghiêm cấm phổ biến các phương pháp tạo giới tính thai nhi.

Bên cạnh đó, Hà Nội đang đứng trước sự “phân luồng” phức tạp của công tác dân số: Trong khi ở nội thành mức sinh thấp, báo động về vấn đề già hóa dân số thì ở ngoại thành, mức sinh còn cao. Vì vậy, Hà Nội vừa phải tập trung giải quyết quy mô dân số ở ngoại thành, làm mạnh công tác giảm sinh, đặc biệt là giảm sinh con thứ 3 trở lên; vừa phải tập trung quyết liệt với vấn đề nâng cao chất lượng dân số và an sinh cho người cao tuổi ở nội thành.

Chuẩn bị cho Tháng hành động nhân ngày Dân số thế giới 11/7, Chi cục DS- KHHGĐ Hà Nội cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về dân số phù hợp với từng độ tuổi, giới. Năm nay, định hướng là đẩy mạnh truyền thông với nam giới: “Nam giới có trách nhiệm chia sẻ với phụ nữ trong việc thực hiện KHHGĐ và nuôi dạy con cái”. “Chúng tôi xác định ngay Chiến dịch đợt 2 (từ 1/7 – 30/9) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ của năm 2010 – năm kết thúc của cả một giai đoạn chiến lược. Dân số Hà Nội đang quyết tâm hoàn thành kế hoạch năm 2009 với chất lượng tốt hơn, sâu hơn để tạo tiền đề gặt hái kết quả tốt cho năm 2010”, bà Hương nói.

Hà Anh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top