Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DS-KHHGĐ ở Hậu Giang: Nam giới chia sẻ trách nhiệm

Thứ hai, 08:24 22/06/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Chiến dịch đợt 1/2009, sau nhiều nỗ lực của đội ngũ cán bộ, cộng tác viên ngành dân số; Hậu Giang đã đạt được những kết quả cao nhất nước về đình sản, đặc biệt là đình sản nam với hơn 45%.

Họ đã sẻ chia gánh nặng với vợ

Với người dân ở vùng sâu, vùng xa, chuyện đình sản nam vẫn là vấn đề mới mẻ nên khi thấy người đàn ông chờ đình sản ở bệnh viện, mọi người xung quanh đều đổ mắt nhìn... Nhưng ở Hậu Giang ngày nay, nhiều ông chồng đã tự nguyện san sẻ với vợ việc thực hiện KHHGĐ bằng cách đi đình sản. Họ đã hiểu KHHGĐ ngoài việc bảo vệ SKSS, còn mang đến hạnh phúc gia đình bền vững. Họ cho rằng, chỉ mất ít phút mà giảm hẳn gánh nặng lo toan mưu sinh, giảm hẳn mối lo vỡ kế hoạch của vợ bởi khi nhớ khi quên uống thuốc ngừa thai... thì tại sao lại không làm. Hơn nữa, khi vợ không sợ bị vỡ kế hoạch, chuyện phòng the cũng... nồng nhiệt hơn.
 

Ngay từ lễ phát động, đã có rất nhiều anh em tham gia (Ảnh: H.G).

Trường hợp anh Nguyễn Ngọc Thành (34 tuổi), ở ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi (Châu Thành A – nơi có 100% ca đình sản nam) là một điển hình. Sau khi vợ sinh con thứ 2 được 3 tháng, được cán bộ ấp vận động, giải thích những thuận lợi và lợi ích khi đi đình sản, anh đồng ý liền. Đi đình sản về, anh tuyên bố, đó là cách san sẻ một phần khó khăn cùng bà xã. Có người thực tế hơn thì bảo, mình rảnh rang thì “đi làm” giúp bà xã, chứ bà ấy tần tảo bán buôn, nghỉ ngày nào là ảnh hưởng thu nhập ngày ấy, chưa kể phải kiêng khem dài dài... Vì thế, phái mày râu ở Hậu Giang tự gánh trách nhiệm và cảm thông với vợ. Đó cũng là tâm sự của nhiều ông chồng khác ở Hậu Giang.

Tuy vậy, các ông chồng vẫn “giấu giếm”, không muốn ai biết, hay nói về vấn đề đi đình sản của họ. Thậm chí, có người trong lúc ngồi chờ đình sản khi gặp người quen đã... bỏ về.

Tuyên truyền được đặt lên hàng đầu

Nhờ tuyên truyền tốt, công tác DS - KHHGĐ ở Hậu Giang đạt nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt là đình sản nam, kết quả hàng năm tăng rõ rệt: Năm 2004 là 27,2%; 2005 đạt 31,5%; 2006 đạt 43,3%; 2007 đạt 45,2%; 2008 đạt 53,3%; Chiến dịch đợt 1/2009 đạt 45%. Với kết quả 45% trong Chiến dịch đợt 1/2009, chứng tỏ nam giới đã có sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc hơn với người vợ.

Bà Lê Thị Thanh Hương 
Chi cục phó Chi cục
DS – KHHGĐ Hậu Giang
Theo bà Lê Thị Thanh Hương, Chi cục Phó Chi cục DS- KHHGĐ Hậu Giang những năm qua Hậu Giang luôn thực hiện tốt chỉ tiêu đình sản mà đặc biệt là đình sản nam. Mặt khác, đình sản nam có nhiều thuận tiện và chi phí cũng ít hơn so với đình sản nữ. Ví dụ một phụ nữ đi đình sản phải nằm viện 3 - 4 ngày, cộng tác viên dân số phải đi chăm nuôi khi họ nằm viện. Chưa kể về nhà phải hạn chế lao động, tránh làm việc nặng. Trong khi đó, nam giới chỉ cần thời gian khoảng 15 phút phẫu thuật là có thể về nhà, không cần nằm viện.

Để nâng cao vai trò trách nhiệm, sự cảm thông chia sẻ của người chồng đối với vợ trong KHHGĐ, ngay từ đầu Chiến dịch, Hậu Giang đã tập trung tới các đối tượng nam tham gia đình sản. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh. Các đối tượng chấp nhận đình sản sẽ được giải thích rõ thế nào là đình sản, lợi ích của việc đình sản nam, qua đó phái mạnh thấy được sự chia sẻ trách nhiệm của người chồng; thấy được sự tiện lợi của đình sản nam:  Trong khi đình sản nữ phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn, cũng tốn kém hơn vài trăm ngàn.

Một nguyên nhân dẫn đến thành công trên là hầu hết người dân đình sản được địa phương hỗ trợ cho mỗi đối tượng ngoài kinh phí Trung ương: Tỉnh 100.000đ, huyện: 200.000đ, xã từ 200.000 – 1.000.000đ, tuỳ ngân sách xã; ngoài ra còn hỗ trợ thêm hiện vật như gạo, đường, bột ngọt... Hậu Giang còn có thuận lợi lớn là cộng tác viên DS- KHHGĐ là nam chiếm tới 42%. Lực lượng này góp phần rất hiệu quả trong quá trình tuyên truyền vì dễ nói chuyện với đối tượng hơn, dễ chia sẻ, dễ giải thích những vấn đề mà anh em thắc mắc. Trong số các cộng tác viên cũng có nhiều anh em đã đình sản. Vì thế, khi anh em nói, các đối tượng đều dễ dàng chấp thuận. Bên cạnh đó, phần lớn người dân đã ý thức về tinh thần trách nhiệm, bổn phận làm chồng, làm cha nên tự nguyện đi đình sản.      
 
PV

 

 

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top