Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác truyền thông giáo dục trong lĩnh vực DS-KHHGĐ: Cần linh hoạt và đi trước một bước

Thứ tư, 10:01 26/08/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Truyền thông giáo dục trong lĩnh vực DS-KHHGĐ phải vô cùng linh hoạt, luôn đi trước một bước và phù hợp với mọi đối tượng, vùng miền. TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhấn mạnh định hướng này tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông về DS-KHHGĐ cho cán bộ truyền thông cấp tỉnh” vừa tổ chức tại Ninh Bình trong hai ngày 24-25/8, với sự tham dự của Chi cục DS-KHHGĐ 31 tỉnh, thành phố phía Bắc.

 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ: Truyền thông phải luôn luôn đi trước một bước, mỗi địa phương cần lựa chọn đúng mô hình, phương tiện, hình thức, đối tượng để có phương thức thực hiện hiệu quả.	Ảnh: Quách Thượng Hải
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ: Truyền thông phải luôn luôn đi trước một bước, mỗi địa phương cần lựa chọn đúng mô hình, phương tiện, hình thức, đối tượng để có phương thức thực hiện hiệu quả. Ảnh: Quách Thượng Hải

 

Khó khăn lớn về kinh phí thực hiện

Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh, công tác truyền thông giáo dục (TTGD) trong lĩnh vực DS-KHHGĐ rất quan trọng. Hơn 50 năm qua, TTGD nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi là một trong hai hoạt động có sức mạnh nhất quyết định đến sự thành công của công tác DS-KHHGĐ. Trong giai đoạn hiện nay, công tác này càng được chú trọng và để triển khai có hiệu quả rất cần sự linh hoạt, uyển chuyển của mỗi một địa phương, vùng miền.

Hiện nay, công tác DS-KHHGĐ đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Đó là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, vấn đề tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng khi mà chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, vấn đề phát huy vai trò và chăm sóc người cao tuổi, vấn đề mức sinh thấp, vấn đề truyền thông vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ… Tất cả đặt ra những nội dung mới, nhiệm vụ mới và thử thách mới cho công tác truyền thông DS-KHHGĐ.

Đại diện của hầu hết các địa phương đều nêu ra những khó khăn, thách thức của công tác TTGD trong bối cảnh mới. Khó khăn đầu tiên và cũng là một yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến công tác này là vấn đề về kinh phí. Hiện nay, kinh phí dành cho công tác truyền thông về dân số đều bị cắt giảm tối đa, các địa phương phần lớn đều xoay xở vất vả. Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Đình Thuận, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Sơn La cho biết, nếu trước đây kinh phí truyền thông có thể triển khai Chiến dịch Truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ (vốn được coi là "quả đấm thép" trong công tác DS-KHHGĐ – PV) tới 500 xã thì hiện nay, với kinh phí ít ỏi chỉ làm được 70 xã. Nhiều phương tiện để giúp cán bộ, cộng tác viên dân số tuyên truyền đều đã cũ hoặc không sử dụng được. Sự hiểu biết của bà con về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh để phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ còn rất mơ hồ với những câu hỏi như “khám làm gì”, “sàng lọc làm cái gì”…

Cũng nói về vấn đề kinh phí, ông Nguyễn Đạt Thường, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh: Không có kinh phí thì không thể làm công tác TTGD hiệu quả được. Hiện Thái Nguyên cũng chỉ có 42/180 xã, phường triển khai Chiến dịch. Ở Thái Nguyên, tại khu công nghiệp có tới hơn 20.000 công nhân lao động, nhưng việc tiếp cận để truyền thông và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ còn nhiều khó khăn. Ông Thường đề nghị Trung ương cho cơ sở được điều chỉnh ngân sách cho phù hợp với hoạt động ở địa phương, điều chuyển ngân sách ở những mục không cấp thiết cho lĩnh vực này.

Dựa vào lợi thế của chính mình

Đại diện lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ các địa phương đều cho biết, nhiều tỉnh đã hỗ trợ ngân sách cho công tác dân số. Tuy nhiên, phần lớn tiền hỗ trợ đó cũng chỉ để chi hỗ trợ dịch vụ cơ bản cho các cộng tác viên dân số. Tỉnh Cao Bằng hỗ trợ 6,4 tỉ đồng/năm để chi phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số. Lạng Sơn cũng được tỉnh hỗ trợ 5 tỉ đồng/ năm cho đội ngũ này. Riêng Hà Nội, theo ông Nguyễn Đình Lân, Phó Chi cục trưởng cho hay, từ năm 2010 đến nay, mỗi năm Hà Nội hỗ trợ kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ theo định mức 5.000 đồng/người dân. Dù kinh phí truyền thông nguồn Trung ương bị cắt giảm, nhưng các hoạt động dự án của Hà Nội vẫn được triển khai mạnh mẽ nhờ mỗi năm Hà Nội bố trí cho công tác này từ 4 – 5 tỷ đồng.

Để thực hiện một cách hiệu quả công tác TTGD, theo ông Trần Đình Thuận, Trung ương cần trang bị thêm cho cơ sở phương tiện, trang thiết bị làm truyền thông. Bên cạnh đó, cần có sản phẩm truyền thông đặc thù cho từng vùng miền chứ không thể có một sản phẩm truyền thông mẫu có thể dùng cho mọi đối tượng. Bà Vi Thị Hoa, PGĐ Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên cho rằng, cần giao chỉ tiêu một cách linh hoạt theo đặc thù của từng địa phương và đặc biệt phần phân bổ kinh phí cũng cần tăng hơn cho nơi khó khăn, chứ không nên “cào bằng”.

Dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức song các địa phương đều có những sáng kiến để nỗ lực vượt khó. Bà Vi Thị Hoa cho biết, mô hình để làm công tác TTGD tại Điện Biên hiệu quả chính là phối hợp với trường chính trị của tỉnh: Đưa chủ trương, chính sách, thực trạng, giải pháp… của công tác DS-KHHGĐ vào tài liệu học tập của các nhà lãnh đạo được đào tạo tại trường. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Hội KHHGĐ, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện chuyên đề, hàng chục buổi chiếu phim, hàng chục đợt khám và điều trị một số bệnh phụ khoa thông thường cho hàng nghìn lượt đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhân rộng những mô hình hay

Riêng tại Ninh Bình lại có hình thức truyền thông khá độc đáo. Bà Lý Thị Hương, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Hiện Ninh Bình có 7 khu công nghiệp, có 4 khu đã đi vào hoạt động và 22 cụm công nghiệp, có hơn 1.000 nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổng số lao động hơn 25.000 người, trong đó có đến 90% là lao động nữ, hầu hết là đối tượng còn trẻ, đang trong độ tuổi sinh đẻ và có một tỉ lệ cao chưa xây dựng gia đình, thiếu kiến thức về an toàn tình dục, các biện pháp KHHGĐ…

Tuy nhiên, do nhiều đơn vị phải gấp rút  trả hàng cho đối tác, không thể cho công nhân ngừng sản xuất để thực hiện buổi tuyên truyền nên Chi cục Dân số và lãnh đạo nhà máy đã có sáng kiến: Cho công nhân ngồi tại chỗ vừa sản xuất, vừa nghe báo cáo viên tuyên truyền phát trên hệ thống loa truyền thanh của nhà máy. Đây là cách làm mới, qua trao đổi với lãnh đạo và công nhân cho thấy, nhà máy vẫn đảm bảo được năng suất chất lượng và công nhân đã tiếp nhận được những kiến thức bổ ích.

TS Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh, hiện chúng ta kết thúc giai đoạn một và bước sang giai đoạn hai thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020. Do đó, công tác TTGD phải có sự chuyển hướng vô cùng linh hoạt. Trước đây, chúng ta “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để cung cấp các dịch vụ, phương tiện tránh thai và truyền thông cho người dân thì nay, nhiệm vụ trên vai của các cán bộ, cộng tác viên dân số nặng nề hơn và khó khăn hơn rất nhiều. Cách thức truyền thông cũng cần phải thay đổi, không chỉ tiếp cận với người dân mà với cả những người trí thức, những người có điều kiện kinh tế… để họ thấy được những hiệu quả thiết thực của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tự nguyện tham gia dịch vụ đó bằng chính nguồn lực và sự hiểu biết của họ.

Về mức sinh hiện đang có sự khác biệt ở các vùng miền và trong từng mỗi địa phương. Do đó, các vùng, các địa phương không thể áp dụng chung một chính sách mà nó cần sự vận dụng một cách linh hoạt trong xử trí các vấn đề. Theo TS Lê Cảnh Nhạc, thông điệp truyền thông cho người dân cũng có thay đổi, không còn là “sinh từ 1 đến 2 con” mà là “mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh 2 con”. Với những vùng có mức sinh thấp thì cần thông điệp quyết liệt hơn là “hãy sinh đủ 2 con”.

 

Sáng 25/8, tại Hải Phòng Tổng cục DS-KHHGĐ đã tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng công tác nghiên cứu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ giai đoạn 2016-2020”. Độc giả có thể tham khảo chi tiết trên giadinh.net.vn.

 

Tạo sự chủ động cho địa phương

“Đây là thời điểm quan trọng, đánh dấu quá trình sự nghiệp DS-KHHGĐ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia bước sang giai đoạn mới - triển khai Chương trình mục tiêu của chính phủ” .  TS Lê Cảnh Nhạc cho biết, về nguồn lực cho năm 2016 sẽ không phải là Chương trình Mục tiêu Quốc gia mà là Chương trình mục tiêu. Cơ cấu chung của nguồn lực dành cho dân số nằm trong cơ cấu của chương trình y tế nhưng sẽ có sự phân cấp mạnh mẽ hơn, tạo sự chủ động hơn cho địa phương trong việc phân bổ ngân sách.

Cũng theo TS Lê Cảnh Nhạc, truyền thông phải luôn luôn đi trước một bước, mỗi địa phương cần lựa chọn đúng mô hình, phương tiện, hình thức, đối tượng để có phương thức thực hiện hiệu quả. Đồng thời tham mưu để các cấp lãnh đạo hiểu được, đưa ra được quyết sách đúng đắn, hợp lý cho công tác DS-KHHGĐ cả về nguồn lực, tổ chức bộ máy cùng với sự huy động cả xã hội cùng tham gia. “Khi chúng ta đánh thức được nhận thức của cả hệ thống chính trị thì công tác TTGD nói chung, của ngành DS-KHHGĐ sẽ thành công”, TS Lê Cảnh Nhạc nói.

Hà Thư/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top