Cứ ngỡ Canxi, D3, K2 đủ giúp trẻ cao lớn vượt trội nhưng hóa ra vẫn còn thiếu 2 vi chất này!
Theo dữ liệu của tổ chức WHO chỉ ra rằng những quốc gia có tỷ lệ trẻ thấp còi từ 20% trở lên đều liên quan đến vấn đề thiếu kẽm sắt. Vì vậy, chỉ bổ sung Canxi, D3, K2 là chưa đủ mà các mẹ còn cần bổ sung kẽm và sắt để giúp trẻ phát triển chiều cao toàn diện.
Theo số liệu điều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2015, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi là 24,6%. Chiều cao trung bình của trẻ em 1-5 tuổi ở Việt Nam đạt 74,5-103,6cm (bé trai) và 73,2-102,9cm (bé gái), thấp nhất trong số các nước của khu vực, thấp hơn 10-13cm so với chuẩn quốc tế về chiều cao thanh niên.
Sự phát triển chiều cao chỉ được quyết định 20% bởi di truyền, còn lại 80% là các yếu tố môi trường như thời gian ngủ và nghỉ ngơi, vận động, và đặc biệt là yếu tố dinh dưỡng là quan trọng nhất. Các mẹ cần hiểu rõ, bổ sung đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển được chiều cao, cân nặng một cách cân đối và tối ưu. Trước giờ các mẹ chỉ chú trọng bổ sung Canxi và vitamin D3 và K2 tuy nhiên, vi chất là Kẽm và sắt ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Vai trò của kẽm, sắt trong quá trình phát triển chiều cao cho trẻ
Kẽm tham gia vào cấu tạo nên thành phần của trên 300 enzym của cơ thể. Là chất xúc tác không thể thiếu được của ARN – polymerase, có vai trò quan trọng trong quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp protein. Do đó kẽm tương tác với các hormone tăng trưởng ở trẻ bằng cách tăng phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Vì vậy nếu thiếu kẽm, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra bình thường nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
Mặc dù xương cần có nhiều thành phần dưỡng chất như các amino acid, canxi, phospho và magiê nhưng rối loạn các hoạt động của hooc-môn cũng làm hạn chế sự tăng trưởng xương. Và kẽm tham gia vào quá trình sinh tổng hợp và điều hòa chức năng của trục hormone giúp tăng trưởng ở trẻ như: GH, IGF-I. Hooc-môn tăng trưởng IGF là chất đưa tin quan trọng giúp xương phát triển dài ra. Sự hoạt động của IGF rất nhạy với tình trạng thiếu hụt kẽm ở trẻ em. Kẽm cũng có tác động kích thích tới sự tạo xương của tạo cốt bào và kìm hãm sự hủy xương của hủy cốt bào. Do vậy, bổ sung kẽm làm tăng hoạt động của hooc-môn, làm trẻ ăn ngon miệng và làm tăng trưởng chiều cao đáng kể ở trẻ em.

Trong giai đoạn phát triển, cơ thể còn phụ thuộc nhiều vào sắt. Vi chất này cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển oxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức. Trẻ thiếu máu thường biếng ăn chậm lớn, kém hấp thu… từ đó dẫn tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc và mệt mỏi.
Như vậy có thể thấy Kẽm và sắt rất quan trọng cho tăng trưởng và phát triển chiều cao cân nặng của trẻ. Vì thế, ngoài Canxi và D3 thì Kẽm và sắt đầy đủ cho nhu cầu hàng ngày rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bổ sung kẽm sắt đầy đủ không chỉ trong bữa ăn hàng ngày
Tuy có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao cho trẻ nhưng các biểu hiện của thiếu kẽm, sắt lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong giai đoạn 2019 - 2020, có 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Đây là một tỷ lệ rất cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Nhu cầu kẽm và sắt ở trẻ em là tùy theo lứa tuổi. Nguồn cung cấp kẽm chủ yếu ở các loại hải sản như hàu, tôm, cua, ghẹ…, các loại thịt có màu đỏ như thịt dê, thịt bò, lòng đỏ trứng gà… Sắt thường có trong gan động vật, các loại hải sản có vỏ như hàu, trai, ốc,... hay một số loại rau và ngũ cốc.
Nhưng hầu hết các thức ăn giàu kẽm và sắt đều có giá cả đắt đỏ tần suất ăn không đều đặn do đó bữa ăn hàng ngày của trẻ chỉ đáp ứng 50% nhu cầu Kẽm và sắt - đây là kết quả nghiên cứu của tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á đánh giá trên bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Chính vì vậy, các mẹ nên chủ động bổ sung sản phẩm có đầy đủ kẽm và sắt đáp ứng được nhu cầu hàng ngày như TPBVSK Fitobimbi Ferro C, sản phẩm được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong cuốn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dinh dưỡng ở trẻ em" do Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành.

TBVSK Fitobimbi Ferro C với thành phần chính là sắt gluconate, kẽm gluconate kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin B12, hoa cúc Đức và quả sơ ri giàu vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu và bảo vệ sắt kẽm một cách tối ưu. Từ đó hỗ trợ trẻ trẻ ăn ngon, giúp phát triển chiều cao, cân nặng tối đa.
Sản phẩm được bào chế ở dạng siro vị ngọt thanh dễ uống. Mẹ có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với đồ ăn, đồ uống khác của trẻ mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
TPBVSK Fitobimbi Ferro C đạt tiêu chuẩn cGMP và được chứng nhận ISO 9001, ISO 13485, ISO 22000 nên tính đồng đều cao, ổn định về hàm lượng dược chất. Đặc biệt, sản phẩm không chứa gluten, không chứa lactose nên không gây dị ứng, không gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng.
Sản phẩm được sản xuất tại Ý bởi Pharmalife Research (Italy). Đây là công ty dược phẩm Ý với lịch sử hơn 20 năm và phân phối trên 60 quốc gia. Fitobimbi Ferro C được Công ty Cổ phần Dược phẩm Delap - đơn vị phân phối dược phẩm uy tín trên 15 năm tại Việt Nam nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam, được cấp phép lưu hành toàn quốc nên mẹ hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
Để tìm hiểu về biện pháp bổ sung sắt, kẽm cho bé cũng như thông tin về TPBVSK Fitobimbi Ferro C, mẹ vui lòng gọi đến hotline 18008070 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp. Thông tin liên hệ: Website: https://fitobimbi.vn/ Fanpage: https://www.facebook.com/fitobimbi.vn |
PV

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 9 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 12 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.