Cúm A đang gia tăng ở trẻ em, phát hiện sớm bằng cách nào?
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh trong vài tuần trở lại đây có nhiều trẻ đến khám được xét nghiệm và chẩn đoán mắc cúm A. Đây là bệnh do virus gây nên và dễ có thể phát sinh thành dịch.
Cúm A dễ lây lan
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên. Những chủng virus này rất dễ lây lan nên dễ phát sinh thành dịch bệnh.
Virus cúm A có nhiều trong trong dịch tiết nước bọt, nước mũi… Do đó, con đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh cúm A là qua đường giọt bắn. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, giọt bắn sẽ chạm vào miệng, mũi của trẻ đối diện khiến trẻ mắc bệnh, hoặc cũng có thể chạm vào đồ dùng có dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.
Bệnh cúm A thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, với các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cúm thông thường. Tuy nhiên, bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hàng năm toàn thế giới có khoảng 5 - 10% người lớn và 20 - 30% trẻ em mắc cúm A hoặc cúm B. Trong mỗi đợt dịch cúm, có khoảng 3 đến 5 triệu ca bệnh nặng, 290 - 650 ngàn ca tử vong liên quan đến hô hấp.
Bệnh cúm A ở trẻ em thường diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Trong lịch sử cúm A đã từng bùng phát thành dịch, đại dịch, đe dọa cuộc sống, tính mạng của nhiều người dân.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N7, H7N9… gây nên.
Biểu hiện mắc cúm A ở trẻ
Khi bị cúm A trẻ thường có các triệu chứng như: Sốt cao (thường phổ biến ở trẻ dưới 24 tháng tuổi), nhức đầu, mỏi cơ, ho, lười vận động, chảy nước mũi, hắt hơi… Một số trường hợp trẻ có thể bị nôn trớ nhiều lần, háo nước.
Trường hợp bị cúm A nghiêm trọng, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như: Bỏ ăn, bỏ bú, thở nhanh, li bì, gan bàn chân lạnh… Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao kèm theo co giật.
Triệu chứng các bệnh viêm đường hô hấp nói chung và triệu chứng cúm A ở trẻ em nói riêng thường tương tự nhau, nên rất dễ nhầm lẫn. Khi mắc cúm, trẻ có thể sốt, có các triệu chứng viêm long đường hô hấp, chẳng hạn như hắt hơi, sổ mũi , đau họng , đau đầu, đau nhức cơ, đặc biệt là phần chân và lưng. Trong một số trường hợp trẻ có thể sợ ánh sáng.
Ngoài những triệu chứng kể trên, trẻ bị cúm A có thể bị sốt cao 39 - 40 độ C, họng, da và mắt có hiện tượng xung huyết, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn. Lúc này phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ, trẻ có thể lên cơn co giật vì sốt cao.
Nếu trẻ sốt cao mà không được xử trí kịp thời, có thể dẫn đến mất nước , rối loạn điện giải, chóng mặt, đi lại khó khăn.
Tùy theo cơ địa cũng như sức khỏe của từng trẻ, cúm A sẽ có những biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Nhiều trường hợp trẻ chỉ có biểu hiện như cúm thông thường, nên cha mẹ chủ quan không điều trị sớm, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ mắc cúm A là suy hô hấp với các triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… lâu dần sẽ dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí có trường hợp tử vong.
Ngoài ra, cúm A ở trẻ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng khác như: Viêm tai giữa , viêm thanh khí phế quản, viêm màng não, nhiễm khuẩn thứ phát, viêm cơ tim… Những biến chứng này đều nguy hiểm, nên cần được phát hiện và can thiệp sớm để ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Để phòng ngừa cúm A nên tiêm vaccine cúm đầy đủ mỗi năm để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Cúm A tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu không được điều trị và xử trí kịp thời. Vì vậy, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ có các biểu hiện sau:
- Sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
- Co giật.
- Trẻ mệt mỏi li bì, khó đánh thức.
- Bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ, chân và tay lạnh.
- Trẻ khó thở, thở nhanh.
Biện pháp phòng ngừa cúm A ở trẻ
Để phòng ngừa cúm A, cha mẹ nên cho trẻ tiêm vaccine cúm đầy đủ mỗi năm để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh mũi họng, rửa tay thường xuyên và không cho trẻ đưa tay lên mũi, miệng.
Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người. Tránh tiếp xúc với những người đang bị cúm hoặc có nguy cơ bị bệnh.
Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Thường xuyên rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của trẻ.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi thì nên cho trẻ đi khám, không nên chủ quan để trẻ tự khỏi hoặc tự ý mua thuốc cho trẻ uống.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.