Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cúm A/H1N1: Bệnh nhẹ sao lại chết người?

Thứ năm, 10:49 17/09/2009 | Y tế

Cái chết nào, đặc biệt trong bệnh nhiễm, cũng hội ngộ nhiều yếu tố tình cờ: cơ địa, độc lực, môi trường...

 
Những người dễ bị H1N1 cho “nốc ao”

Thống kê ở Anh, Mỹ cho biết có gần 80% số tử vong là người có mang sẵn bệnh kinh niên như suyễn, dãn phế quản, tiểu đường,… nhưng cũng có những người còn khoẻ mạnh trước khi mắc bệnh. Thế thì biết đâu mà lần?

Thực ra với con virus H1N1 vừa “xuất xưởng” vài tháng, chưa ai có dịp “gặp” nó, thì làm sao mà có được sức đề kháng (miễn dịch). Do đó những người có bệnh sẵn, nhất là hen suyễn, tiểu đường… dễ dàng bị “nốc ao” khi đụng phải. Với những người lớn tuổi, đã có dịp mắc bệnh cúm một vài lần trong đời, ít ra cũng hưởng được một chút lợi điểm có thể có tính miễn dịch chéo, nên nếu bị thì cũng ít trầm trọng hơn.
 
Với nhóm thanh niên còn thiếu “thành tích” cúm, sẽ mắc bệnh nhiều như đang xảy ra. Đó là chưa kể mấy cô cậu hay đi lông bông, càng dễ bị phơi nhiễm với virus cúm. Khi bị “mắc dịch” rồi thì trong đám “xuân xanh ấy” sẽ phải có người bỏ cuộc chơi.

Vậy ai sẽ phải rời cuộc chơi? Chúng ta đã biết bộ gene của hai người bất kỳ rất giống nhau, có thể lên đến 99%. Phần khác biệt còn lại, tuy nhỏ nhoi nhưng cũng tạo ra những đặc thù cho từng cá nhân, trong đó có tính nhạy cảm với bệnh tật.

Đến nay đã có những tiến bộ lớn trong xác định những vùng của bộ gene người có ảnh hưởng đến sự nhạy cảm này. Các kết quả bước đầu cho thấy có liên quan giữa một số gen như TCF7L2, và một số gen khác CDKAL1, CDKN2A/B, IGF2BP2, SLC30A8, HHEX/IDE với bệnh tiểu đường týp 2 (những người có các gen này nhạy cảm hơn với bệnh tiểu đường)…

Với những bệnh nhiễm trùng, các khảo sát ở Việt Nam trước đây đã phát hiện những gene có liên quan đến độ nhạy cảm với bệnh sốt xuất huyết Dengue, thương hàn, lao màng não. Điều đó cho thấy khi bệnh nhân mắc những bệnh nhiễm là đã tiềm ẩn trong cơ thể những “yếu tố di truyền” khiến họ dễ mắc các bệnh này, hoặc bệnh cảnh nặng hơn.

Riêng với bệnh cúm, đến nay chưa ai khảo sát hoặc khảo sát nhưng chưa có kết quả về yếu tố di truyền nào có liên quan đến cúm. Trên thực tế chúng ta thấy trong “cúm gà” nhiều người tiếp xúc với gà vịt bệnh nhưng chỉ có một số ít (nhạy cảm) mắc bệnh. Chắc chắn phải có sự can thiệp của các đặc tính di truyền.

Như thế “số mệnh” ở đây có một ý nghĩa rất khoa học mà giờ đây con người đang tìm hiểu là sự liên kết giữa các cấu trúc di truyền (gene) và tính nhạy cảm bệnh tật của những cá thể khác nhau. Mặc dù tỷ lệ người khoẻ có đáp ứng không thuận lợi với H1N1 hiện chưa có khảo sát nào xác định nhưng dựa vào số bệnh nhân tử vong trên thế giới thì có lẽ tỷ lệ người “có số xui” này may mắn không nhiều lắm.
 
Ảnh minh họa: SGTT

Càng để lâu, càng chết mau

Nhìn lại sáu trường hợp tử vong vừa qua thì đúng như người ta đã nhận xét, yếu tố cơ địa nổi bật: một có sẵn hội chứng down (bất thường nhiễm sắc thể 21), một tâm thần (phân liệt?), một suy giảm miễn dịch mắc phải; nghe nói trường hợp đầu tiên có thể đang điều trị lao hạch…

Có một yếu tố khác hiện diện trên hầu hết các bệnh nhân tử vong là thời gian từ khi phát bệnh đến khi nhập viện kéo dài khoảng 5 - 6 ngày, do nhiều lý do khác nhau, nhưng kết quả là một: bệnh tiến triển nặng, tổn thương phổi đã lan rộng. Ở thời điểm như vậy, thuốc Tamiflu (có cơ chế tác dụng là ngăn không cho virus phát tán, đi đến phá hoại các tế bào khác) khó phát huy tác dụng vì virus đã có thời gian hoành hành rồi.
 
Gần đây có lý thuyết về “rối loạn chức năng của mitochondria” (một thành phần của tế bào có chức năng tạo năng lượng và điều hoà một số hoạt động tế bào) cho rằng hoạt động của thành phần này bị rối loạn trong khoảng 2-3 ngày sau khi nhiễm trùng và sau đó hồi phục lại. Can thiệp trong khoảng thời gian này có thể giúp tránh hậu quả như suy hô hấp cấp, suy đa tạng… Trong bệnh nhiễm trùng nói chung, điều trị sớm bao giờ cũng là điều tốt vì có thể cứu được người nhiều bệnh hơn.
 
Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định: “Điều có ý nghĩa nhất là các nhà lâm sàng khắp nơi trên thế giới đều báo cáo có một thể bệnh trầm trọng gặp ngay trên những người trẻ tuổi và khoẻ mạnh, khác với bệnh cảnh trong cúm mùa. Trên những người này, virus trực tiếp tấn công vào phổi gây suy hô hấp trầm trọng. Để cứu mạng những bệnh nhân như thế phụ thuộc vào những chăm sóc rất chuyên sâu và tích cực trong phòng hồi sức, thường là kéo dài và phí tổn cao”.
 
Ở các bệnh nhân của chúng ta điều trị đặc hiệu với thuốc kháng virus chỉ là một phần, phần còn lại là “những chăm sóc rất chuyên sâu và tích cực ở phòng hồi sức”, một yếu tố mà các nước đang phát triển như chúng ta thường ít khi có được. Đây là “chuyện nắng mưa”, không phải của người bệnh mà cũng chẳng phải của con virus. Và khi những yếu tố xấu hội tụ thì việc “cãi mệnh trời” chắc chắn là không dễ.

Cái chết nào cũng là điều không mong muốn, nhất là ở trong ngành mà mục tiêu sau cùng là giành lại sự sống. Nhưng cái chết nếu không tránh khỏi vì “cái số” đã là vậy thì vẫn sẽ hữu ích hơn nếu đem lại được những bài học cho những người còn sống. Những ngày tháng tới khi mà những cảnh báo về đợt sóng thứ hai trong đại dịch cúm A/H1N1 đã vang lên thì những bài học đó cần được học và làm.

 

Theo TS.BS Trần Tịnh Hiền
Sài Gòn Tiếp Thị
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 2 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 5 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Top