Cúm A/H1N1: Điều trị muộn, nguy cơ tử vong cao
Giadinh.net - "Điều trị cúm A/H1N1 bằng Tamiflu hiệu quả nhất là trong 24h đầu. Càng điều trị muộn, nguy cơ tử vong càng cao. Trong hơn 1.000 ca bệnh ở Việt Nam, ngoài một ca đã tử vong, chưa có ca nào nặng đến mức thở máy, nhưng việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng".
Tử vong do vào viện muộn
Về ca tử vong tại Khánh Hoà do nhiễm cúm A/H1N1, TS Huấn cho biết, khả năng lớn là bệnh nhân này tới viện khi bệnh đã quá nặng. Bệnh khởi phát từ ngày 25/7, đến ngày 29/7 bệnh nhân vào Viện Quân y 87 khám đã có dấu hiệu khó thở. Chụp X-quang tim phổi thấy dấu hiệu viêm phổi nhưng bệnh nhân không nhập viện điều trị. Ngày 30/7, bệnh nhân trở lại Viện Quân y 87 đã có biểu hiện khó thở. Dù chưa có kết quả xét nghiệm cúm A/H1N1, nhưng nghi ngờ nên viện đã cho điều trị ngay bằng Tamiflu và kháng sinh hỗ trợ. Nhưng do đáp ứng không tốt, nên bệnh nhân đã tử vong.
Vaccine sẽ ưu tiên những người có nguy cơ cao
TS Hiển cũng cho biết, hiện số sinh phẩm xét nghiệm virus cúm A/H1N1 chỉ đủ dùng trong 7 ngày. Những mẫu sinh phẩm này từ khi Việt Nam có dịch đều do WHO hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) viện trợ. Theo TS Hiển, muốn mua sinh phẩm ở nước ngoài phải đặt trước vài tuần mới có hàng. Viện vừa nhận được 500 mẫu sinh phẩm viện trợ từ WHO, được đánh giá độ chính xác cao tới 98,9% và cho kết quả trong 15 phút. Nhưng theo tính toán, hiện mỗi ngày Việt Nam có khoảng 30- 50 ca nhiễm cúm A/H1N1, thì số lượng 500 mẫu sinh phẩm này chỉ sử dụng đủ trong khoảng 10 ngày!
Cho đến nay, chưa có công ty sản xuất vaccine trong nước nào công bố sẽ đưa vaccine chống cúm A/H1N1 ra thị trường. Nhưng theo dự kiến, nếu vaccine phòng chống cúm A/H1N1 được sản xuất ra, Việt Nam sẽ mua 5 triệu liều cho những đối tượng có nguy cơ cao như mắc bệnh mãn tính, tim, phổi...
Không bệnh cũng xét nghiệm
TS Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết, hiện mỗi ngày viện tiếp nhận từ 300 - 350 người đến xin xét nghiệm. Viện chỉ có 2 máy xét nghiệm, nên luôn quá tải. Phần lớn những người đến xin xét nghiệm đều quá lo lắng vì có những biểu hiện lâm sàng như ho, sốt, đau họng và có tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm A/H1N1. Sau khi xét nghiệm và nghi nhiễm, nên phải giữ bệnh nhân lại để cách ly và theo dõi cũng gây nên sự quá tải cho viện. TS Kính khẳng định, không phải bệnh nhân nào có biểu hiện lâm sàng như trên đều mắc cúm A/H1N1. Theo tính toán, chi phí cho xét nghiệm này khá tốn kém, khoảng hơn 3 triệu đồng/mẫu. Vì thế, TS Kính khuyến cáo bệnh nhân chỉ nên xét nghiệm khi có chỉ định của bác sĩ, không nên đổ xô đi xét nghiệm để vừa đỡ tốn kém, vừa giảm gánh nặng cho ngành y tế.
Trước một số ý kiến nên điều trị cúm A/H1N1 tại nhà, ông Kính cho rằng, hiện các ca bệnh ở nước ta, đại bộ phận vẫn là những ca xâm nhập, việc áp dụng điều trị cách ly tại nhà cần xem xét lại. Trong khi các điểm điều trị dã chiến, bệnh viện vệ tinh chưa được thực hiện, nhiều nơi còn chưa đưa bệnh nhân vào. Nếu bệnh nhân ở nhà, chỉ khi triệu chứng nặng thì mới đến viện thì hiệu quả điều trị kém.
Theo thông báo của Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế, tính đến 17h ngày 6/8/2009, Việt Nam đã ghi nhận thêm 39 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 nâng tổng số ca mắc lên 1043 trường hợp dương tính, 01 ca tử vong. Chiều 6/8, Trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A/H1N1, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị, trường học: Kể từ ngày 7/8 ngừng ngay mọi hoạt động tập trung học sinh của các trường học cho đến khi Sở GD&ĐT có thông báo tiếp theo, để đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho học sinh có thể tựu trường vào ngày 17/8 này. Riêng các trường THPT có tổ chức thi nghề vào ngày 14/8/2009 vẫn tiến hành theo kế hoạch. Với các trường học đã có học sinh bị nhiễm cúm A/H1N1 phải khẩn trương liên hệ ngay với cơ quan y tế địa phương để kịp thời xử lý, dập dịch tại chỗ không để lây lan ra cộng đồng. Hà Thư |
5 bác sĩ và 9 điều dưỡng nhiễm cúm A/H1N1 Ngày 5/8, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất TPHCM Nguyễn Đức Công cho biết, 5 bác sĩ và 9 điều dưỡng của BV này đã bị nhiễm cúm A/H1N1, 76 nhân viên còn lại đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Theo BS Công, ngày 31/7, BV Thống Nhất khám cho 5 bệnh nhân bị sốt, ho, sổ mũi. Cả 5 bệnh nhân này sau đó đều có kết quả dương tính với virus cúm A/H1N1. Hiện sức khỏe của các điều dưỡng và bác sĩ này đều ổn định, đang được cách ly để điều trị. BV đã tiến hành sát trùng, khử khuẩn toàn bộ bệnh viện. Thiếu tướng Chu Tiến Cường, Bộ Quốc phòng cho biết, hiện Bộ Quốc phòng đã chuẩn bị 7 bệnh viện dã chiến thường trực trong tình huống dịch xảy ra. Mỗi bệnh viện có từ 300-800 giường bệnh. Trang Như – VK |
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 3 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 8 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 21 giờ trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
3 chấn thương thường gặp khi luyện tập thể dục thể thao
Sống khỏe - 23 giờ trướcTập thể dục, thể thao mang lại vô số lợi ích cho cơ thể, nhưng nếu tập luyện không đúng kỹ thuật, sai cách hay luyện tập quá mức có thể dẫn đến các nguy cơ chấn thương nguy hiểm.
Người phụ nữ 48 tuổi suýt chết khi nhổ răng khôn, bác sĩ khuyến cáo điều cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, ngộ độc thuốc tê nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.