Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cúm A/H1N1 ở Việt Nam: Có dấu hiệu kháng thuốc

Thứ sáu, 07:43 10/07/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - TS Nguyễn Hồng Hà - Phó Viện trưởng Viện các Bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết: "Hầu hết các bệnh nhân đang điều trị cúm A/H1N1 tại viện đã khỏi bệnh sau 2 - 3 ngày điều trị. Tuy nhiên, có 2 bệnh nhân đã qua 7 ngày điều trị mà kết quả xét nghiệm PCR vẫn dương tính".

 
Trả lời PV Báo GĐ&XH về bệnh nhân cúm A/H1N1có dấu hiệu kháng thuốc ở Việt Nam, TS Nguyễn Hồng Hà còn cho biết thêm: “Chúng tôi đã gửi mẫu sang Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ làm phân tích sinh học phân tử và đang chờ kết quả”.

2 bệnh nhân nghi ngờ kháng thuốc               

Tính đến 17h ngày 9/7, Việt Nam ghi nhận 262 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, không có tử vong. 3 ca dương tính mới trong ngày 9/7 đều là các trường hợp ở khu vực miền Nam. Số bệnh nhân  đã ra viện là 221, các trường hợp còn lại hiện đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm A/H1N1 ngày 8/7, TS Nguyễn Văn Kính - Viện trưởng Viện các Bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết: Trong số 19 bệnh nhân ở miền Bắc, thì 18 người ở Hà Nội, chỉ có 1 người nước ngoài là bệnh nhân 16 tuổi, quốc tịch Australia. Hiện đã xuất hiện 3 chùm ca bệnh mới ở Hà Nội: Trường hợp 2 bố con ở phố Cửa Đông, quận Ba Đình; 3 mẹ con ở chung cư Mỹ Đình đi thăm gia đình từ Australia về; 2 bố con ở xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm. Hầu hết, các bệnh nhân cúm ở Hà Nội đều có triệu chứng lâm sàng nhẹ.

Theo TS Kính, 2 ca nghi ngờ kháng thuốc đều là 2 bệnh nhân từ Australia trở về, mặc dù đã hết sốt, nhưng sau 1 tuần điều trị, kết quả PCR vẫn dương tính với H1N1. Hiện tại, cả 2 trường hợp này vẫn đang điều trị bằng Tamiflu. Viện đã gửi mẫu sang Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ làm xét nghiệm giải phẫu gene để khẳng định chắc chắn về khả năng kháng thuốc của 2 bệnh nhân này.

Trả lời PV Báo GĐ&XH về phác đồ điều trị cho 2 bệnh nhân trong trường hợp xuất hiện kháng thuốc, TS Lý Ngọc Kính -  Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: “Nếu kết quả phân tích sinh học phân tử khẳng định bệnh nhân kháng thuốc Tamiflu, đầu tuần tới, Bộ Y tế sẽ tổ chức hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, từ đó mới quyết định về phác đồ điều trị cho những bệnh nhân kháng thuốc”. TS Kính cho biết thêm: Trên thế giới đã xuất hiện bệnh nhân kháng Tamiflu, điều trị sẽ có người thích hợp, người không thích hợp, vì thế, ngay cả trong trường hợp kháng thuốc cũng không nên hoang mang.
 
Điều trị bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 tại Viện các Bệnh truyền nhiễm
và Nhiệt đới Quốc gia. (Ảnh: C.H)

Tamiflu vẫn được sử dụng  phòng chống cúm A/H1N1

Trên thế giới, ca kháng thuốc Tamiflu đầu tiên được khẳng định là 1 bệnh nhân người Đan Mạch. Ngày 29/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận tình trạng kháng thuốc của bệnh nhân này. Viện Nghiên cứu huyết thanh Đan Mạch cho biết: Tamiflu không phát huy tác dụng đối với 1 nam bệnh nhân bị nhiễm virus cúm A/H1N1. Bệnh nhân này được điều trị bằng thuốc kháng virus zanamivir (Relenza) do một hãng dược phẩm của Anh sản xuất. Tuy nhiên, các chuyên viên y tế Đan Mạch tuyên bố phác đồ điều trị bệnh cúm A/H1N1 cho những bệnh nhân cúm A/H1N1 khác vẫn được giữ nguyên với sự xuất hiện chính của Tamiflu.

Hãng dược phẩm Roche – nhà sản xuất Tamiflu nhận định, ca kháng thuốc ở Đan Mạch là trường hợp cá biệt. Người phát ngôn của Roche cho biết: Trong các cuộc thí nghiệm lâm sàng trước đây, có 0,5% số người được thử nghiệm kháng thuốc, nên một vài ca kháng thuốc không có nghĩa là virus cúm A/H1N1 hiện tại đã kháng Tamiflu.
 
Hãng Roche cũng cho hay, đây là việc không mong muốn và vẫn thường xảy ra với cúm mùa. Trên thế giới, Tamiflu vẫn được sử dụng như vũ khí chính để ngăn ngừa virus cúm A/H1N1 lây lan trong cộng đồng. Nếu được uống sớm, người nhiễm cúm sẽ chỉ có các triệu chứng nhẹ và giảm nguy cơ lây bệnh sang người khác.

Theo các chuyên gia y tế trên thế giới, sớm hay muộn virus cúm A/H1N1 cũng sẽ kháng các loại thuốc điều trị hiện tại. Vì vậy, việc sản xuất vaccine chống virus cúm A/H1N1 đang được ưu tiên hàng đầu. Theo một số nguồn tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, trong trường hợp lạc quan, nghĩa là virus cúm A/H1N1 không thay đổi kháng nguyên, đến tháng 9 tới, thế giới sẽ sản xuất thành công vaccine cúm A/H1N1.

Trong cuộc họp giao ban trực tuyến về Vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch được tổ chức tại Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu khẳng định: Việt Nam không lo thiếu Tamiflu, ngoài số thuốc thành phẩm dự trữ tại các kho, chúng ta còn có khoảng 10 triệu viên Tamiflu dưới dạng nguyên liệu, khi cần có thể sản xuất để có Tamiflu thành phẩm, phục vụ kịp thời cho người bệnh.
 

Không tự ý sử dụng thuốc Tamiflu

Theo TS Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, người dân không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có đơn của bác sĩ. Vì không nắm được những thông tin về cúm A/H1N1, về phác đồ điều trị và không hiểu chuyên môn nên việc sử dụng tràn lan và không hợp lý những thuốc kháng virus vừa không hiệu quả, vừa làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc.
 
Khi kháng thuốc, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn nhiều. Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo người dân mua thuốc qua mạng Internet, vì mua thuốc qua mạng sẽ không đảm bảo được chất lượng thuốc, dẫn tới nguy cơ điều trị không tác dụng, thậm chí có tác dụng phụ, hoặc tử vong.

Hạnh Quỳnh

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Việc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông

Sống khỏe - 5 giờ trước

Khi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Top