Cuộc sống của những thiếu nữ xinh đẹp bỗng mắc căn bệnh khiến gương mặt bất ngờ già đi hàng chục tuổi giờ ra sao?
GiadinhNet - Từ một thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy sức sống, thậm chí còn tự tin tham dự các cuộc thi sắc đẹp nhưng chỉ trong 2 năm, cô đã trở thành một phụ nữ có vẻ ngoài già nua khiến nhiều người lầm tưởng cô đã ngoài 60 tuổi.
Câu chuyện bất hạnh xảy ra với cô gái trẻ người Philippines. Theo trang Oddity Central (Anh), cô gái Raizel Calago 16 tuổi xinh đẹp, tràn đầy sức sống, thậm chí cô còn tự tin tham dự các cuộc thi sắc đẹp. Nhưng thật không may, hội chứng Progeria đã làm cô bị thay đổi hoàn toàn ngoại hình. Ở độ tuổi 16, cô có ngoại hình như một bà lão 60.

Raizel Calago từng là một hoa khôi xinh đẹp và bức ảnh hiện tại. Ảnh: VNN
Raizel Calago cho biết, diễn biến của bệnh diễn ra chỉ trong vòng 2 năm, lúc đó người cô xuất hiện những mảng đỏ, ngứa, đau khi chạm vào. Raizel đã đến bệnh viện để kiểm tra, nhưng bác sĩ cho biết nguyên nhân có thể do côn trùng gây ra. Cô được cho uống thuốc để điều trị nhưng tình trạng không thuyên giảm. Cô bắt đầu nhận thấy những thay đổi về cả thể chất lẫn ngoại hình của mình, vết nhăn xuất hiện rõ khiến cô dần trở nên già nua rất nhiều so với độ tuổi.
Kể từ khi ngoại hình thay đổi, cô gái 16 tuổi trở nên mặc cảm, tự ti, xấu hổ mỗi lần đi chơi với bạn bè. Tất cả những gì Raizel mong muốn là ngoại hình của cô quay trở lại như cách đây vài năm trước.
Tuy nhiên, các bác sĩ chẩn đoán Raizel mắc hội chứng Progeria, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "lão hóa sớm". Đây là hội chứng vô cùng hiếm gặp, gây ra những nếp nhăn hoặc lão hóa da, tăng trưởng chậm và làm tăng nguy cơ bị đau tim, suy tim và đột quỵ.
Tất cả những gì bác sĩ có thể làm là cố gắng hết sức để ngăn chặn các vấn đề tim mạch, điều trị loãng xương và các vấn đề về khớp, hai trong số những phản dụng phụ phổ biến nhất của hội chứng Progeria.
Chứng lão hóa sớm cũng xảy ra vớivới bé gái Xiao Feng, 15 tuổi ở Trung Quốc. Ở tuổi 15, căn bệnh di truyền hiếm gặp khiến da mặt em nhăn nheo, chảy xệ, không khác gì người 60 tuổi.

Mặc cảm về ngoại hình, Xiao Feng còn muốn đến trường.
Gia đình cho biết, từ nhỏ, Feng đã có ngoại hình già nua. Nhưng khi còn ít tuổi, em chưa có khái niệm xấu - đẹp nên vẫn vui vẻ, hồn nhiên. Lớn hơn, Feng bắt đầu để ý hơn tới cái nhìn của người xung quanh. Em không còn dám chụp ảnh. Nụ cười cũng biến mất trên gương mặt cô gái trẻ.
Không chịu nổi sự xa lánh cùng cách gọi ác ý từ bạn học, Feng không dám đến trường. Cô bé chia sẻ: "Cháu muốn sống cuộc sống bình thường, muốn đi bộ trên đường mà không cần né tránh ánh mắt người khác. Cháu mong được trở lại trường và không bao giờ phải nghe bạn học bàn tán sau lưng. Cháu muốn học để trở thành bác sĩ. Cháu luôn mơ về ngày đó".
Mặc dù là căn bệnh hiếm gặp, nhưng căn bệnh lão hóa sớm cũng đã từng xảy ra ở Việt Nam. Trường hợp điển hình, gần đây nhất xảy ra với sinh viên Nguyễn Thị Như (Sinh năm 1995, Tuy Hòa, Phú Yên). Dù mới 22 tuổi nhưng khuôn mặt nhăn nhúm, da chảy xệ và có nhiều rãnh sâu như bà lão U80. Cũng chính vì căn bệnh hiếm gặp này mà cuộc sống của cô là cả chuỗi những tháng ngày sống trong đau khổ, tủi hờn vì bị trêu chọc, kỳ thị.

Vượt qua những rào cản về ngoại hình, Như đã theo học đại học và mong muốn có một công việc tốt
Được biết, Như sinh ra trong một gia đình có 3 chị em, Như là thứ hai. Năm lên 2 tuổi, khuôn mặt cô bỗng nhiên già đi trông thấy. Thương con nên dù hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ Như cũng gom góp và vay mượn tiền của đưa cô đi chạy chữa khắp nơi.
Tuy nhiên, dù đã đến nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước nhưng tình trạng bệnh của Như vẫn không tiến triển. Mãi đến sau này khi y học phát triển hơn, cô mới biết mình bị hội chứng lão hóa sớm, một trong những căn bệnh hiếm gặp trên thế giới.
Nhìn bạn bè bằng tuổi dậy thì trở nên xinh đẹp, phổng phao như thiếu nữ, trong khi mình không khác gì bà lão 50 – 60 tuổi với làn da nhăn nheo, cô cảm thấy tủi thân vô cùng.
Thay vì xa lánh bạn bè, Như đã vượt qua những rào cản về ngoại hình. Như theo học ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học Phú Yên. Ước mơ của Như là tìm được một công việc tốt, có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân và để bố mẹ bớt gánh nặng về kinh tế.
May mắn đến với Như khi cô tham một chương trình phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình. Hiện, ngoại hình của 9x này cũng đã được cải thiện rất rõ rệt.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết trẻ mắc Progeria
Những đứa trẻ mắc hội chứng Progeria khi sinh ra vẫn khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác. Những biểu hiện đặc trưng của hội chứng Progeria sẽ bắt đầu xuất hiện khi trẻ được 18-24 tháng tuổi:
- Chậm tăng trưởng: chiều cao và cân nặng của trẻ mắc hội chứng Progeria đều dưới mức trung bình. Nếu chiều cao trung bình của trẻ 12 tuổi là 149 cm, cân nặng trung bình là 39.9 kg (ở nam) và 41.5 kg (ở nữ); thì ở trẻ mắc hội chứng Progeria, chiều cao trung bình chỉ đạt khoảng 96 cm đến 128 cm và cân nặng trung bình rơi vào khoảng 9.3 kg đến 20.7 kg;
- Xuất hiện những bất thường ở vùng đầu như: đầu phát triển to, thóp rộng, khuôn mặt và mũi thu hẹp lại không cân xứng với kích thước của đầu. Xuất hiện nhiều nếp nhăn, mắt to, thiểu sản cằm;
- Tóc rụng, hói đầu, lông mày và lông mi thưa thớt, răng mọc chậm hoặc mọc không đúng vị trí.
- Lớp mỡ dưới da dần biến mất;
- Da trẻ mắc hội chứng Progeria thường mỏng. Quan sát có thể dễ dàng thấy những mạch máu ở vùng da đầu;
- Giảm chuyển động khớp, da cứng, thô ráp (xơ cứng bì).

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 giờ trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 16 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 16 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 17 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...