Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống người gốc Việt ở đất nước đã tuyên bố hết dịch Covid-19

Thứ sáu, 14:00 18/06/2021 | Bốn phương

Một số tổ chức y tế tại Na Uy tuyên bố nước này thoát khỏi Covid-19. Nhiều người Việt tại đây lại chia sẻ cuộc sống ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thay vào đó là nỗi lo trầm cảm.

Viện Y tế Công cộng Na Uy (NIPH) đã dự đoán hôm 2/6 rằng đại dịch ở Na Uy có thể kết thúc vào mùa hè, NRK đưa tin.

Tuy nhiên, trợ lý Giám đốc Y tế tại Tổng cục Y tế Na Uy, Espen Nakstad, chia sẻ rằng ông không nghĩ đại dịch sẽ biến mất hoàn toàn cho đến khi có nhiều người hơn được tiêm chủng đầy đủ. Ông cho biết việc dập tắt đại dịch còn phụ thuộc vào các nước khác ở khu vực châu Âu.

Người Việt sống tại Na Uy cho rằng nước này chưa hoàn toàn dập tắt được dịch.

"Với đại đa số người dân thì đến khi nào cuộc sống trở lại gần như bình thường như không phải mang khẩu trang, không phải làm việc từ nhà, được tự do hội họp, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao thì mới có thể gọi là hết dịch được", anh Trần Văn Ngọc Tân, sống tại Oslo, chia sẻ với Zing.

Một vài người Việt khác lại cho rằng cuộc sống không thay đổi nhiều kể từ khi đại dịch bắt đầu.

"Dịch không ảnh hưởng lắm. Mình buôn bán ở đây người ta không đi du lịch nhiều nên nhà hàng bán được. Số lượng khách gấp đôi ngày thường. Trước đây chỉ có một hai người bán thì giờ tăng lên ba bốn người", chị Phan Mai, sống tại thành phố Tonsberg, cho biết.


Cuộc sống người gốc Việt ở đất nước đã tuyên bố hết dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Người Việt tại Na Uy ra ngoài chơi để giải tỏa căng thẳng. Ảnh: NVCC.

Chị Cẩm Lan, sống ở Oslo 6 năm, cũng chia sẻ rằng Covid-19 chưa bao giờ là mối lo ngại của chị. Theo chị, người Na Uy sợ trầm cảm vì ở nhà lâu hơn là sợ dịch bệnh.

"Mùa đông ở đây lạnh giá. Mọi người ở nhà và không được tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Vì thế mọi người sợ mắc chứng trầm cảm. Ở đây, nhiều người sợ trầm cảm hơn là sợ Covid-19", chị Lan chia sẻ với Zing.

Tháng 11/2020, tạp chí Science Norway, một trang chuyên nghiên cứu và xuất bản các bài báo khoa học của Na Uy, công bố khoảng 30,8% người tham gia khảo sát cho rằng họ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau làn sóng Covid-19 thứ nhất. Nhà tâm lý học Sverre Urnes Johnson cho biết con số này cao gấp ba lần so với trước đại dịch.

Không có nhiều khác biệt kể cả ở trong đại dịch

Anh Bùi Hoàng Hải, sống tại Bergen, chia sẻ rằng cuộc sống tại thành phố có kinh tế lớn thứ hai Na Uy, cuộc sống không có nhiều khác biệt dù là trước, trong, hay sau đại dịch.

"Tôi nhớ tuần đầu tiên của dịch vào tháng 3/2020, tôi đi siêu thị thì hết sạch giấy vệ sinh. Chỉ có duy nhất lần đó thôi còn mọi chuyện đến giờ vẫn ổn", anh Hải cho hay.

Anh Ngọc Tân cho rằng người Na Uy vốn trước đại dịch đã không tiếp xúc nhiều với nhau. Với diện tích lớn (385.207 km2) và mật độ dân số nhỏ (5,3 triệu người), đại dịch càng làm tăng khoảng cách giữa người với người.

"Tôi thấy ngày xưa chưa dịch, nhiều người gặp nhau còn tay bắt mặt mừng. Bây giờ họ chỉ nhìn nhau cười và gật đầu. Họ tránh tiếp xúc nhau", chị Phan Mai chia sẻ.

Chị Cẩm Lan cũng chia sẻ rằng chị không cảm thấy cuộc sống khó khăn trong đại dịch. Chị tìm được công việc làm thêm tại khu trượt tuyết. Dù đại dịch nghiêm trọng, hoạt động trượt tuyết được tổ chức ở ngoài trời nên vẫn thực hiện được yêu cầu giãn cách xã hội. Khu trượt tuyết mỗi phiên chỉ cho một hai nhóm người vào chơi.

Chị Lan phục vụ tại quầy ăn uống. Cả khu trượt tuyết chỉ có một quầy phục vụ. Người đến chơi lại rất đông. Họ không thể vào cùng lúc vậy nên hầu hết sẽ ngồi ở quầy ăn uống chờ. Tuy nhiên, chị Lan không phải tăng ca. Ở nơi chị làm việc, nhân viên làm thêm ngoài giờ không được trả thêm tiền lương.

Cuộc sống người gốc Việt ở đất nước đã tuyên bố hết dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Chị Cẩm Lan trong một lần đi chơi tại Nhà hát lớn Na Uy. Ảnh: NVCC.

Ông Đỗ Chí Cường, sống tại Oslo, cho biết nửa đầu tháng 3/2020, chính phủ yêu cầu đóng cửa các loại hình kinh doanh trừ kinh doanh các sản phẩm thiết yếu. Người dân phải ở nhà. Chính phủ trợ cấp 80% thu nhập trước đại dịch cho các doanh nghiệp. Người lao động và người thất nghiệp cũng nhận được trợ cấp từ chính phủ. Những người mắc bệnh, chính phủ sẽ chi trả toàn bộ vì vậy nhiều người không lo ngại khi mắc bệnh.

"Thậm chí từ chiếc xe taxi chở người mắc bệnh đến bệnh viện cũng miễn phí. An sinh xã hội ở đây quá tốt", ông Cường cho hay.

Na Uy không yêu cầu đóng bảo hiểm y tế. Sinh viên hay người lao động quốc tế, chỉ cần có visa định cư tại đây, cũng sẽ nhận được các dịch vụ y tế miễn phí.

Ở vài nơi, trẻ con vẫn đi học bình thường

Tại Oslo, tất cả cơ quan đều đóng cửa, bao gồm trường học. Anh Ngọc Tân chia sẻ rằng vợ chồng anh làm kỹ sư công nghệ thông tin nên đại dịch tạo cơ hội cho vợ chồng anh làm việc ở nhà và dành thời gian chăm sóc con nhỏ.

Cuộc sống người gốc Việt ở đất nước đã tuyên bố hết dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Anh Ngọc Tân dẫn con ra ngoài hòa mình với thiên nhiên hồi tháng 5. Ảnh: NVCC.

Đối với anh Hoàng Hải, hai con học mẫu giáo vẫn đến trường bình thường. Trong thời gian đại dịch, trường học mở cửa với thời gian ngắn hơn. Trước đại dịch, nhà trường chuẩn bị đồ ăn trưa cho trẻ nhưng giờ đây, gia đình sẽ phải tự chuẩn bị.

"Ở đây quyền trẻ con rất được coi trọng. Do dịch bệnh, trẻ con chủ yếu chơi ở ngoài cả ngày. Chúng gần gũi với thiên nhiên. Mưa cũng ra ngoài chơi", anh Hải nói.

Chị Phan Mai chia sẻ con chị chưa phải nghỉ học kể từ đại dịch.

"Con tôi cầu mong được đi học. Bé không thích ở nhà. Trường học tạo điều kiện và nhiều trò chơi nên trẻ con thích. Chúng được đi nông trại, dạy nấu bánh, tham gia các lớp nhảy, chơi nhiều trò chơi. Giáo viên đáp ứng hết nhu cầu của trẻ nhỏ. Bé được xe taxi đưa đón miễn phí để đến trường", chị Mai cho biết.

Hôm 3/6, chính phủ Na Uy cho biết trẻ em được miễn cách ly tại khách sạn nếu như di chuyển với người đã tiêm vaccine hoặc từng mắc Covid-19. Trẻ em du lịch một mình cũng không cần phải cách ly.

Du lịch nước ngoài khó khăn

Chị Lan chia sẻ rằng dù trong đại dịch, nhiều người vẫn đi du lịch. Bản thân chị cũng đi thăm thú các thành phố khác tại Na Uy vào mùa hè năm 2020. Chị cho rằng xứ Bắc Âu vốn đã rất buồn. Nếu chỉ ở nhà, nhiều người sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Đặc biệt vào mùa hè, trời nhiều nắng, nhiều người sẽ ra khỏi nhà để hòa mình với thiên nhiên và có thêm vitamin D.

Anh Hoàng Hải cũng đã lên kế hoạch sẽ đưa cả gia đình đi chơi vào mùa hè. Anh đặt phòng trước và lái xe để đảm bảo an toàn cho cả nhà. Gia đình anh không lo lắng quá nhiều.

"Tôi và vợ từng mắc Covid-19. Chúng tôi ở nhà khoảng 10 ngày thì khỏi. Quan trọng là sức đề kháng của mình tốt. Bác sĩ nói tôi sẽ có kháng thể cao trong vòng ít nhất 6 tháng. Vấn đề về Covid-19 tôi không còn sợ", anh Hải nói.

Cuộc sống người gốc Việt ở đất nước đã tuyên bố hết dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Anh Bùi Hoàng Hải và gia đình đi chơi nhân dịp lễ Quốc khánh Na Uy hôm 17/5. Ảnh: NVCC.

Tháng 3/2020, châu Âu đóng cửa. Chị Phan Mai chia sẻ người Na Uy hay đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, các nước lân cận chưa mở, người dân chủ yếu du lịch trong nước. Chị Mai sống gần biển và núi. Mỗi khi có thời gian, chị sẽ ra biển bắt hàu.

"Hải sản bên đây như hàu dồi dào. Tháng 7 là mùa cá vào, lúc đó lại bắt không hết. Tôi chỉ cần ở biển nửa tiếng là bắt được hai ba sọt, ăn không hết", chị Mai nói.

Vào mùa hè, chị Mai đi vào những cánh rừng hái quả. Chị thường hái nấm hay lá cây để cuốn bánh xèo.

"Vào mùa hè, mấy con nai và chồn đi lăng tăng ngoài đường như diễu hành. Pháp luật Na Uy quy định có mùa để săn bắt. Không được tùy tiện mà bắt chúng", Chị Mai cho biết.

Anh Ngọc Tân chia sẻ rằng trước đại dịch, gia đình anh thường đi các nước trong khối Schengen vì không cần visa. Việc di chuyển dễ dàng và chi phí không quá đắt đỏ so với thu nhập của người lao động tại Na Uy nên cũng giống như gia đình anh, nhiều người dân Na Uy tranh thủ những ngày nghỉ lễ dài để đi du lịch.

"Bây giờ nhiều người ngại ra nước ngoài. Vì nếu chưa tiêm vaccine, khi quay trở về Na Uy, mọi người sẽ phải cách ly ở khách sạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến công việc cá nhân", anh Tân cho biết.

Ngày 3/6, chính phủ Na Uy thông báo giấy chứng nhận đã tiêm chủng có chức năng giúp người dân di chuyển tại Na Uy và đi qua biên giới các nước khối Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu.

Hôm 11/6, chính phủ ban bố chỉ những người đã tiêm vaccine hoặc từng mắc Covid-19 trong 6 tháng gần nhất sẽ không phải tham gia cách ly sau khi di chuyển từ nước ngoài về Na Uy. Số ngày cách ly áp dụng ngắn hơn đối với trẻ em 18 tuổi nhận được kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính.

"Na Uy đang kiểm soát dịch tốt. Nhiều nhà hàng mở cửa lại. Nhiều nơi tuyển thêm nhân viên vì thế càng có nhiều người có công ăn việc làm trở lại. Tôi cũng chỉ mong tình hình ngày càng tốt để châu Âu mở cửa, di chuyển thuận tiện hơn", chị Cẩm Lan nói.

Theo Zingnews

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ái nữ của ‘tiếp viên giàu có bậc nhất Singapore’: Là thành viên trong hội con nhà siêu giàu châu Á, hàng hiệu nhiều không có chỗ để trưng

Ái nữ của ‘tiếp viên giàu có bậc nhất Singapore’: Là thành viên trong hội con nhà siêu giàu châu Á, hàng hiệu nhiều không có chỗ để trưng

Bốn phương - 5 phút trước

Chẳng những xinh đẹp và giàu có, con gái của người phụ nữ sở hữu nhiều túi Hermes nhất thế giới còn đam mê lĩnh vực kinh doanh.

400 nhân viên sau một đêm bỗng trở thành triệu phú đô la chỉ vì một quyết định của founder 46 tuổi: Chuyện gì đây?

400 nhân viên sau một đêm bỗng trở thành triệu phú đô la chỉ vì một quyết định của founder 46 tuổi: Chuyện gì đây?

Bốn phương - 2 giờ trước

Bán công ty khởi nghiệp phần mềm AppDynamics với giá hàng tỷ USD là quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp của Jyoti Bansal. Nhưng ông đã làm điều đó khi nghĩ đến nhân viên của mình.

Không phải Công chúa Charlotte, đây mới là người chị có thể “trị” được Hoàng tử siêu quậy Louis trong các sự kiện hoàng gia

Không phải Công chúa Charlotte, đây mới là người chị có thể “trị” được Hoàng tử siêu quậy Louis trong các sự kiện hoàng gia

Bốn phương - 5 giờ trước

Hoàng tử Louis, con trai út của vợ chồng Thân vương William và Vương phi Kate, nổi tiếng là một cậu bé hiếu động và nghịch ngợm. Tuy nhiên, cậu bé luôn có một người chị họ hoàng gia thấu hiểu và "trị" được tính cách này.

Bắt nhân viên mua đồ ăn và sa thải khi bị đòi tiền, sếp gặp kết đắng

Bắt nhân viên mua đồ ăn và sa thải khi bị đòi tiền, sếp gặp kết đắng

Tiêu điểm - 7 giờ trước

Bắt nhân viên mới mua đồ ăn cho mình ngày 3 bữa với yêu cầu khắt khe rồi sa thải cô này khi được đề nghị ứng tiền, sếp nữ họ Lưu không ngờ mình phải trả giá đắt.

Bill Gates bị loại khỏi top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới: Tiền của ông đã đi đâu?

Bill Gates bị loại khỏi top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới: Tiền của ông đã đi đâu?

Bốn phương - 17 giờ trước

Từng là nhân vật chủ chốt trong bảng xếp hạng các tỷ phú giàu nhất thế giới, song Bill Gates vừa bị loại khỏi top 10.

Bé trai qua đời vì quay lại cứu bạn trong vụ cháy xe dã ngoại thảm khốc, người bố xót xa "Chờ bố mẹ đón con về nhé"

Bé trai qua đời vì quay lại cứu bạn trong vụ cháy xe dã ngoại thảm khốc, người bố xót xa "Chờ bố mẹ đón con về nhé"

Bốn phương - 18 giờ trước

Lời chia sẻ của từ bố bé trai Nong Face - một trong những nạn nhân của vụ cháy xe chở học sinh đi dã ngoại tại Thái Lan ngày 01/10 - đã khiến nhiều người xót xa.

Giao iphone tới cho khách hàng, nam shipper mất mạng oan uổng: Tình tiết vụ việc gây ám ảnh!

Giao iphone tới cho khách hàng, nam shipper mất mạng oan uổng: Tình tiết vụ việc gây ám ảnh!

Bốn phương - 19 giờ trước

Trong ngày làm việc cuối cùng, nam shipper hoàn toàn không biết chuyện đáng sợ sắp xảy tới với mình.

Người phụ nữ gửi tiết kiệm hơn 45 tỷ đồng, sau 4 năm số dư chỉ còn 0 đồng: Cảnh sát vào cuộc điều tra, tóm gọn kẻ gian sau 15 ngày

Người phụ nữ gửi tiết kiệm hơn 45 tỷ đồng, sau 4 năm số dư chỉ còn 0 đồng: Cảnh sát vào cuộc điều tra, tóm gọn kẻ gian sau 15 ngày

Bốn phương - 20 giờ trước

Gửi tiền ở ngân hàng, người phụ nữ Trung Quốc phải nhờ cảnh sát địa phương vào cuộc để tìm lại 13,1 triệu NDT đã biến mất.

Sau 7 tháng giảm cân, người đàn ông thay đổi bất ngờ khiến con gái nhận không ra, cư dân mạng nhìn mà 'nhức nhức cái đầu'

Sau 7 tháng giảm cân, người đàn ông thay đổi bất ngờ khiến con gái nhận không ra, cư dân mạng nhìn mà 'nhức nhức cái đầu'

Bốn phương - 21 giờ trước

Vốn có khuôn mặt tròn vành vạnh với cân nặng 105kg, không ai có thể ngờ người đàn ông lại thay đổi thành như thế này.

Con rơi xuống cống, cha ở trên không cho mọi người xuống cứu: Dư luận chất vấn "có thật sự là bố không?"

Con rơi xuống cống, cha ở trên không cho mọi người xuống cứu: Dư luận chất vấn "có thật sự là bố không?"

Tiêu điểm - 21 giờ trước

Chính quyền địa phương cũng lên tiếng cảnh báo không nên làm theo cách xử trí của người đàn ông này.

Top