Cuộc sống ở làng chài "nhiều không" nhất nước!
GiadinhNet - Không hộ khẩu, không chứng minh thư, không biết chữ, thậm chí khi mất không biết chôn ở đâu... những ngư dân từ các vùng đất Thái Bình, Nam Định, Hải Dương đã đến và dừng chân tại bến sông Lạch Tray, đoạn qua phường Ngọc Sơn (Kiến An, Hải Phòng) làm nơi trú ngụ. Làng chài này từng được coi là "nhiều không nhất nước".
20 tuổi đi học vỡ lòng
Theo chân lãnh đạo phường Ngọc Sơn (quận Kiến An), chúng tôi đã tìm tới làng chài Ngọc Sơn. Ngay triền đê, một vài căn nhà dựng bằng tôn nằm sát nhau được sử dụng làm nơi trú ngụ của khoảng hơn 20 hộ gia đình ngư dân. Dưới mép sông, vài chiếc thuyền gỗ cũ kỹ neo đậu được tận dụng làm bếp và nhà kho. Vào đầu tuần nên hầu hết làng chài đều đi làm ăn. Tìm mãi mới có vài cụ già và phụ nữ mang thai đang ở nhà lo dọn dẹp, cơm nước, chăm sóc gia đình. Dẫn chúng tôi đi vào bên trong dãy nhà tôn, ông Bùi Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Ngọc Sơn (Kiến An) kể: Hơn 30 năm trước, một vài dân chài rời quê từ các vùng Nam Sách, Ninh Giang (Hải Dương) mang theo cả gia đình tới bến sông này làm nơi trú ngụ. Không giấy tờ tùy thân, không biết mặt chữ… họ chỉ biết mỗi việc đánh bắt cá và mang lên khúc sông này bán lại cho người dân trong vùng. Sau này, bạn chài rủ nhau cùng ở lại khúc sông để làm ăn, sinh sống. Vì lẽ đó, số dân ngày một tăng dần. Đến nay, xóm chài Ngọc Sơn có 24 hộ dân, 83 nhân khẩu, với 42 người trong độ tuổi lao động, 6 cụ già trên 70 tuổi, còn lại là trẻ em trong độ tuổi đi học.
Gặp chúng tôi, Trưởng xóm chài Bùi Văn Thọ kể: “Trước đây, các ngư dân không lên bờ, sống hoàn toàn trên thuyền. Nay, tàu thuyền về đó neo đậu, làm ăn sinh sống nhiều nên cá, tôm cạn kiệt, người dân men theo sông, mở rộng vùng ra đánh bắt ở các vùng Bến Bính, Cầu Rào 2 (Hải Phòng). Như nhà tôi, hôm bán được nhiều tôm cá nhất cũng chỉ hơn 100.000 đồng”.
Anh Thọ còn bảo rằng: “Mê mải chài lưới, cả làng chài này chỉ có một vài người lớn biết chữ, nhưng đều không có giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu “ngư dân” thì chỉ vài nhà có. Ngày trước, trẻ em không được đi học vì… nhà nghèo nên cha mẹ đi đâu, chúng theo đi đó. Từ năm 2005, trẻ em được chính quyền địa phương cấp giấy khai sinh, các tổ chức từ thiện giúp đỡ, nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho đi học không thu tiền, nhưng lũ trẻ cũng chỉ học được hết cấp 1, cấp 2, hầu hết lại bỏ học. Mọi người đều thuộc dạng ngụ cư, làm nhà tạm trên bãi bồi triền đê... ”.
Chị Minh Trang, 20 tuổi tâm sự: “Em sinh ra và lớn lên ở làng chài này. Do cuộc sống ngư chài lênh đênh sóng nước nên cả gia đình không ai biết chữ. Mới đây, khi làng chài có nhóm sinh viên tình nguyện tới dạy chữ, em đã đến học cùng nhóm trẻ. Rồi, lúc lấy chồng là người trên bờ, em và chồng vẫn xuống thuyền làm nghề đánh cá và trú ngụ ở khúc sông này cùng làng chài”.
Có nhà nhưng lại... ngụ cư!
Hay tin có một làng chài mà ở đó hầu hết người dân không biết chữ và sống cuộc sống khó khăn, tháng 9/2014, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động, mang lại ý nghĩa thiết thực cho làng chài, đặc biệt là trẻ em nơi đây. Theo đó, Tổ chức này đã vận động quyên góp, tài trợ và trao cho làng chài số tiền lên tới 500 triệu đồng thông qua các hoạt động như tài trợ tủ thuốc, tủ sách…
Bà Hoàng Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Sơn cho biết: “Chính quyền cùng với tổ chức và nhà trường đã vận động các em đi học. Miễn, giảm học phí, cấp phát sách vở cho các em. Các em trong độ tuổi mẫu giáo chỉ thu tiền ăn. Trường hợp có những em đang theo học, lại chán học, muốn bỏ học, nhà trường điện thoại báo với phường. Phường lại tới vận động gia đình cho con em họ đi học. Dù không phải công dân chính thức của phường, nhưng chúng tôi luôn quan tâm bà con ngư dân, mỗi khi có hoạt động thăm hỏi, tặng quà gì, chúng tôi đều nhớ tới làng chài…”.
Hiện tại, hoạt động xóa mù chữ cho trẻ em được đặt lên hàng đầu, các nhóm sinh viên tình nguyện đến dạy học cho con em làng chài mỗi buổi tối. Em Lưu Thị Ngân , một tình nguyện viên của nhóm sinh viên chia sẻ: "Hiện nay, các dự án của tổ chức thực hiện tại làng chài đã dừng lại, nhưng sinh viên chúng em vẫn tiếp tục hình thành các nhóm tình nguyện đến dạy học cho các em".
Cụ Đào Thị Phương, 85 tuổi, quê Nam Sách, Hải Dương - người đầu tiên đến khúc sông Lạch Tray này trú ngụ kể: “Chưa khi nào dân chài chúng tôi nghĩ rằng có được cuộc sống như hôm nay. Ngày đầu tới đây, chỉ có hai gia đình mà chẳng ai biết chữ cả. Đến khi bọn trẻ lớn, cùng hoàn cảnh nên chúng nó lấy nhau. Đời chài thì lại lấy chài thôi. May mắn, giờ có chính quyền giúp nên con cái chúng nó đã được biết chữ. Vậy là có cái tương lai rồi”.
Còn anh Bùi Văn Thọ thì bảo rằng, cả làng ai cũng mong muốn có được căn nhà nhỏ để các cháu yên tâm học tập, làm ăn… Nhà anh năm ngoái dựng xong căn nhà tôn, đến bây giờ vẫn còn nợ 30 triệu đồng, nhưng mà cứ có nhà tạm là vui rồi. Bây giờ, chính quyền địa phương cùng với các tổ chức từ thiện đã kéo đường ống nước về cho bà con. Xóm chài đã có điện do các tổ chức từ thiện hỗ trợ gần 50 triệu đồng để kéo đường dây điện. Tuy nhiên không có hộ khẩu, lại ở ngoài đê nên giá điện mà người dân đang dùng là giá điện của những hộ dân xung quanh bán cho”.
Bà Hoàng Thị Ngọc Lan khẳng định: “Về lý, chính quyền không cho dựng nhà trên đất hành lang đê điều. Đó chỉ là xóm ngụ cư, không thuộc công dân của phường. Nhưng thấy cuộc sống của họ khổ quá, người lớn không biết chữ, trẻ con nguy cơ thất học, người ta cũng khát khao mong muốn được hòa nhập với cộng đồng để con em họ biết chữ nên chính quyền địa phương chấp nhận cho họ dựng nhà tạm trên đê, mỗi căn không quá 24m2”.
"Hầu hết, người lớn ở đây đều không có bất cứ giấy tờ tùy thân như: CMTND, giấy khai sinh… Muốn cấp những giấy tờ trên, phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng sinh, mà muốn có sổ hộ khẩu, phải có “sổ đỏ” (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nên hiện tại, phường chỉ cấp cho các cháu mới đẻ (vì có giấy chứng sinh) để các cháu còn đi học. Và hiện tại dân chài đang lấn chiếm đất hành lang đê điều, không thể cấp”bìa đỏ” được nên hầu hết các cháu không có hộ khẩu".
Ông Bùi Văn Chương, Chủ tịch phường Ngọc Sơn
M.Lý - V.Lan/Báo Gia đình & Xã hội

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Cháy nhà lúc rạng sáng ở TPHCM, 3 người tử vong
Thời sự - 1 giờ trướcĐám cháy bùng phát tại căn nhà ở quận 8, TPHCM vào lúc rạng sáng khiến 3 người tử vong, 5 người thoát nạn.

Miền Bắc nắng liên tục rồi lại sắp đón đợt không khí lạnh mới
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, Bắc Bộ chủ yếu rét về đêm và sáng, ban ngày trời nắng ấm, mức nhiệt tăng dần. Khoảng ngày 5-6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ.

Tin sáng 2/4: Dùng tài khoản ngân hàng cần lưu ý hành vi này, có thể bị phạt đến 100 triệu đồng; Sau sắp xếp bộ máy, lịch chi trả lương hưu tháng 4 thay đổi thế nào?
Xã hội - 2 giờ trướcGĐXH - Hành vi sử dụng sai tài khoản ngân hàng có thể khiến chủ tài khoản ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý, thậm chí bị xử lý hình sự.

TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 2 giờ trướcCác trường THPT tại TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Hai xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh
Xã hội - 15 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ra biển đánh bắt hải sản người dân Hà Tĩnh phát hiện 2 xác cá voi nặng khoảng 100kg, dài cỡ 1,2m dạt vào bờ biển.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền
Pháp luật - 16 giờ trướcGĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên đường giữa đêm
Xã hội - 16 giờ trướcGĐXH - Trong đêm người dân phát hiện bé gái sơ sinh bị bỏ lại bên vệ đường. Chính quyền địa phương thông báo tìm thân nhân cho cháu bé.

Danh mục 17 phương thức xét tuyển đại học năm 2025
Giáo dục - 16 giờ trướcGĐXH - Theo Bộ GD&ĐT, dự kiến có 17 phương thức xét tuyển đại học trong năm 2025.

Xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin bị triệt phá: Lộ diện chủ cho thuê đất
Pháp luật - 17 giờ trướcThông qua những 'cò đất', nhóm tội phạm đã thuê hàng nghìn m2 đất rừng sản xuất gần nghĩa trang ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) với giá 100 triệu/năm để lập xưởng sản xuất 1,4 tấn ma túy ketamin quy mô cực lớn vừa bị công an triệt phá.

Vợ ngất lịm, tử vong khi đưa tang chồng
Xã hộiGĐXH - Trong lúc đưa tang chồng, bà N. khóc lớn rồi ngất lịm, tử vong sau đó.