Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cướp lộc ở lễ hội Khai ấn Đền Trần: Văn hóa tâm linh hay cuồng tín?

Thứ sáu, 10:00 06/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Cứ mỗi dịp đến hội Khai ấn đền Trần ở Nam Định, hàng vạn người khắp nơi lại đổ về trẩy hội. Sau giờ khai ấn, nhiều người đổ xô vào đền để cướp hoa, quả, cành lộc, thậm chí là rút cả thanh kiếm trên bàn thờ xuống để quệt tiền lấy may… biến một lễ hội văn hóa tâm linh trở nên mất văn hóa.

 

Sau khi “giật” được lọ hoa, người đàn ông cho biết: Tôi đã cầu khấn để xin thánh thần trước khi lấy về”. 	Ảnh: PB
Sau khi “giật” được lọ hoa, người đàn ông cho biết: "Tôi đã cầu khấn để xin thánh thần trước khi lấy về”. Ảnh: PB

 

Tranh giành cướp lộc vì nghĩ được may mắn

Theo tục lệ xưa, vua Trần ban ấn cho quan quân để mọi nhà hưởng lộc tích phúc, lao động hăng say, tưởng nhớ công ơn tổ tiên trong ngày làm việc đầu năm.Tục lệ Khai ấn cũng đã được nhân dân ta kế thừa, phát huy từ ngàn đời nay, trở thành một lễ hội đặc sắc tưởng nhớ công đức của các vị tiền nhân rạng danh đất nước và động viên mọi người làm tốt công việc của mình trong năm mới.

Anh Hoàng Anh Tuấn (ở Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, đã 3 năm nay, năm nào anh và gia đình cũng đến đây với mục đích cầu phúc, cầu tài, cầu bình an cho gia đình. “Cũng có nghe nhiều người nói đến chuyện đi đền Trần để xin ấn cầu công danh nhưng mình không quan tâm lắm, chủ yếu đi chỉ để cầu phúc cho gia đình và bản thân mình thôi”, anh Tuấn nói.

Còn anh Đỗ Văn Doanh ở Trường Ninh (Nam Định) cũng chia sẻ, đây là năm thứ 8 anh đi đền Trần. Tuy nhiên, anh đến đây là để tham dự lễ hội nhằm tưởng nhớ đến 14 vị vua nhà Trần. Anh Doanh cũng cho rằng, mình làm nghề tự do nên không đến với mục đích cầu công danh mà chỉ mong gia đình, bản thân được bình an và mạnh khỏe.

Tuy nhiên, trái với những suy nghĩ tích cực như anh Tuấn hay anh Doanh, rất nhiều người đến dự lễ Khai ấn và xin ấn đền Trần lại vì ý nghĩa sẽ được thăng quan tiến chức. Chính với suy nghĩ như vậy, mà trong nhiều năm qua, lễ Khai ấn ở đền Trần đã biến một lễ hội văn hóa tâm linh thành những hình ảnh phản cảm, gây bức xúc cho xã hội.

Trong đêm 14, rạng sáng 15 âm lịch (tức tối mùng 4/3, rạng sáng 5/3) vừa qua, sau lễ Khai ấn, hàng nghìn người đã ùa vào khu vực đền Thiên Trường để cướp giật hoa quả, cành lộc trên bàn thờ, thậm chí, nhiều người đã không ngần ngại rút cả thanh kiếm trên điện thờ chính xuống, lấy tiền lẻ quệt vào… với mong muốn lấy may, phát lộc, phát tài. Những hình ảnh đó đã đi ngược lại với thuần phong, mỹ tục trong các lễ hội văn hóa, tâm linh của dân tộc.

Chứng kiến những cành hoa lễ đặt trên bàn thờ nhanh chóng bị tranh cướp, tiếng đồ thờ cúng rơi đổ loảng xoảng vang lên, lực lượng an ninh và bảo vệ cũng đành bất lực. Nhìn người trong ban tổ chức đứng canh ở hai bên đặt hoa lễ vì quá bức xúc phải quát to mọi người không được tranh giành, cướp giật đồ thờ, cúng... khiến cho một lễ hội văn hóa trở nên biến tướng, mê muội.

Cướp ấn, lộc không mang lại may mắn

Lý giải về hiện tượng này, bà Cao Thị Tính, Phó Chủ tịch UBND TP Nam Định, Trưởng Ban tổ chức lễ Khai ấn đền Trần 2015 cho rằng: “Rút kinh nghiệm sự cố từ những lần trước, năm nay, nhà đền cũng hạn chế bày hoa, quả lên bàn thờ để tránh những hiện tượng phản cảm như vậy. Tuy nhiên, tâm lý người Việt Nam ta thường có quan niệm đi đền, chùa là phải có lộc mang về thì mới gọi là may nên người ta mới thi nhau lấy lộc theo kiểu đó. Ban tổ chức cũng có lường trước những sự việc này nên đã cố gắng tuyên truyền cho người dân hiểu, rồi bố trí lực lượng công an, cảnh sát để kiểm tra nhưng do ý thức của người dân thấp nên sự việc không hay đó vẫn xảy ra”.

Ở góc độ văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn) cho biết, có những thứ cổ lễ có cướp thì hành động như là tập tục, còn những cái trước đây quy định không cướp mà nay lại cướp là biến tấu sai lầm. Trong nhận thức, người ta nghĩ cướp vật thiêng sẽ có nhiều lộc, mang lại quyền lợi nên họ lao vào mong cướp cho bằng được vật thiêng. Truyền thống xưa không bao giờ xảy ra tranh cướp lộc, ấn, càng không đến độ đánh nhau. Điều này xuất phát từ nguyên nhân ngoài xã hội họ tìm cách cướp nhau thì đối với thần thánh họ cũng cướp và người dân biến mình thành kẻ cướp.

Vụ lợi khiến người ta cái gì cũng tranh cướp, đi đường cũng tranh cướp, cái gì trong cuộc sống cũng tranh nhau bất chấp tính mạng của đồng loại. Thực tế sẽ chẳng có may mắn, hạnh phúc nào đến với người có hành vi cướp giật. Nhưng do sự mê tín thái quá, một bộ phận người dân đã không còn kiềm chế xúc cảm cá nhân, đã không còn giữ lễ tục trong ứng xử công cộng như xưa nữa.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ cũng cho rằng, người đi hội mà nghĩ phải giành được vật thiêng là không thể được. Song nhiều người không nhận ra lại nguỵ biện cho là “bảo lưu truyền thống”. Hành động cướp ấn, lộc cầu may đến bạo lực đánh lộn phản ánh sự đảo ngược về mặt đạo đức. Các thánh liệu có hài lòng không khi thấy con cháu mình chỉ lo tranh cướp cái lợi riêng tư mà quên quyền lợi quốc gia.

Đồng quan điểm, nhà nghiên cứu văn hóa GS Trần Lâm Biền cho rằng, việc cướp ấn, lộc sẽ không mang lại may mắn cho gia đình. Ý nghĩa thiêng liêng của các lễ hội đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác. Những hành vi như vậy đều xuất phát từ sự mù quáng tâm linh, tâm lý đám đông và tình trạng kém hiểu biết về phong tục tập quán lại thêm cái tâm lý vụ lợi của một bộ phận không nhỏ của người dân làm lễ hội méo mó. Tham gia lễ hội mà không hiểu được tính thiêng, ý nghĩa nhân văn cao cả, nhân đạo của lễ hội, lấy ý thức cá nhân tranh giành quyền lợi với cộng đồng là có tội với tổ tiên.

Theo các chuyên gia văn hóa, nhà quản lý lễ hội cũng nên tránh tình trạng tổ chức lễ hội theo kiểu cố câu khách kiếm tiền, như vậy sẽ không thể tránh được tiêu cực. “Thiết chế văn hóa tham – sân – si sẽ biến người dân thành tham -sân -si. Tình trạng tổ chức lễ hội theo kiểu cướp cầu may dễ dẫn đến những tiêu cực, thành phong trào “cướp” lộc. Biến tướng này sẽ làm hỏng hình ảnh Việt trong con mắt bạn bè thế giới, xã hội văn minh”, ông Nguyễn Hùng Vỹ nhấn mạnh.

Lê Nhung - Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Miền Trung hứng chịu những trận mưa như trút nước, nơi nào là tâm điểm mưa lớn?

Miền Trung hứng chịu những trận mưa như trút nước, nơi nào là tâm điểm mưa lớn?

Thời sự - 40 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão di chuyển vào đất liền Trung Bộ. Dự báo nhiều nơi sẽ có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa có nơi vượt 700mm.

Ngày Quốc khánh 2/9 năm 2025 được nghỉ mấy ngày?

Ngày Quốc khánh 2/9 năm 2025 được nghỉ mấy ngày?

Thời sự - 41 phút trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đề xuất phương án nghỉ lễ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025. Công chức, viên chức và người lao động được nghỉ mấy ngày?

Tin sáng 19/9: Tin mới nhất về áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão tiến vào miền Trung; Bắc Giang xuất hiện vết nứt dài trên đồi, phải di dời 30 hộ dân

Tin sáng 19/9: Tin mới nhất về áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão tiến vào miền Trung; Bắc Giang xuất hiện vết nứt dài trên đồi, phải di dời 30 hộ dân

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam; Vết nứt có nguy cơ sạt lở, đe dọa đến đời sống của 30 hộ dân với 170 nhân khẩu ở Bắc Giang.

Ấm lòng quán phở từ thiện ngay giữa lòng Hà Nội

Ấm lòng quán phở từ thiện ngay giữa lòng Hà Nội

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khi ghé thăm phố Bảo Khánh (Hà Nội), nhiều du khách sẽ được nghe câu chuyện thú vị về phở. Đặc biệt, sẽ có nhiều người bất ngờ với tấm biển có đề chữ "Phở treo", một hình thức từ thiện bằng việc để lại một phần ăn cho những hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng.

Đề nghị miễn học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ

Đề nghị miễn học phí cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ

Giáo dục - 1 giờ trước

Để chia sẻ khó khăn với người dân sau bão Yagi, Bộ GD&ĐT đề nghị không thu học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông.

Hình ảnh cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên tàu hàng chìm ở Quảng Nam

Hình ảnh cảnh sát biển cứu 8 thuyền viên tàu hàng chìm ở Quảng Nam

Đời sống - 1 giờ trước

Các cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã kịp thời tiếp cận, cứu 8 thuyền viên chìm tàu trên biển Quảng Nam do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới.

Vụ cháu bé bị bạo hành ở Bình Thuận: Chủ nhóm trẻ xin lỗi, mong được tha thứ

Vụ cháu bé bị bạo hành ở Bình Thuận: Chủ nhóm trẻ xin lỗi, mong được tha thứ

Pháp luật - 10 giờ trước

(NLĐO) - Chủ nhóm trẻ tư thục tại Bình Thuận, nơi xảy ra vụ 1 cháu bé bị bạo hành, cho biết bà "rất day dứt"

Sập hầm chui cao tốc: 1 người tử vong, công an vào cuộc

Sập hầm chui cao tốc: 1 người tử vong, công an vào cuộc

Xã hội - 11 giờ trước

Vụ sập hầm chui đang xây trên cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang thuộc địa phận xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) khiến 1 người tử vong, cơ quan Công an đã vào cuộc xác minh.

Bất ngờ chiếc phong bì ghi 20 triệu đồng gửi đồng bào bão lũ

Bất ngờ chiếc phong bì ghi 20 triệu đồng gửi đồng bào bão lũ

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Nhặt được chiếc phong bì dán kín và có ghi số tiền 20 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị bão lũ, người nhặt liền mang đến cơ quan công an.

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn

Xã hội - 12 giờ trước

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng 430km, dự báo trong 12 giờ tới, khả năng mạnh lên thành bão. Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo việc xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào các tỉnh miền Trung.

Top