Đà Nẵng tích cực phân phối thuốc uống tránh thai qua kênh xã hội hoá
GiadinhNet – Theo Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Đà Nẵng, hiện nay, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, đa số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn thành phố đã chấp nhận thực hiện biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn.
Từ năm 2015, Đà Nẵng triển khai Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020" (gọi tắt là Đề án 818).
Thời gian đầu khi đưa vào triển khai, Đề án cũng gặp một số khó khăn nhất định. Theo đó, trên địa bàn thành phố, nhiều người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào trợ cấp của Nhà nước. Vì vậy, việc thay đổi nhận thức từ được cấp phát phương tiện tránh thai miễn phí sang mua bán không dễ dàng.
Chị Trần Thị Yến Vy, cán bộ chuyên trách dân số xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang cho biết, tuyên truyền, vận động sử dụng các biện pháp tránh thai từ "bao cấp, miễn phí" sang "mua, bán" không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi lẽ, những người còn khó khăn thì vẫn trông chờ, ỷ lại, mặt khác, những người có điều kiện vì nhiều lý do, họ tìm đến các hiệu thuốc tây hoặc kênh khác để mua, thay vì mua ở các cộng tác viên dân số.
Do đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách và các cộng tác viên dân số đã phải nỗ lực rất nhiều, thực hiện theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" kiên trì tuyên truyền, tư vấn sử dụng các phương tiện tránh thai phù hợp với từng đối tượng.

Cán bộ Chi cục DS-KHHGĐ Đà Nẵng tư vấn cho người dân sử dụng các biện pháp tránh thai. Ảnh: Thiên Duyên
Xuất phát từ khó khăn trên, thời gian qua, Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Đà Nẵng đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, vận động các đối tượng và sớm tìm được giải pháp khắc phục để nâng tỷ lệ người thực hiện các phương tiện tránh thai và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
Bên cạnh đó, Chi cục DS-KHHGĐ thành phố đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng truyền thông, bán hàng cho đội ngũ cán bộ công tác viên trực tiếp tham gia cung cấp, phân phối về các phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khoẻ sinh sản của các quận, huyện; tổ chức các buổi truyền thông, giới thiệu sản phẩm nhằm nâng cao kỹ năng cung ứng tiếp thị xã hội và xã hội hóa phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ và các hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Hằng năm, Trung tâm Tư vấn và Cung ứng Dịch vụ DS-KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ thành phố nhận sản phẩm xã hội hóa phương tiện tránh thai và hàng hóa tiếp thị xã hội từ Ban quản lý Đề án 818, sau đó triển khai và phân phối theo cơ chế xã hội hóa cho 7 Trung tâm Y tế quận, huyện.
Trong số các sản phẩm phương tiện tránh thai đang phân phối qua kênh xã hội hoá tại Đà Nẵng, thuốc uống tránh thai là một trong những mặt hàng tiêu thụ khá mạnh. Cụ thể, theo Chi cục DS-KHHGĐ Đà Nẵng, hiện tại, thuốc uống tránh thai tại thành phố được cung ứng qua 3 kênh, gồm: miễn phí; tiếp thị xã hội, xã hội hóa (Nhà nước trợ giá) và thị trường. Trong đó, Trung tâm Tư vấn và Cung ứng Dịch vụ DS-KHHGĐ (thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ thành phố) là đơn vị cung ứng biện pháp tránh thai bằng kênh tiếp thị xã hội - xã hội hóa. Những năm gần đây, tỷ lệ được cung ứng theo kênh này ngày càng tăng cao.
Theo báo cáo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ thành phố, năm 2016, tỷ lệ viên uống tránh thai cung ứng theo kênh tiếp thị xã hội - xã hội hóa chỉ chiếm 4,1%, nhưng đến năm 2020, tỷ lệ này là 12,5% và năm 2021 là 15,2%.
Hiện nay, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 73%. Đa số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã chấp nhận thực hiện biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố đã đạt và vượt các chỉ tiêu về phổ biến, cung ứng dịch vụ, phương tiện tránh thai xã hội hoá đề ra.
Theo bà Phùng Thị Hương Hạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ thành phố Đà Nẵng, trong giai đoạn tới, Đà Nẵng tiếp tục chú trọng triển khai Đề án 818, đặc biệt là đẩy mạnh tiếp thị xã hội - xã hội hóa thuốc uống tránh thai hằng ngày. Theo đó, tích cực tổ chức tập huấn cho lực lượng cộng tác viên cơ sở; triển khai sinh hoạt chuyên đề hướng dẫn cho người dân tại các địa phương...
Đồng thời, xây dựng kế hoạch phối hợp công đoàn khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng tổ chức tư vấn cho công nhân tiếp cận kênh xã hội hoá. Qua đó, góp phần từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc uống tránh thai, bảo đảm công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.